Hóa học 11 Bài 19: Luyện tập: Tính chất hóa học của cacbon, silic và các hợp chất của chúng được THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn hy vọng sẽ là là tài liệu hữu ích giúp các em nắm vững kiến thức bài học và đạt kết quả tốt trong các bài thi, bài kiểm tra trên lớp.
Tóm tắt lý thuyết Hóa học 11 Bài 19
I. Cacbon
1. Đơn chất
– Chất rắn, không tan trong nước, có 4 dạng thù hình: Kim cương, than chì, Fuleren, than vô định hình.
– Tính khử:
– Tính oxi hóa:
2. Oxit
a. Cacbon monooxit (CO)
– CO là oxit trung tính. Không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí, ít tan trong nước, rất độc.
– Hoá tính quan trọng là tính khử ở nhiệt độ cao:
b. Cacbon đioxit (CO2)
– Khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí, dễ hóa lỏng, không duy trì sự cháy và sự sống. Ở trạng thái rắn, CO2 gọi là nước đá khô.
– CO2 là một oxit axit.
CO2 + H2O → H2CO3
CO2 + NaOH → NaHCO3
– Tính oxi hóa:
3. Axit cacbonic
– Là axit rất yếu và kém bền.
H2CO3 → CO2↑ + H2O
– Trong nước, điện li yếu:
H2CO3 → HCO3- + H+
HCO3- → CO32- + H+
4. Muối cacbonat
– Tính tan: Muối axit đa số dễ tan (trừ NaHCO3 hơi ít tan). Muối trung hoà không tan trong nước (trừ cacbonat của kim loại kiềm và amoni).
– Tác dụng với axit:
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
– Tác dụng với dung dịch kiềm:
NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O
– Thủy phân trong nước tạo môi trường kiềm:
CO32- + H2O → HCO3- + OH-
HCO3- + H2O → H2CO3 + OH-
– Dễ bị nhiệt phân hủy:
2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 + H2O
CaCO3 → CaO + CO2
II. Silic
1. Đơn chất
– Silic là chất rắn có 2 dạng thù hình: Si vô định hình, Si tinh thể.
– Si là phi kim yếu, tương đối trơ.
– Tính khử:
– Tính oxi hóa:
2. Silic đioxit (SiO2)
– Dạng tinh thể, không tan trong nước, nhiệt độ nóng chảy là 1713oC, tồn tại trong tự nhiên ở dạng cát và thạch anh.
– Tan chậm trong kiềm hoặc cacbonat kim loại kiềm nóng chảy:
– Tác dụng với HF (dùng để khắc thủy tinh).
SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O
3. Axit silixic (H2SiO3)
– Là chất keo, không tan trong nước. Khi sấy khô, axit silixic mất 1 phần nước tạo Silicagen (được dùng để hút ẩm):
– H2SiO3 là axit rất yếu, yếu hơn H2CO3:
Na2SiO3 + CO2 + H2O → Na2CO3 + H2SiO3↓
4. Muối silicat
– Muối silicat của kim loại kiềm tan trong nước và bị thủy phân mạnh tạo môi trường kiềm:
Na2SiO3 + 2H2O → 2NaOH + H2SiO3↓
Giải bài tập SGK Hóa học 11 Bài 19
Bài 1 (trang 86 SGK Hóa 11)
Nêu các điểm giống và khác nhau về tính chất giữa cacbon đioxit và silic đioxit ?
Lời giải:
– Giống nhau: đều là oxit axit
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
SiO2 tan chậm trong kiềm đặc nóng, tan dễ trong kiềm nóng chảy:
SiO2 + 2NaOHn,c → Na2SiO3 + H2O
– Khác nhau:
CO2 SiO2 – Tính chất vật lí:
+ Chất khí không màu
+ Tan ít trong nước
– Tính chất hóa học:
+ Có tính oxi hóa
CO2 + 2Mg → C + 2MgO
– Tính chất vật lí:
+ Chất rắn
+ Không tan trong nước
– Tính chất hóa học:
+ Tan trong axit HF
SiO2 + HF → SiF4 + 2H2O
Bài 2 (trang 86 SGK Hóa 11)
Phản ứng hóa học không xảy ra ở những cặp chất nào sau đây ?
A. C và CO
B. CO2 và NaOH
C. K2CO3 và SiO2
D. H2CO3 và Na2SiO3
E. CO và CaO
G. CO2 và Mg
H. SiO2 và HCl
I. Si và NaOH
Lời giải:
Đáp án A, C, E, H
Phương trình hóa học của những có tham gia phản ứng:
B. CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O (Hoặc CO2 + NaOH → NaHCO3)
D. H2CO3 + Na2SiO3 → Na2CO3 + H2SiO3 ↓
G. 2Mg + CO2 → C + 2MgO
I. Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2
Bài 3 (trang 86 SGK Hóa 11)
Có các chất sau: CO2, Na2CO3, C, NaOH, Na2SiO3, H2SiO3. Hãy lập thành một dãy chuyển hóa giữa các chất và viết phương trình hóa học.
Lời giải:
1. C + O2 -to→ CO2
2. CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
3. Na2CO3 + Ba(OH)2 → BaCO3 ↓ + 2NaOH
4. SiO2 + 2NaOHđặc, nóng → Na2SiO3 + H2O
5. Na2SiO3 + 2HCl → 2NaCl + H2SiO3
Bài 4 (trang 86 SGK Hóa 11)
Cho 5,94 g hỗn hợp K2CO3 và Na2CO3 tác dụng với dung dịch H2SO4 dư thu được 7,74 g hỗn hợp các muối khan K2SO4 và Na2SO4. Thành phần hỗn hợp đầu là:
A. 3,18 g Na2CO3 và 2,76 g K2CO3
B. 3,81 g Na2CO3 và 2,67 g K2CO3
C. 3,02 g Na2CO3 và 2,25 g K2CO3
D. 4,27 g Na2CO3 và 3,82 g K2CO3
Lời giải:
– Đáp án A
– Gọi số mol của Na2CO3 là x và của K2CO3 là y mol
Ta có hệ phương trình:
⇒ mNa2CO3= 106.0,03 = 3,18 (gam)
mK2CO3= 138.0,02 = 2,76 (gam)
⇒ Đáp án A
Bài 5 (trang 86 SGK Hóa 11)
Để đốt cháy 6,80g hỗn hợp X gồm hidro và cacbon monooxit cần 8,96 lít oxi (đo ở đktc). Xác định thành phần phần trăm theo thể tích và theo khối lượng của hỗn hợp X?
Lời giải:
Gọi số mol của H2 là x, của CO là y mol
Bài 6 (trang 86 SGK Hóa 11)
Một loại thủy tinh có thành phần hóa học được biểu diễn bằng công thức K2O.PbO.6SiO2. Tính khối lượng K2CO3, PbCO3 và SiO2 cần dùng để có thể sản xuất được 6,77 tấn thủy tinh trên. Coi hiệu suất qua trình là 100%.
Lời giải:
Số mol thuỷ tinh là:
Từ công thức của thuỷ tinh suy ra:
nK2CO3 = nPbCO3 = nthuỷ tinh = 0,01.106 mol
Khối lượng K2CO3 = 0,01. 106. 138(g) = 1,38. 106(g) = 1,38 (tấn)
Khối lượng PbCO3 = 0,01. 106. 267(g) = 2,67. 106(g) = 2,67(tấn)
nSiO2 = 6nthuỷ tinh = 6. 0,01. 106 mol = 0,06. 106 mol
Khối lượng SiO2 = 0,06. 106. 60(g) = 3,6 tấn
Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 19 có đáp án
Bài 1: Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ thu được 15,68 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm CO, CO2 và H2. Cho toàn bộ X tác dụng với CuO (dư) nung nóng, thu được hỗn hợp rắn Y. Hòa tan hoàn toàn Y bằng dung dịch HNO3 loãng (dư) được 8,96 lit khí NO (sản phẩm khử duy nhất, (đktc)). Thành phần phần trăm thể tích khí CO trong X là
A. 57,15%.
B. 14,28%.
C. 28,57%.
D. 18,42%.
Lời giải
Đáp án: C
Y:
⇒ nCu = 3/2nNO = 0,6 mol
⇒ nCO + nH2 = n[O] CuO = nCu = 0,6 mol. Gọi nCO = x mol; nH2 = y mol
⇒ x + y = 0,6 (1) ⇒ nCO2 = 0,7 – 0,6 = 0,1 mol
Bảo toàn C và H ta có: nH2 = nH2O = n[O] H2O = 2nCO2 + nCO
⇒ y = 2.0,1 + x ⇒ y – x = 0,2 mol (2)
Từ (1)(2) ⇒ x = 0,2; y = 0,4
%VCO = 0,2 : 0,7.100% = 28,57%
Bài 2: Dẫn khí CO đi qua 20 gam CuO nung nóng thu được chất rắn X và khí CO2. Hấp thụ hoàn toàn khí CO2 sinh ra bằng 300 ml dung dịch Ba(OH)2 1M thì thu được 39,4 gam kết tủa. Cho chất rắn X vào dung dịch AgNO3 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 43,2.
B. 47,2.
C. 86,4.
D. 64,8.
Lời giải
Đáp án: B
nBa(OH)2 = 0,3 mol
CO + CuO → CO2 + Cu
nCO2 = nBaCO3 = 0,2 mol
Chú ý: Trường hợp CO2 dư không thể xảy ra vì nCuO = 0,25
Chất rắn X gồm 0,2 mol Cu và 0,05 mol CuO
⇒ kết tủa gồm 0,4 mol Ag + 0,05 mol CuO; m = 108.0,4 + 80.0,05 = 47,2 (gam)
Bài 3: Nung nóng 50 gan NaOH với 40 gam cát khô (chứa SiO2 và tạp chất trơ) đến khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan X vào nước dư thu được dung dịch Y và một phần cặn không tan. Hấp thụ 2,24 lít khí CO2 vào dung dich Y, thu được 5,85 gam kết tủa. hàm lượng SiO2 trong cát là
A. 90%.
B. 96%.
C. 75%.
D. 80%.
Lời giải
Đáp án: A
Bài 4: Nhiệt phân hết 4,84g X gồm KHCO3 và NaHCO3 đến phản ứng hoàn toàn được 0,56 lít khí đktc. Tìm phần trăm khối lượng của NaHCO3 trong X:
A. 16,02%
B. 17,36%
C. 18,00%
D. 14,52%
Lời giải
Đáp án: B
nKHCO3 + nNaHCO3 = 2nCO2 = 0,05 mol
Từ khối lượng hỗn hợp ⇒ nNaHCO3 = 0,01 mol
⇒ %mNaHCO3 = 17,36%
Bài 5: Ở nhiệt độ cao, cacbon monooxit (CO) có thể khử tất cả các oxit trong dãy nào sau đây ?
A. CaO, CuO, ZnO, Fe3O4.
B. CuO, FeO, PbO, Fe3O4.
C. MgO, Fe3O4, CuO, PbO.
D. CuO, FeO, Al2O3, Fe2O3.
Lời giải
Đáp án: B
CO khử được các oxit của kim loại sau Al
Bài 6: Thổi khí CO2 vào bình nước vôi trong cho tới dư, sau phản ứng:
A. thu được muối duy nhất CaCO3.
B. thu được muối duy nhất Ca(HCO3)2.
C. thu được hỗn hợp 2 muối CaCO3và Ca(HCO3)2.
D. không thu được muối.
Lời giải
Đáp án: B
Bài 7: Nhiệt phân hoàn toàn 40g một quặng đôlômit có lẫn tạp chất trơ sinh ra 8,96lít CO2 đktc. Tính độ tinh khiết của quặng trên:
A. 84%
B. 50%
C. 40%
D. 92%
Lời giải
Đáp án: D
Quặng đôlômit: MgCO3.CaCO3 (0,2) -toC→ CaO + MgO + 2CO2 (0,4 mol)
Độ tinh khiết = [(0,2.184)/40]. 100% = 92%
Bài 8: Hỗn hợp X gồm Na2CO3; NaHCO3 và KHCO3 cho phản ứng với dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 25g kết tủa. Nếu cho X vào dung dịch HCl dư thì được bao nhiêu lít CO2 đktc:
A. 2,8 lít
B. 5,6 lít
C. 4,48 lít
D. 3,36 lít
Lời giải
Đáp án: B
Bảo toàn C ta có: nCO32- + nHCO3- = nCaCO3 = 0,25 mol
X + HCl → CO2
nCO2 = nCO32- + nHCO3- = 0,25 mol ⇒ V = 5,6 lít
Bài 9: Cho từ từ 200ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch chứa Na2CO3 được dung dịch X và 1,12 lít CO2 đktc. Cho nước vôi trong dư vào dung dịch X được m gam kết tủa. Tìm m:
A. 10g
B. 7,5g
C. 5g
D. 15g
Lời giải
Đáp án: A
Cho từ H+ vào CO32- xảy ra phản ứng theo thứ tự:
H+ + CO32- → HCO3- (1)
H+ + HCO3- → CO2 + H2O (2)
nH+ = nCO2 + nHCO3- (1) = 0,2 mol
⇒ nHCO3- (1) = 0,15 mol
nHCO3- dư = nHCO3- (1) – nHCO3- (2) = 0,15 – 0,05 = 0,1 mol
nCaCO3 = nHCO3- dư = 0,1 mol ⇒ m = 10 gam
Bài 10: Khí nào sau đây gây cảm giác chóng mặt, buồn nôn khi sử dụng bếp than ở nơi thiếu không khí ?
A. CO.
B. CO2.
C. SO2.
D. H2S.
Lời giải
Đáp án: A
Bài 11: Cho các sơ đồ sau :
RO + CO → R + CO2
R + 2HCl → RCl2 + H2
RO có thể là oxit nào sau đây ?
A. CuO, ZnO, FeO
B. ZnO, FeO, MgO
C. MgO, FeO, NiO
D. FeO,ZnO, NiO
Lời giải
Đáp án: D
Bài 12: Phản ứng nào sau đây không xảy ra ?
A. CO2+ dung dịch BaCl2
B. SO2+ CaCO3(trong dung dịch)
C. CO2+ dung dịch Na2CO3
D. CO2+ dung dịch NaClO
Lời giải
Đáp án: A
Bài 13: Phản ứng nào sau đây không đúng ?
A. SiO2+ Na2CO3→ Na2SiO3 + CO2
B. Na2SiO3+ CO2+ H2O → Na2CO3 + H2SiO3
C. Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3+ 2H2
D. SiO2+ 2NaOH (loãng) → Na2SiO3+ H2O
Lời giải
Đáp án: D
Bài 14: Người ta thường dùng cát (SiO2) làm khuôn đúc kim loại. Để làm sạch hoàn toàn những hạt cát bám trên bè mặt vật dụng làm bằng kim loại có thể dùng dung dịch nào sau đây ?
A. dung dịch HCl
B. dung dịch HF
C. dung dịch NaOH loãng
D. dung dịch H2SO3
Lời giải
Đáp án: B
Bài 15: Nhiệt phân hoàn toàn 25,9 gam muối hidrocacbonat của một kim loại R có hóa trị II không đổi. Khí thoát ra được hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch nước vôi trong dư thu được 20 gam kết tủa. Kim loại R là
A. Cu
B. Mg
C. Ba
D. Ca.
Lời giải
Đáp án: C
R(HCO3)2 → 2CaCO3
0,1 ← 0,2 (mol)
⇒ R(HCO3)2 = 25,9 : 0,1 = 259 ⇒ R = 137 (Ba)
******************
Trên đây là nội dung bài học Hóa học 11 Bài 19: Luyện tập: Tính chất hóa học của cacbon, silic và các hợp chất của chúng do THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn bao gồm phần lý thuyết, giải bài tập và các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đầy đủ. Hy vọng các em sẽ nắm vững kiến thức về Tính chất hóa học của cacbon, silic và các hợp chất của chúng. Chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra trên lớp.
Biên soạn bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Hoá học 11