Đề bài: Kể một việc làm thể hiện ý thức chấp hành Luật Giao thông
Kể một việc làm thể hiện ý thức chấp hành Luật Giao thông
Bạn đang xem: Kể một việc làm thể hiện ý thức chấp hành Luật Giao thông
I. Dàn ý Kể một việc làm thể hiện ý thức chấp hành Luật Giao thông (Chuẩn)
1. Mở bài:
Giới thiệu về việc làm thể hiện ý thức chấp hành luật giao thông (Việc làm đó là gì? Ai đã làm việc đó?)
2. Thân bài:
* Hoàn cảnh diễn ra sự việc:– Khi em tham gia giao thông trên đường- Em tan học và đang trên đường về nhà
* Diễn biến sự việc:– Trên đường đi học về em nhìn thấy nhiều bạn đi xe đạp dàn hàng ngang 3-4 xe- Chiếc ô tô tải đi phía sau không ngừng bóp còi inh ỏi xin đường và nhắc nhở- Em tiến lên nhắc các bạn đi thành một hành và đi gọn vào mép đường
* Kết quả– Chú lái xe ô tô nhắc nhở các bạn nên chấp hành luật giao thông, không được đi dàn hàng ngang lấn chiếm lòng đường- Các bạn nhận ra việc vừa đi xe vừa dàn hàng ngang nói chuyện rất nguy hiểm
3. Kết bài:
Nêu suy nghĩ của em về việc làm chấp hành luật giao thông
II. Bài văn mẫu Kể một việc làm thể hiện ý thức chấp hành Luật Giao thông
1. Kể một việc làm thể hiện ý thức chấp hành Luật Giao thông, mẫu 1 (Chuẩn)
Con đường từ nhà đến trường đã quá đỗi quen thuộc đối với em, vì nhà cũng gần trường nên em đã tự đạp xe đạp đi học từ năm lớp 4. Tuy nhiên để có thể đạp xe đi học an toàn em vẫn luôn phải tuân thủ luật giao thông.
Hôm nay trên đường đến trường, em đang đạp xe thì nhìn thấy một bạn học sinh cũng đang đi bộ đến trường. Từ phía sau đi lên có một cô đi xe máy, cô ấy ngỏ ý muốn cho bạn học sinh đó đi nhờ thay vì phải đi bộ đến trường. Tuy nhiên cô gái lái xe máy không đội mũ bảo hiểm, bạn học sinh kia cũng không có mũ bảo hiểm để ngồi lên xe máy và đi cùng cô gái. Thấy vậy em liền đạp xe thật nhanh đến và nói “Nếu bạn không chê thì lên xe đạp đi cùng tớ, không có mũ bảo hiểm mà đi xe máy là phạm luật lại không an toàn đâu”. Cô gái đứng đó và bạn học sinh đều nhìn em một lúc rồi bật cười, cô gái nói với em “Chỉ đi một đoạn nữa là tới trường rồi, không sao đâu”. Em vẫn quả quyết muốn giúp bạn học sinh kia chấp hành đúng luật giao thông và đảm bảo an toàn, cuối cùng bạn học sinh đó đã lựa chọn đi xe đạp cùng em.
Chúng em đạp xe đến trường, vừa đi vừa nói chuyện rất vui, hóa ra hôm nay xe đạp của bạn bị mất phanh nên bạn cũng không dám đi học bằng xe đạp, sợ xảy ra tai nạn gây ảnh hưởng đến mọi người.
2. Kể một việc làm thể hiện ý thức chấp hành Luật Giao thông, mẫu 2 (Chuẩn)
Hôm nay trường chúng em tổ chức buổi giao lưu hiểu biết về luật an toàn giao thông. Buổi giao lưu đã cho chúng em những kiến thức bổ ích để chấp hành đúng luật giao thông, đảm bảo an toàn cho mình và mọi người. Sau buổi giao lưu chúng em đã thực hành ngay trên đoạn đường về nhà.
Trên đường về nhà của em có 2 trạm đèn tín hiệu giao thông và em rất cảm ơn vì từ khi có đèn tín hiệu giao thông việc sang đường trở nên dễ dàng và an toàn hơn. Hôm nay em đi cùng với một người bạn, đây là lần đầu tiên bạn đó đi bộ về nhà, mọi khi là được bố mẹ đến trường đón bằng xe máy.
Khi đi đến đèn tín hiệu giao thông, đèn đã chuyển sang đỏ, tuy nhiên lúc đó đường rất vắng vẻ, không có xe qua lại. Bạn của em kéo tay em rồi nói “Chúng ta sẽ chạy thật nhanh sang bên kia, chờ đèn đỏ lâu lắm, dù sao đường cũng không có xe đi mà”. Tuy nhiên em cảm thấy làm như vậy là phạm luật và rất không an toàn. Em liền nói với bạn “Chúng ta chờ đèn đỏ chỉ vài giây thôi, xe máy có thể lao đến bất cứ lúc nào, chúng ta chấp hành nghiêm luật giao thông thì mọi người cũng vậy”. Sau khi nghe em nói, bạn của em liền nhận ra và đồng ý chờ đến đèn xanh mới sang đường.
Hai chúng em đã vui vẻ và an toàn trở về nhà, em tin dù lần sau không có em đi cùng bạn của em vẫn sẽ chấp hành đúng luật giao thông và tín hiệu đèn.
3. Kể một việc làm thể hiện ý thức chấp hành Luật Giao thông, mẫu 3 (Chuẩn)
Hôm qua em và mẹ đi chợ buổi chiều, trên đường đi chợ có bắt gặp các bạn học sinh tập trung đông và chơi đá bóng ngay dưới lòng đường. Mẹ em đã nhắc nhở các bạn học sinh về sự nguy hiểm của việc đá bóng dưới lòng đường và tầm quan trọng của việc chấp hành luật giao thông.
Đó là đoạn đường nhựa mới làm, rộng rãi và sạch sẽ, tuy còn vắng nhưng vẫn có xe đi lại. Lúc em và mẹ đi qua có nhóm bạn học sinh gồm cả các anh cấp 2 và các bạn cấp 1, mọi người đang tụ tập rất đông, một đám dựng xe giữa lòng đường làm gôn rồi chơi trò đá bóng. Quả bóng lăn ra đường, lăn trúng đến chỗ xe của em và mẹ làm chệch bánh xe, thiếu chút nữa là ngã cả hai mẹ con. Sau khi em và mẹ đứng dậy được, các bạn học sinh kia có vẻ rất sợ hãi nhưng cũng có vài anh lên tiếng xin lỗi. Mẹ em nói “Rất may là cô và em không sao nhưng không phải lúc nào cũng may mắn như vậy, đá bóng dưới lòng đường rất nguy hiểm, vi phạm luật giao thông, các cháu có biết không?”. Các bạn học sinh đó đồng thanh đáp “Chúng cháu biết lỗi rồi ạ!”, sau đó họ liền kéo nhau về sân cỏ cách đó không xa và tiếp tục đá bóng. Mẹ cũng nhắc nhở em không được chơi bất cứ trò chơi gì ở dưới lòng đường, bởi đường là nơi xe cộ đi lại không phải nơi để chơi.
Em ghi nhớ lời mẹ nói và luôn nhắc nhở bạn bè mỗi khi có ý định muốn ra lòng đường chơi. Chấp hành đúng luật giao thông là đảm bảo an toàn cho bản thân và cả những người xung quanh.
——————HẾT—————-
Các em và có thể tham khảo thêm các câu chuyện là các bài văn kể với nhiều chủ đề đa dạng dưới đây để tham khảo, rèn luyện kĩ năng viết bài văn kể chuyện của mình: Kể lại một câu chuyện về truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam, Kể về một lần em tham gia vệ sinh trường học, Kể một việc làm thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, Kể chuyện em đã nghe đã đọc về truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục