3.1 Đối với các sinh vật dưới nước
Nếu như nguồn nước bị nhiễm lưu huỳnh công nghiệp có thể gây nguy hiểm cho các sinh vật và vi sinh vật. Điển hình như cá, tôm, cua, ngao, sò,.. Khiến chúng bị ngộ độc và chết.
Đặc biệt nguy hiểm hơn nếu như con người ăn phải các loại sinh vật sống dưới nước bị nhiễm lưu huỳnh cũng có nguy cơ bị nhiễm độc gián tiếp rất cao.
3.2 Ảnh hưởng tới sức khỏe
Mặc dù điôxít lưu huỳnh là chất khá an toàn để sử dụng như là phụ gia thực phẩm với một lượng nhỏ. Tuy nhiên, khi ở nồng độ cao nó phản ứng với hơi ẩm để tạo ra axít sulfurơ, chất này vô cùng nguy hiểm gây tổn thương cho phổi, mắt hay các cơ quan khác.
Sulfua hiđrô là rất độc (nó độc hơn nhiều so với xyanua). Mặc dù ban đầu nó có mùi, nhưng nó lại nhanh chóng làm mất cảm giác mùi. Vì vậy, các nạn nhân có thể không biết được sự hiện diện của nó cho đến khi đã quá muộn.
3.3 Gây ô nhiễm môi trường
Hydrogen sulfide (H2S) là một loại khí được hình thành do sự phân hủy các chất hữu cơ như thực vật. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước, chất này thường được tìm thấy ở trong nước giếng khoan. Thêm nữa, trong nguồn nước thường xuất hiện hình thức khác của lưu huỳnh là sulfua và bisulfide.
Nước cấp nếu như chứa hàm lượng H2S thấp khoảng 1,0 PPM sẽ có đặc tính ăn mòn, làm xỉn màu các đồ dùng bằng bạc hay đồng, khiến cho các quần áo và đồ gốm có vết đen.
Đây còn là một loại khí độc thường được tìm thấy trong nhiều môi trường làm việc, và thậm chí ở nồng độ thấp nó cũng độc.
Ngoài ra, khi đốt lưu huỳnh ở nhiệt độ cao sẽ gây ô nhiễm môi trường khí, ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường như biến đổi khí hậu, mưa axit, hiệu ứng nhà kính…
Những ảnh hưởng tiêu cực của lưu huỳnh