Hóa học 11 Bài 36: Luyện tập: Hiđrocacbon thơm được THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn hy vọng sẽ là là tài liệu hữu ích giúp các em nắm vững kiến thức bài học và đạt kết quả tốt trong các bài thi, bài kiểm tra trên lớp.
Tóm tắt lý thuyết Hóa học 11 Bài 36
I. Stiren
1. Cấu tạo
– Công thức phân tử C8H8.
– Công thức cấu tạo: C6H5-CH=CH2.
2. Tính chất vật lý
– Stiren là chất lỏng không màu, nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
3. Tính chất hóa học
Phân tử stiren được cấu tạo từ 2 phần: vòng benzen và nhánh vinyl (nhóm thế loại II) → tính chất hóa học của stiren được biểu hiện cả ở vòng benzen và nhánh.
a. Phản ứng cộng
b. Phản ứng trùng hợp và đồng trùng hợp
– Phản ứng trùng hợp
– Phản ứng đồng trùng hợp
c. Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn
– Stiren làm mất màu dung dịch thuốc tím ở nhiệt độ thường:
3C6H5CH=CH2 + 2KMnO4 + 4H2O → 3C6H5-CHOH-CH2OH + 2KOH + 2MnO2
– Stiren làm mất màu dung dịch thuốc tím ở nhiệt độ cao:
3C6H5-CH=CH2 + 10KMnO4 → 3C6H5COOK + 3K2CO3 + KOH + 10MnO2 + 4H2O
4. Nhận biết
– Làm mất màu dung dịch Brom.
– Làm mất màu dung dịch thuốc tím ở nhiệt độ thường.
5. Ứng dụng
– Để sản xuất polime.
– Polistiren là chất dẻo trong suốt, để chế tạo các dụng cụ văn phòng, đồ gia đình.
– Poli butađien-stiren dùng để sản xuất cao su buna – S.
II. Naphtalen
1. Cấu tạo
2. Tính chất vật lý
– Là chất rắn màu trắng, tnc: 80oC , ts: 218oC. Thăng hoa ngay ở nhiệt độ thường.
– Có mùi đặc trưng (mùi băng phiến).
– Không tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ.
3. Tính chất hóa học
a. Phản ứng thế
b. Phản ứng cộng hidro (hidro hóa)
c. Phản ứng oxi hóa
4. Ứng dụng
– Naphtalen là nguyên liệu cho sản xuất phẩm nhuộm, dược phẩm, …
– Naphtalen còn dùng làm chất chống gián (băng phiến).
Giải bài tập SGK Hóa học 11 Bài 36
Bài 1 (trang 162 SGK Hóa 11)
Viết công thức cấu tạo và gọi tên các hiđrocacbon thơm có công thức phân tử C8H10, C8H8. Trong số các đồng phân đó, đồng phân nào phản ứng được với: dung dịch brôm, hiđrobromua? Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.
Lời giải:
Không có đồng phân nào phản ứng được với dung dịch Br2 và hiđro bromua.
Bài 2 (trang 162 SGK Hóa 11)
Trình bày phương pháp hóa phân biệt các chất lỏng sau: benzen, stiren, toluen và hex-1-in.
Lời giải:
C6H6 C6H5-CH=CH2 C6H5CH3 Hex-1-in Dd AgNO3/NH3 Không hiện tượng Không hiện tượng Không hiện tượng Kết tủa Dd KMnO4, to thường Không hiện tượng Nhạt màu Không hiện tượng Dd KMnO4, to cao Không hiện tượng Nhạt màu
PTHH:
CH ≡ CH – CH2 – CH2 – CH3 + AgNO3 + NH3 → AgC ≡ C – CH2 – CH2 – CH3↓ + NH4NO3
Bài 3 (trang 162 SGK Hóa 11)
Viết phương trình hóa học của các phản ứng điều chế etilen, axetilen từ metan; điều chế clobenzen và nitrobenzen từ benzen và các chất vô cơ khác.
Lời giải:
Bài 4 (trang 162 SGK Hóa 11)
Cho 23,0 kg toluen tác dụng với hỗn hợp axit HNO3 đặc, dư (xúc tác axit H2SO4 đặc). Giả sử toàn bộ toluen chuyển thành 2,4,6-trinitrotoluen (TNT).
a. Khối lượng TNT thu được
b. Khối lượng HNO3 đã phản ứng
Lời giải:
Bài 5 (trang 162 SGK Hóa 11)
Ankylbenzen X có phần trăm khối lượng cacbon bằng 91,31%.
a. Tìm công thức phân tử của X.
b. Viết công thức cấu tạo và gọi tên X?
Lời giải:
Bài 6 (trang 162 SGK Hóa 11)
Hiđrocacbon X ở thể lỏng có tỉ lệ phần trăm khối lượng H xấp xỉ 7,7%. X tác dụng được với dung dịch brom. Công thức nào sau đây là công thức phân tử của X?
A. C7H8
B. C8H10
C. C6H6
D. C8H8
Lời giải:
– Đáp án D
– Gọi công thức phân tử của X là CxHy
⇒ Loại phương án A và B
Mà X tác dụng được với brom nên X chỉ có thể là C8H8
Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 36 có đáp án
Bài 1: Hiđrocacbon X có tỉ khối đối với không khí xấp xỉ 3,173. Ở nhiệt độ thường X không làm mất màu nước brom. Khi đun nóng, X làm mất màu dung dịch KMnO4. X là
A.benzen
B. etylbenzen
C. toluen
D. stiren.
Lời giải
Đáp án: C
MX = 3,173.29 = 92 (C7H8)
Bài 2:
nC : nH = 2 : (1.2) = 1 : 1 ⇒ CTPT: CnHn
1 mol X + 4 mol H2 (Ni, to); 1 mol X + 1 mol Br2
⇒ X chứa vòng benzen + 1 liên kết đôi ở nhánh ⇒ k = 5
CTPT X: CnH2n+2-2k ⇒ 2n + 2 – 2k = n ⇒ k = 5; n = 8 ⇒ CTPT: C8H8
Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn Hiđrocacbon X, thu đuộc CO2 và H2O có số mol theo tỉ lệ tương ứng 2 : 1. Mặt khác, 1 mol X tác dụng được tối đa với 4 mol H2 (Ni, t°) : 1 mol X tác dụng được tối đa 1 mol Br2. Công thức của X là.
A.C2H2
B. C4H4
C. C6H6
D. C8H8
Lời giải
Đáp án: D
Bài 4: Hoá chất nào sau đây được sử dụng để phân biệt các chất lỏng sau: benzen, toluen và stiren?
A. dung dịch KMnO4
B. dung dịch AgNO3/NH3
C. dung dịch Br2
D. khí H2/ xúc tác Ni
Lời giải
Đáp án: A
Sử dụng dung dịch KMnO4, chất nào làm mất màu ngay ở nhiệt độ thường là stiren (có liên kết đôi ở nhánh, nên giống như một anken); chất nào làm mất màu khi đung nóng là toluen. Còn lại không hiện tượng là benzen.
Bài 5: Người ta điều chế polistiren theo sơ đồ sau:
benzen -+C2H4, H+→ etylbenzen -H2→ stiren → polistiren. Tính khối lượng benzen cần lấy để có thể điều chế được 104 gam polistiren. Biết hiệu suất chung của quá trình điều chế đạt 60%.
A. 130 gam
B. 120 gam
C. 140 gam
D. 150 gam
Lời giải
Đáp án: A
nC6H6 -H = 60%→ nC8H8
78g → 104g
(78/104) : 60% = 130g ← H = 60%- 104g
Bài 6: Đốt cháy hoàn toàn 2,9 gam hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của benzen thu được 9,68 gam CO2. Vậy công thức của 2 aren là:
A. C7H8và C8H10
B. C8H10và C9H12
C. C9H12và C10H14
D. C6H6và C7H8
Lời giải
Đáp án:
Gọi CT trung bình của X là: CnH2n-6 (ntb)
nCO2 = ntb. nX = 0,22 mol
0,22/ntb = nX ⇒ mX = (0,22/ntb) . (14ntb – 6) = 2,9 ⇒ ntb = 7,33 => C7H8 và C8H10
Bài 7: Cho các nhóm thế sau: -CH3; -NH2; -OH; -NO2; -COOH; -C2H5. Những nhóm thể đẩy electron vào vòng benzen là:
A. 5
B. 3
C. 6
D. 4
Lời giải
Đáp án: D
Nhóm đẩy e: gồm nhóm ankyl, -OH, -NH2, -OCH3,..⇒ -CH3, -NH2, -OH, -C2H5
Bài 8: Cho sơ đồ sau:
benzen -+HNO3(1:1)/H2SO4 dac, to→ A1 -+Br2(1:1)/Fe, to→ A2.
Hãy cho biết A2 có tên gọi là gì?
A. 1-brom-4-nitrobenzen
B. m-brom nitro benzen
C. 1-nitro-3-brom benzen
D. p-brom nitro benzen
Lời giải
Đáp án: B
A1 là nitro benzen, -NO2 là nhóm hút e ⇒ ưu tiên thế vị trí meta
Bài 9: Cho 39 gam benzen vào 100 gam HNO3 63% sau đó thêm axit H2SO4 đặc vào và đun nóng. Tính khối lượng nitrobenzen thu được nếu hiệu suất của phản ứng đạt 80%.
A. 61,5 gam
B. 49,2 gam
C. 98,4 gam
D. 123 gam
Lời giải
Đáp án: B
nC6H6 = 0,5 mol; nHNO3 = 01 mol
⇒ nC6H5NO2 = nHNO3 = 0,5 ⇒ mC6H5NO2 = 0,5. 123. 80% = 49,2g
Bài 10: Xét một số nhóm thế trên vòng benzen: -CH3; -NH3Cl; -OCH3; -NO2; -COOH; -Cl và -SO3H. Hãy cho biết trong số này có bao nhiêu nhóm định thế vòng benzen ở vị trí meta?
A. 6
B. 5
C. 4
D. 3
Lời giải
Đáp án: C
Thế vòng benzen ở vị trí meta ⇒ nhóm thế là nhóm hút e: -OCH3; -NO2; -COOH; -Cl
Bài 11: Toluen tác dụng với dung dịch KMnO4 khi đun nóng, thu được sản phẩm hữu cơ là
A. C6H5OK.
B. C6H5CH2OH.
C. C6H5CHO.
D. C6H5COOK.
Lời giải
Đáp án: D
Bài 12: Hiđrocacbon X không làm mất màu dung dịch brom ở nhiệt độ thường. X là chất nào sau đây?
A. benzen
B. etilen
C. propen
D. stiren.
Lời giải
Đáp án: A
Bài 13: Sản phẩm chủ yếu trong hỗn hợp thu được khi cho toluen phản ứng với brom theo tỷ lệ mol 1 : 1 (có một bột sắt) là
A. Benzybromua.
B. o-bromtoluen và p-bromtoluen.
C. p-bromtoluen và m-bromtoluen.
D. o-bromtoluen và m-bromtoluen.
Lời giải
Đáp án: B
Bài 14: Cho các chất axetilen, vinyl axetilen , stiren, toluen, hexan, benzen. Trong các chất trên, số chất phản ứng được với brom là:
A.3
B. 4
C. 5
D. 2.
Lời giải
Đáp án: A
Bài 15: Để phân biệt toluen, benzen, stiren chỉ cần dùng dung dịch
A. NaOH
B. HCl
C. Br2
D. KMnO4
Lời giải
Đáp án: D
Bài 16: Ankylbenzen X có phần trăm khối lượng cacbon bằng 90,566%. Số đồng phân cấu tạp của X là:
A.2
B. 3
C. 4
D. 5
Lời giải
Đáp án: C
******************
Trên đây là nội dung bài học Hóa học 11 Bài 36: Luyện tập: Hiđrocacbon thơm do THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn bao gồm phần lý thuyết, giải bài tập và các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đầy đủ. Hy vọng các em sẽ nắm vững kiến thức về Luyện tập: Hiđrocacbon. Chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra trên lớp.
Biên soạn bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Hoá học 11