Đề bài: Cảm nhận 2 khổ đầu trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Cảm nhận 2 khổ đầu trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Bạn đang xem: Cảm nhận 2 khổ đầu trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính
I. Dàn ý Cảm nhận 2 khổ đầu trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Chuẩn)
1. Mở bài
Giới thiệu về Bài thơ về tiểu đội xe không kính và hai khổ thơ đầu tiên
2. Thân bài
* Hình tượng những chiếc xe không kính (2 câu thơ đầu):– Những chiếc xe xuất hiện với một diện mạo thật lạ lùng: méo mó, biến dạng, mất đi hình dáng ban đầu “không kính”.- “Bom giật, bom rung” thể hiện được sự dữ dội cùng sức tàn phá khủng khiếp của kẻ thù.- Hình ảnh chiếc xe cũng phản ánh hiện thực khốc liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ, khi kẻ thù ra sức bắn phá, ngăn cản hoạt động chi viện.- Sự méo mó, biến dạng của những chiếc xe không ảnh hưởng đến đến hành trình chi viện và tinh thần quyết tâm của những người lính.
* Hình tượng những người lính lái xe:
– Tư thế ung dung, ngạo nghễ:+ “ung dung” được sử dụng rất đắt, nó thể hiện được dáng vẻ thư thái, tự nhiên, không lo lắng, bận tâm của những người lính khi làm nhiệm vụ lái xe.→ Trong không khí mưa bom bão đạn, khi cái chết luôn cận kề thì những người lính vẫn giữ được sự tự tin, bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh.+ Đảo ngữ “ung dung” lên đầu câu kết hợp với điệp từ “nhìn” đã tái hiện sống động tư thế vững vàng, tự tin cùng khí phách hiên ngang, kiên cường, coi thường hiểm nguy của những người lính.+ “nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng” tinh thần lạc quan, vững vàng đầy quyết tâm
– Cách đối diện với hiện thực khó khăn:+ Hình ảnh “gió”, “con đường”, “sao trời” mang đậm cảm hứng lãng mạn, đây không chỉ là những hình ảnh thực mà những người lính bắt gặp trên đường mà còn phản chiếu thế giới tâm hồn lãng mạn, phong phú của người lính.+ Điệp từ “thấy” làm cho nhịp thơ trở nên dồn dập, hối hả.+ Trong gian khổ, khốc liệt những người lính vẫn nhìn cuộc đời bằng đôi mắt lạc quan, đầy chất trẻ, chất lính.+ Những khó khăn của hoàn cảnh đều được tâm hồn lãng mạn ấy “hóa giải” thành những cảm nhận thật độc đáo, thú vị.
3. Kết bài
Khẳng định giá trị của 2 khổ thơ.
II. Bài văn mẫu Cảm nhận 2 khổ đầu trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Chuẩn)
Bài thơ về tiểu đội xe không kính là khúc tráng ca đầy hào hùng của những người lính lái xe trên đường ra trận. Thông qua hình ảnh độc đáo, những chiếc xe không kính, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã làm nổi bật lên vẻ đẹp của lòng dũng cảm, sự ngang tàng và tinh thần lạc quan của những người lính. Trong hai khổ thơ đầu của bài, nhà thơ đã tập trung khắc họa hình ảnh độc đáo, “có một không hai” của những chiếc xe từ trong bom rơi và thể hiện được vẻ đẹp tâm hồn đáng quý của những người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn.
Sự xuất hiện đầy tự nhiên, có phần hóm hỉnh của những chiếc xe không kính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” đã tạo ấn tượng mạnh mẽ và trở thành một trong những hình tượng tiêu biểu nhất trong thơ ca kháng chiến. Đây cũng chính là lần đầu tiên, hình ảnh những chiếc xe không kính được đưa vào trong thơ ca:
Không có kính không phải vì xe không có kínhBom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Chiếc xe là phương tiện chiến đấu đồng hành cùng những người lính lái xe trong hành trình chi viện cho miền Nam ruột thịt. Thế nhưng, những chiếc xe xuất hiện với một diện mạo thật lạ lùng: méo mó, biến dạng, mất đi hình dáng ban đầu “không kính”. Hình ảnh chiếc xe cũng phản ánh hiện thực khốc liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ, khi kẻ thù ra sức bắn phá, ngăn cản hoạt động chi viện. “Bom giật, bom rung” thể hiện được sự dữ dội cùng sức tàn phá khủng khiếp của kẻ thù nhằm ngăn cản bước tiến của quân ta. Ác liệt là vậy, dữ dội, hiểm nguy là vậy, thế nhưng những người lính vẫn đối diện bằng tinh thần lạc quan, nói về những mất mát bằng giọng tinh nghịch, bông đùa “kính vỡ đi rồi”. Có lẽ đối với những người lính, hành động hủy diệt của kẻ thù không phải vật cản khiến họ sợ hãi, nhụt chí mà là bước đệm để họ thêm quyết tâm cho lí tưởng chiến đấu vì miền Nam, thống nhất đất nước. Tinh thần lạc quan, ý chí quyết tâm ấy tiếp tục được thể hiện rõ nét trong những câu thơ sau:
Ung dung buồng lái ta ngồi,Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Tính từ “ung dung” được sử dụng rất đắt, nó thể hiện được dáng vẻ thư thái, tự nhiên, không lo lắng, bận tâm của những người lính khi làm nhiệm vụ lái xe. Trong không khí mưa bom bão đạn, khi cái chết luôn cận kề thì những người lính vẫn giữ được sự tự tin, bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh. Đảo ngữ “ung dung” lên đầu câu kết hợp với điệp từ “nhìn” đã tái hiện sống động tư thế vững vàng, tự tin cùng khí phách hiên ngang, kiên cường, coi thường hiểm nguy của những người lính. Đi trong bầu không khí căng thẳng, hiểm nguy “bom giật bom rung” nhưng những người lĩnh vẫn giữ vững tinh thần lạc quan, giữ được tay lái vững vàng , tinh thần ấy được thể hiện qua ánh nhìn đầy quyết tâm “nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”.
Khác với nhịp thơ 2/2/2 trong câu thơ thứ 4, đến những câu thơ sau nhịp thơ trở nên dồn dập khi diễn tả cảm giác, tinh thần của những người lính trên đường ra trận:
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắngNhìn thấy con đường chạy thẳng vào timThấy sao trời và đột ngột cánh chimNhư sa như ùa vào buồng lái
Hình ảnh “gió”, “con đường”, “sao trời” mang đậm cảm hứng lãng mạn, đây không chỉ là những hình ảnh thực mà những người lính bắt gặp trên đường mà còn phản chiếu thế giới tâm hồn lãng mạn, phong phú của người lính. Trước hết, về ý nghĩa tả thực, vì chiếc xe không có kính nên khi chạy, những cơn gió lùa vào khiến cho đôi mắt của những người lính trở nên cay xè “xoa mắt đắng”, xe không kính nên tầm nhìn của những người lính cũng trở nên rõ ràng hơn “thấy con đường chạy thẳng vào tim”, ánh sao và cánh chim cũng như ùa vào buồng lái. Điệp từ “nhìn” làm cho nhịp thơ trở nên hối hả, hào hứng. Lời thơ như lời tâm sự đầy hăng say, thoải mái. Hình ảnh gió, con đường, sao, cánh chim còn thể hiện được tâm hồn lãng mạn, đầy mộng mơ của những người lính. Trong gian khổ, khốc liệt những người lính vẫn nhìn cuộc đời bằng đôi mắt lạc quan, đầy chất trẻ, chất lính. Những khó khăn của hoàn cảnh đều được tâm hồn lãng mạn ấy “hóa giải” thành những cảm nhận thật độc đáo, thú vị, những cơn gió thổi mạnh, sao trời và cánh chim đột ngột đã trở thành người bạn đồng hành của những người lính khi làm nhiệm vụ.
Như vậy, chỉ với hai khổ thơ đầu, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã mang đến cho chúng ta những ấn tượng thật sâu sắc về những chiếc xe không kính đi ra từ trong bom rơi, cùng với đó là một hình ảnh, tinh thần thật đẹp của những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn xưa.
—————-HẾT—————-
Để có những cảm nhận trọn vẹn về hình tượng những chiếc xe không kính cũng như vẻ đẹp của những người lính lái xe, bên cạnh bài Cảm nhận 2 khổ đầu trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính, các em không nên bỏ qua: Phân tích chất thơ trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Cảm nhận của em về Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Vẻ đẹp người lính trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phân tích hình tượng chiếc xe không kính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục