Đề bài: Hãy tưởng tượng em gặp lại người lính lái xe trong bài thơ về tiểu đội xe không kính
Bạn đang xem: Hãy tưởng tượng em gặp lại người lính lái xe trong bài thơ về tiểu đội xe không kính
I. Dàn ý Hãy tưởng tượng em gặp lại người lính lái xe trong bài thơ về tiểu đội xe không kính
1. Mở bài
Giới thiệu khái quát về tình huống, hoàn cảnh được gặp người lính lái xe.
2. Thân bài
– Những ấn tượng ban đầu khi gặp người lính lái xe:+ Ánh mắt cương nghị của năm xưa nhưng mái tóc chú giờ đây đã bạc+ Những nếp nhăn đã xuất hiện thật nhiều trên gương mặt của chú.+ Chú rất vui tính, nhiệt tình, vẫn mang trong mình sức trẻ của người lính năm nào- Người lính lái xe kể lại câu chuyện của mình trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt trên tuyến đường Trường Sơn:+ Người lính lái xe kể lại những khó khăn của cuộc chiến tranh chống Mĩ cứu nước đặc biệt là trên tuyến đường Trường Sơn.+ Người lính kể lại tinh thần hiên ngang, bất khuất của những người lính lái xe khi lái những chiếc xe không kính+ Người lính kể về những kỉ niệm của tình đồng chí, đồng đội.
3. Kết bài
Những ấn tượng và cảm nghĩ của bản thân về người lính lái xe.
II. Bài văn mẫu Hãy tưởng tượng em gặp lại người lính lái xe trong bài thơ về tiểu đội xe không kính
Năm nào cũng thế, mỗi dịp gần tới ngày 22 tháng 12, trường tôi lại tổ chức các buổi ngoại khóa để tạo cơ hội cho chúng tôi thêm hiểu, thêm tự hào về lịch sử của dân tộc và năm nay cũng vậy. Trong buổi ngoại khóa năm nay nhà trường mời về rất nhiều các bác, các chú cựu chiến binh, các chú đã kể cho chúng tôi nghe rất nhiều những câu chuyện về những năm tháng chiến tranh khốc liệt, trong đó, tôi đặc biệt ấn tượng với câu chuyện của người lính có rất nhiều huy chương – người tự giới thiệu là người lính lái xe trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật.
Đọc những vần thơ trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” trong đầu tôi vẫn luôn không thôi tưởng tượng về hình ảnh một người lính lái xe trẻ trung, tếu táo, ánh mắt cương nghị trong trang phục người lính. Và để rồi, thời gian trôi đi, hôm nay, tôi được gặp lại người lính ấy, vẫn ánh mắt cương nghị của năm xưa nhưng mái tóc chú giờ đây đã bạc, những nếp nhăn đã xuất hiện thật nhiều trên gương mặt của chú. Tuy đã già, nhưng chú vẫn rất vui tính, nhiệt tình, vẫn mang trong mình sức trẻ của người lính năm nào. Chú đã kể cho chúng tôi nghe thật nhiều câu chuyện, đặc biệt là câu chuyện về chú, về những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn.
Chú kể với chúng tôi rằng, năm 1969 là quãng thời gian khốc liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Đế quốc Mĩ đánh phá ác liệt, ném bom dữ dội trên tuyền đường Trường Sơn – tuyến đường trọng yếu nối liền hai miền Nam Bắc của đất nước. Mặc dù vậy, nhưng những chiếc xe tải vẫn cứ thế nối đuôi nhau vượt qua mưa bom, bão đạn của kẻ thù để vận chuyển lương thực, vũ khí cho chiến trường miền Nam. Kể đến đây, dường như bao kỉ niệm cứ thế gọi nhau ùa về trong chú. Chú bảo với chúng tôi rằng, những trận bom đạn của kẻ thù dữ dội lắm, vượt qua những trận bom đạn ấy là một điều may mắn nhưng rồi sau khi vượt qua những hiểm nguy ấy thì những chiếc xe cũng mất luôn cửa kính. Kể đến đây, chú dừng lại nói với chúng tôi:
– Các cháu thấy đó, lái xe một chặng đường dài đã vất vả, lái những chiếc xe không có kính lại càng gian nan, nguy hiểm hơn, ngồi trong buồng lái mà chú cứ ngỡ như thấy cả đất trời quanh mình nhưng các chú đã vượt qua tất cả mọi hiểm nguy ấy để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Chú vẫn còn nhớ, những ngày nắng, những cơn gió đã thổi theo bao nhiêu bụi, bám lấy người, lấy tóc của bọn chú, mái tóc lúc ấy như mái tóc của những người già, mặt mũi ai nấy đều lấm lem hết cả. Thế mà, không ai rửa, cứ để vậy phì phèo châm điếu thuốc. Nếu những ngày nắng bụi bám đầy người thì những ngày mưa còn vất vả hơn nhiều. Những trận mưa ùa đến, không có gì che chắn nên bị ướt là điều dễ hiểu nhưng thời gian, hoàn cảnh không cho phép nên bọn chú làm gì kịp thay áo, cứ để vậy rồi tiếp tục lái xe đi.
Bọn chú đã lái xa qua những chặng đường dài, vượt qua bao hiểm nguy, mưa bom bão đạn của kẻ thù và sự khắc nghiệt của thiên nhiên, thời tiết, để rồi, đến lúc anh em, đồng đội gặp lại nhau, ai nấy đều vui mừng, phấn khởi, vội bắt tay nhau qua cửa kính xe đã vỡ. Những cái bắt tay ấy có ý nghĩa thật lớn lao, nó là sự cảm thông, sẻ chia, là tình cảm yêu thương, gắn bó mà những người lính dành cho nhau. Cái bắt tay ấy chính là nguồn động lực tiếp thêm cho bọn chú sức mạnh để tiếp tục những chặng đường mới và hoàn thành công việc được giao. Cuộc sống của những người lính vất vả, luôn đối mặt với hiểm nguy nhưng đơn sơ, mộc mạc và tình cảm lắm các cháu ạ. Với bọn chú, những anh em, đồng đội cùng chung bát đũa chính là gia đình, là người thân của nhau. Những bữa cơm dã chiến giữa trời xanh, giữa núi rừng rộng lớn cũng đủ để siết chặt thêm tình anh em.
Trên tuyến đường Trường Sơn năm ấy, dẫu có nhiều những khó khăn, hiểm nguy nhưng các chú chưa bao giờ từ bỏ mà vẫn luôn hướng về phía trước, về miền Nam ruột thịt như có nhà thơ đã từng viết:
Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nướcMà lòng phơi phới dậy tương lai.
Những lời tâm sự của chú – người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn năm ấy gợi lên trong em thật nhiều suy nghĩ. Em cảm thấy rất khâm phục, yêu quý và biết ơn các chú.
——————-HẾT———————-
Bên cạnh bài Hãy tưởng tượng em gặp lại người lính lái xe trong bài thơ về tiểu đội xe không kính. các em học sinh có thể tìm hiểu về bài thơ thông qua việc tham khảo những bài văn hay lớp 9 khác như: Phân tích Bài thơ tiểu đội xe không kính, Vẻ đẹp người lính trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Bình giảng bốn khổ thơ đầu bài thơ về tiểu đội xe không kính, Cảm nhận của em về chân dung người lính lái xe trong Bài thơ tiểu đội xe không kính.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục