HĐXX cũng đã làm việc với ông An và đồng ý cho ông An khắc phục thiệt hại thay cho các bị cáo trong vụ án.
Theo HĐXX, việc công nhận thoả thuận của các bên là một quan hệ dân sự nằm ngoài phạm vi của vụ án. Việc giải tỏa kê biên giao đất cho ông An cũng năm ngoài thẩm quyền của tòa. HĐXX khuyến khích những ai khắc phục toàn bộ thiệt hại cho bị hại và tòa sẽ ghi nhận vì có thể giải quyết hậu quả của vụ án một cách nhanh hơn, thay vì phát mãi, đấu giá mất nhiều thời gian.
Đáng lưu ý, HĐXX cũng cho biết ông An có văn bản gửi Tòa án nêu sẽ nộp trước 150 tỷ đồng. HĐXX đề nghị bị cáo Nguyễn Thái Luyện bàn bạc với luật sư và vợ để sớm liên hệ với ông An chốt lại về việc khắc phục thiệt hại vụ án.
HĐXX cho biết, do khối lượng hồ sơ vụ án đặc biệt lớn, để có thời gian trích lục một số tài liệu nên phiên xử tạm nghỉ. Ngày 11/5, phiên tòa làm việc trở lại.
Phiên tòa phúc thẩm được mở vì sau bản án sơ thẩm của TAND TPHCM tuyên vào tháng 12/2022, có 15/23 bị cáo kháng cáo. Ngoài ra có 95 người bị hại và 2 người liên quan có kháng cáo. Bị cáo Nguyễn Thái Luyện kháng cáo cho rằng bị cáo bị án sơ thẩm tuyên tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” là không đúng. Bị cáo Luyện nêu trong đơn kháng cáo rằng, trước thời điểm xét xử sơ thẩm, Công ty Alibaba vẫn có đất trả cho người mua. Luyện và công ty không gian dối thông tin cung cấp cho khách hàng…
Bị cáo Võ Thị Thanh Mai (vợ của bị cáo Luyện), kháng cáo kêu oan cả 2 tội danh mà cấp sơ thẩm đã tuyên đối với bị cáo Mai.
Bản án sơ thẩm của TAND TPHCM tuyên vào tháng 12/2022, đã phạt tù 23 bị cáo thuộc Công ty Alibaba về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Rửa tiền”. Trong 20 bị cáo thuộc nhóm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” thì Nguyễn Thái Luyện được xác định cầm đầu, bị tuyên án tù chung thân; Nguyễn Thái Lĩnh (SN 1989, Giám đốc Công ty Alibaba, em trai Luyện) 17 năm tù; 18 bị cáo cùng tội danh với Luyện có mức án từ 10-19 năm tù…
Bị cáo Võ Thị Thanh Mai 20 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và 12 năm tù về tội “Rửa tiền”, tổng hợp mức án là 30 năm tù.
Án sơ thẩm cũng tuyên vợ chồng bị cáo Luyện, Mai bồi thường hơn 2.445 tỷ đồng cho 4.548 bị hại; Tiếp tục kê biên các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tiền mặt và tài sản khác để đảm bảo việc thi hành án.
Người đề nghị thay cựu Chủ tịch Công ty Alibaba khắc phục hậu quả 2.500 tỷ đồng là ai?
Nguyễn Thái Luyện – chủ mưu trong vụ án lừa đảo, rửa tiền xảy ra tại Công ty CP địa ốc Alibaba đã thừa nhận có tội và xin giảm nhẹ hình phạt cho mình và các bị cáo trong vụ án…
Ngày 9/5, TAND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh tiếp tục xét xử phúc thẩm vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “rửa tiền” xảy ra tại Công ty cổ phần địa ốc Alibaba (Công ty Alibaba).
Tại phiên tòa hôm nay, Nguyễn Thái Luyện vẫn cho rằng bản thân không có ý định lừa đảo khách hàng. Trước khi giao kết hợp đồng, bị cáo đều đã giải thích tình trạng các khu đất với từng khách hàng.
HĐXX cho rằng toàn bộ số tiền thu được từ các giao dịch của Công ty Alibaba đều được chuyển về cho bị cáo Luyện sử dụng. Có nghĩa bị cáo Luyện có hành vi phạm tội.
“Tôi thừa nhận hành vi phạm tội và mong tòa ghi nhận thiện chí khắc phục thiệt hại để xem xét giảm nhẹ hình phạt cho mình, sớm kết thúc vụ án”, bị cáo Luyện nói tại tòa.
Theo HĐXX, quá trình giải quyết vụ án này có người tên Lê Viết An, là bạn làm ăn chung với Luyện, đề nghị thay vợ chồng bị cáo Luyện khắc phục hậu quả với số tiền thiệt hại là 2.500 tỷ đồng để đổi lại quyền sở hữu bất động sản của bị cáo Luyện chưa bị kê biên. Tuy nhiên, HĐXX cho rằng đây chỉ có thể là tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo Luyện nhưng không liên quan đến vụ án.
Ngoài ra ông Lê Viết An cũng đề nghị nộp thay cho bị cáo Võ Thị Thanh Mai (vợ Luyện) 12 tỷ đồng để khắc phục hậu quả về tội “Rửa tiền”. Bị cáo Luyện cũng đã có văn bản đồng ý với các nội dung trên.
Tuy nhiên, theo HĐXX: “Đây là quan hệ dân sự, nằm ngoài phạm vi xét xử của vụ án này. HĐXX không thể hủy lệnh kê biên. Hiện tại ông An vẫn chưa nộp khoản tiền nào”.
Về thông tin bị cáo Mai làm đơn xin hoãn phiên tòa vì đang bị động thai, suy nhược cơ thể, HĐXX đã tiến hành xác minh và những thông tin Mai nêu trong đơn là có thật.
HĐXX lưu ý với luật sư của bị cáo Mai, do phiên tòa diễn ra dài ngày mà bị cáo lại kêu oan, nên nếu lúc nào đủ sức khỏe thì tham dự phiên tòa để bảo vệ quyền lợi cho mình.
Đầu tháng 12/2022, TAND TP Hồ Chí Minh đã đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm. Với vai trò chủ mưu, cầm đầu xuyên suốt vụ án, Nguyễn Thái Luyện đã bị TAND TP Hồ Chí Minh tuyên phạt án chung thân. Các bị cáo còn lại bị tuyên phạt từ 10 đến 30 năm tù, 1 bị cáo bị tuyên phạt 3 năm tù, nhưng cho hưởng án treo về các tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền”.
Phiên tòa tạm dừng, ngày 11/5 sẽ tiếp tục.
Vụ Alibaba: Xuất hiện người hứa khắc phục thay bị cáo Nguyễn Thái Luyện toàn bộ 2.500 tỉ
Ngày 9-5, Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM tiếp tục phần xét hỏi vụ ‘lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty cổ phần địa ốc Alibaba’ do Nguyễn Thái Luyện cùng đồng phạm thực hiện.
Trả lời chủ tọa phiên tòa, bị cáo Nguyễn Thái Luyện cho biết theo quan điểm cá nhân của mình, bị cáo cho rằng bản thân không có ý định lừa đảo khách hàng. Trước khi giao kết hợp đồng, bị cáo đều đã giải thích tình trạng các khu đất với từng khách hàng.
Có người “hứa khắc phục” thay bị cáo Luyện
Hội đồng xét xử cho rằng toàn bộ số tiền thu được từ các giao dịch của Công ty Alibaba đều được chuyển về cho bị cáo sử dụng. Dù với số tài sản hiện tại, bị cáo dư sức để khắc phục hậu quả nhưng không có nghĩa là bị cáo không có hành vi phạm tội.
Sau khi nghe hội đồng xét xử phân tích, bị cáo Luyện thừa nhận hành vi phạm tội và mong tòa ghi nhận thiện chí khắc phục thiệt hại để xem xét giảm nhẹ hình phạt cho mình.
“Bị cáo thừa nhận hành vi phạm tội với mong muốn sớm kết thúc vụ án để các bị cáo khác sớm thi hành án, về với gia đình”, bị cáo Luyện nói.
Hội đồng xét xử cho biết quá trình giải quyết vụ án, một người tên Lê Viết An có đơn đề nghị thay bị cáo Luyện và Võ Thị Thanh Mai (vợ Luyện) khắc phục toàn bộ 2.500 tỉ đồng thiệt hại.
Đổi lại, quyền sở hữu bất động sản của Luyện đang bị kê biên trong vụ án sẽ được chuyển cho ông An.
Về việc này, hội đồng xét xử cho biết đã mời ông An làm việc. Qua làm việc, hội đồng xét xử giải thích nếu ông An có thiện chí giúp đỡ và muốn khắc phục hậu quả thay bị cáo Luyện thì tòa sẽ ra thông báo để ông An đến cơ quan thi hành án nộp tiền, tòa sẽ xem đây là tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo.
Tuy nhiên, hội đồng xét xử lưu ý rằng không có quyền công nhận hợp đồng mua bán giữa Luyện và ông An. Đây là quan hệ dân sự, nằm ngoài phạm vi xét xử của vụ án này.
Đồng thời, hội đồng xét xử cũng không thể hủy lệnh kê biên. Sau khi được giải thích, đến nay ông An vẫn chưa nộp khoản tiền nào.
Vợ bị cáo Nguyễn Thái Luyện vẫn chưa thể đến tòa
Đến nay, trừ bị cáo Võ Thị Thanh Mai (vợ bị cáo Nguyễn Thái Luyện), chủ tọa phiên tòa đã xét hỏi xong đối với 15 bị cáo có kháng cáo trong vụ án.
Trong đó, trừ Nguyễn Thái Luyện, các bị cáo còn lại đều đề nghị hội đồng xét xử xem xét áp dụng thêm tình tiết giảm nhẹ “người phạm tội tích cực hợp tác trong quá trình giải quyết vụ án”.
Đối với bị cáo Mai (tại ngoại), tại phiên tòa ngày 8-5, hội đồng xét xử thông báo bị cáo xin vắng mặt vì bị động thai, đang điều trị tại bệnh viện.
Tuy nhiên hôm nay, bị cáo Mai vẫn chưa đến tòa như cam kết nên hội đồng xét xử vẫn chưa xét hỏi đối với bị cáo.
Về việc này, luật sư bảo vệ cho bị cáo Mai cho biết dù bị cáo đã xuất viện nhưng vì lý do sức khỏe, bị cáo sẽ có mặt trong phiên xử tiếp theo.
********************
Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tổng hợp