Ngày nay, dịch vụ phát triển vô cùng nhanh chóng, từ một ngành phát triển tự phát, chiếm tỷ trọng nhỏ trong nền kinh tế, nó đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế. Trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, tự do hóa thương mại dịch vụ là một điều tất yếu. GATS là một trong những công cụ để điều tiết thương mại dịch vụ giữa các quốc gia nhằm mục tiêu khiến thương mại dịch vụ ngày càng tự do, công bằng. Các nguyên tắc cơ bản của GATS đã được tạo lập để thực hiện sứ mệnh này. Vậy, Hiệp định GATS là gì? Các nguyên tắc cơ bản trong hiệp định chung về thương mại dịch vụ?
Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7:
1. Hiệp định GATS là gì?
Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (viết tắt là GATS) là một hiệp định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), là tập hợp đầu tiên và duy nhất những quy định đa biên điều chỉnh thương mại dịch vụ thế giới. Hiệp định được ký kết sau khi kết thúc Vòng đàm phán Uruguay và bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1995. Hiệp định được soạn thảo trong bối cảnh ngành dịch vụ đạt mức tăng trưởng nhanh chóng trong vòng 30 năm qua và đang có thêm nhiều tiềm năng phát triển nhờ cuộc cách mạng thông tin. Hiệp định được thiết lập nhằm mở rộng phạm vi điều chỉnh của hệ thống thương mại đa phương sang lĩnh vực dịch vụ chứ không chỉ điều chỉnh một mình lĩnh vực thương mại hàng hóa như trước đó.
Dịch vụ là lĩnh vực tăng trưởng nhanh nhất của nền kinh tế thế giới; chúng chiếm 60% sản xuất trên toàn thế giới, tạo ra 30% việc làm và chiếm gần 20% thương mại.
Tất cả các thành viên của WTO đều tham gia GATS. Các nguyên tắc cơ bản của WTO về đãi ngộ tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia cũng đều áp dụng với GATS.
Khi ý tưởng đưa các quy định về dịch vụ vào hệ thống thương mại đa biên được nêu ra vào đầu và giữa những năm 80, một số nước đã tỏ ra nghi ngại, thậm chí còn phản đối. Họ cho rằng một hiệp định như vậy có thể ảnh hưởng xấu tới khả năng các chính phủ theo đuổi những mục tiêu chính sách quốc gia và hạn chế khả năng điều tiết của chính phủ. Tuy vậy, hiệp định đã được soạn thảo một cách hết sức mềm dẻo, cả về mặt quy định chung lẫn những cam kết cụ thể về tiếp cận thị trường.
Hiện nay để thuận tiện cho nhu cầu thực tế thì Gats được chia thành bốn phương thức cung cấp dịch vụ mang tính thương mại quốc tế như sau:
Thứ nhất, cung cấp qua biên giới. Bởi với tính chất là quốc tế nên việc cung cấp dịch vụ được tiến hành từ lãnh thổ của một nước này sang lãnh thổ của một nước khác. Một hoạt động được chúng ta thực hiện nhiều nhất đó chính là vận chuyển hàng hóa từ nước này sang nước khác hoặc dịch vụ gọi điện thoại quốc tế…
Thứ hai, tiêu dùng ngoài lãnh thổ: Tức là những hàng hóa, dịch vụ được chuyển sang các nước khác để sử dụng. Ví dụ như chữa bệnh nước ngoài, các sản phẩm nông sản của Việt Nam được xuất khẩu sang các thị trường Nhật, Mỹ, Anh…
Thứ ba, hiện diện thương mại: Tức là người cung cấp dịch vụ ở nước đó mang quốc tịch của nước đó sang thành lập doanh nghiệp hoặc trở thành một thương nhân để cung cấp dịch vụ cho nước khác. Ví dụ như hoạt động mỡ quán Café Trung Nguyên tại Mỹ…
Thứ tư, hiện diện thể nhân: Đây là hoạt động liên quan đến hoạt động của con người mang quốc tịch của quốc gia này sang một quốc gia khác để hoạt động thương mại. Ví dụ như Giáo sư nước khác sang giảng dạy tại nước ta…
2. Hiệp định GATS tiếng Anh là gì?
Hiệp định GATS tiếng Anh có nghĩa là: The General Agreement on Trade in Services.
The General Agreement on Trade in Services (abbreviated as GATS) is an agreement of the World Trade Organization (WTO), the first and only set of multilateral regulations governing world trade in services. The Agreement was signed after the conclusion of the Uruguay Round and entered into force on 1 January 1995. The Agreement was drafted in the context of the rapid growth of the service sector over the past 30 years. and has more potential for development thanks to the information revolution. The agreement is designed to expand the scope of regulation of the multilateral trading system to the service sector, not just the trade in goods as before.
3. Các nguyên tắc cơ bản trong hiệp định chung về thương mại dịch vụ
Hiệp định chung về thương mại dịch vụ bao gồm ba phần: văn bản chính của hiệp định nêu ra những nghĩa vụ và quy định chung, phần phụ lục bao gồm các quy định được áp dụng cho các lĩnh vực khác nhau và các cam kết cụ thể của các nước nhằm đảm bảo mở cửa thị trường nội địa, kể cả những chỉ dẫn đối với trường hợp các nước tạm thời từ bỏ nguyên tắc không phân biệt đối xử, nền tảng của điều khoản tối huệ quốc.
3.1. Nguyên tắc tiếp cận thị trường (Market Access – MA)
Nguyên tắc tiếp cận thị trường là một nguyên tắc bắt buộc phải có trong Hiệp định GATS, đây là nguyên tắc cốt lõi của hiệp định này. Nguyên tắc này cũng yêu cầu mỗi quốc gia thành viên phải dành cho dịch vụ hoặc người cung cấp dịch vụ của các Thành viên khác sự đãi ngộ tương tự, không được kém thuận lợi hay hạn chế điều kiện hoạt động đã được thỏa thuận và quy định tại Danh mục cam kết cụ thể. Nội dung danh mục cam kết sẽ bao gồm như sau:
– Hạn chế số lượng nhà cung cấp dịch vụ dù dưới hình thức hạn ngạch theo số lượng, độc quyền, toàn quyền cung cấp dịch vụ hoặc yêu cầu đáp ứng nhu cầu kinh tế;
– Hạn chế tổng trị giá các giao dịch về dịch vụ hoặc tài sản dưới hình thức hạn ngạch theo số lượng, hoặc yêu cầu phải đáp ứng nhu cầu kinh tế;
– Hạn chế tổng số các hoạt động dịch vụ hoặc tổng số lượng dịch vụ đầu ra tính theo số lượng đơn vị dưới hình thức hạn ngạch hoặc yêu cầu về nhu cầu kinh tế;
– Hạn chế về tổng số thể nhân có thể được tuyển dụng trong một lĩnh vực dịch vụ cụ thể hoặc một nhà cung cấp dịch vụ được phép tuyển dụng cần thiết hoặc trực tiếp liên quan tới việc cung cấp một dịch vụ cụ thể dưới hình thức hạn ngạch hoặc yêu cầu về nhu cầu kinh tế;
– Các biện pháp hạn chế hoặc yêu cầu các hình thức pháp nhân cụ thể hoặc liên doanh thông qua đó người cung cấp dịch vụ có thể cung cấp dịch vụ;
– Hạn chế về tỷ lệ vốn góp của bên nước ngoài bằng việc quy định tỷ lệ phần trăm tối đa cổ phần của bên nước ngoài hoặc tổng trị giá đầu tư nước ngoài tính đơn hoặc tính gộp.
Như vậy, trong danh mục cam kết được quy định trong Hiệp định GATS thì chỉ những biện pháp được áp dụng nằm trong 06 hạn chế này và đồng thời không phù hợp với Biểu cam kết của các thành viên mới bị xem là vi phạm nguyên tắc tiếp cận thị trường.
3.2. Nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc (Most-Favored Nation – MFN)
Nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc được quy định tại Điều II của Hiệp định GATS. Quy định tại nôi dung này bao gồm các quy định về nguyên tắc yêu cầu bất kỳ biện pháp nào thuộc phạm vi điều chỉnh của GATS thì mỗi thành viên phải ngay lập tức và không điều kiện dành cho dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ của bất kỳ thành viên khác sự đối xử không được kém hơn hoặc những quy định hạn chế, ảnh hưởng đến hoạt động thương mại của các quốc gia thành viên.
3.3. Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia
Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia được quy định tại Điều XVI với những nội dung quy định yêu cầu mỗi thành viên cần phải ban hành, duy trì tất cả các biện pháp có tác động đến việc cung cấp dịch vụ, phải dành cho dịch vụ, người cung cấp của những thành viên khác sự đối xử tương ứng. Những quy định của những quốc gia thành viên mang mục đích cạnh tranh không lành mạnh, bình đẳng trong hoạt động thương mại sẽ tạo ra những ảnh hưởng đến việc bình đẳng giữa các quốc gia thành viên. Những đãi ngộ này có thể liên quan đến thuế quan, thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng hay các đãi ngộ về số lượng nhập bán tại nước thành viên…
3.4. Nguyên tắc minh bạch
GATS quy định về nguyên tắc minh bạch chủ yếu trong Điều III của Hiệp định, cụ thể là những nguyên tác đảm bảo sự minh bạch của các thành viên phải thực hiện những nghĩa vụ sau đây:
– Thông báo cho ít nhất mỗi năm một lần cho Hội đồng thương mại dịch vụ về các văn bản pháp luật mới hoặc bất kỳ sửa đổi nào trong các luật, quy định hoặc hướng dẫn hành chính tác động cơ bản đến thương mại dịch vụ thuộc các cam kết cụ thể theo GATS ít nhất mỗi năm một lần.
– Công bố mọi biện pháp có liên quan hoặc tác động đến việc thi hành GATS trước khi các biện pháp đó có hiệu lực thi hành kể cả những Hiệp định quốc tế có liên quan hoặc tác động đến thương mại dịch vụ mà các Thành viên tham gia.
– Thành lập một hoặc nhiều điểm cung cấp thông tin để trả lời tất cả các yêu cầu của bất kỳ một Thành viên nào khác về những thông tin cụ thể liên quan đến các biện pháp có liên quan hoặc tác động đến thương mại dịch vụ.
– Phải trả lời không chậm trễ tất cả các yêu cầu của bất kỳ một Thành viên nào khác về những thông tin cụ thể liên quan đến các biện pháp được áp dụng chung hoặc hiệp định quốc tế có liên quan hoặc tác động đến thương mại dịch vụ mà các Thành viên tham gia.
Như vậy, các nguyên tắc cơ bản trên chính là những nội dung cơ bản nhất được quy định tại Công ước Paris. Ngoài ra sẽ có những nguyên tắc khác đi kèm được quy định chi tiết và rõ ràng tại Hiệp định. Việc ban hành và thực hiện những nguyên tắc được quy định trong Hiếp định chính là cơ sở để các quốc gia thành viên tuân thủ các nguyên tắc và ban hành những quy định mang lại hiệu quả cho các thương nhân trong nước và những thương nhân của các nước thành viên trong Hiệp định. Đối với việc nắm rõ những nguyên tắc cơ bản của GATS là vô cùng quan trọng, giúp Việt Nam có thể tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong quan hệ thương mại dịch vụ quốc tế.
Trên đây là nội dung tư vấn của THPT Ngô Thì Nhậm về Hiệp định GATS là gì? Các nguyên tắc cơ bản trong hiệp định về thương mại dịch vụ? Trường hợp có thắc mắc xin vui lòng liên hệ để được giải đáp cụ thể.