Hằng ngày chúng ta phải giao tiếp với bạn bè, người thân, đồng nghiệp … trong những hoàn cảnh và tình huống rất khác nhau, vì những mục đích cũng rất khác nhau (trao đổi thông tin, giải quyết vấn đề, thuyết phục họ …) Trong quá trình giao tiếp này một lời nói, một cử chỉ có thể tạo ra một ấn tượng tốt đẹp, một sự tin cậy, một cảm xúc tích cực, cũng có thể làm mất lòng nhau, làm tổn hại đến sức khoẻ và khả năng hoạt động của con người. Vậy Giao tiếp là gì? Chức năng và vai trò của giao tiếp? Xin mời các bạn theo dõi bài viết sau đây để biết câu trả lời nhé!
Khái niệm giao tiếp là gì?
Hiện nay vẫn chưa cho có sự thống nhất cao trong các nhà nghiên cứu khi bàn về giao tiếp, tuy nhiên, hiểu khái quát có thể nêu lên một khái niệm về giao tiếp như sau:
Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người và người một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Với các biểu đạt thông qua lời nói hoặc hành vi, thể hiện với ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ. Thực hiện với một hoặc nhiều các cách thức trên để phản ánh hiệu quả cảm xúc, thái độ. Cũng như mang đến các thông tin cung cấp để đánh giá đối tượng. Giao tiếp giúp con người có nhiều chủ đề để nói chuyện, quan tâm hoặc đánh giá lẫn nhau.
Giao tiếp là sự xác lập và vận hành các mối quan hệ trong cuộc sống. Có thể xảy ra trong tính chất của mối quan hệ khác nhau một cách đa dạng. Cùng một chủ thể có thể có nhiều cách thức khác nhau, mang đến tính chất mối quan hệ khác nhau với những chủ thể khác. Nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định trong nắm bắt, đánh giá thông tin. Cũng như làm nên tình trạng phản ánh của các mối quan hệ như thân thiết, xã giao,…
Giao tiếp bao gồm hàng loạt yếu tố. Như trao đổi thông tin, xây dựng chiến lược hoạt động phối hợp, tri giác và tìm hiểu người khác. Với mỗi mục đích khác nhau, người ta lại tiến hành lựa chọn cách thức giao tiếp khác. Hướng đến thể hiện bản thân cũng như tìm kiếm các giá trị mong muốn.
Giao tiếp có 3 khía cạnh chính:
– Giao lưu: Khi đó, truyền tải thông tin qua cuộc trò chuyện là cách thức được lựa chọn. Trong đó, các bên tìm hiểu những đặc thù trong quá trình tiến hành đó. Gắn với các xác định với mục đích, tâm thế và ý định của nhau. Kết quả của cuộc giao lưu, mỗi bên có thể nhận được các mục đích khác nhau xác định ban đầu.
Quá trình giao lưu sẽ làm giàu thêm về kiến thức, kinh nghiệm của những người tham gia giao tiếp. Các thông tin được truyền tải và tiếp nhận. Cũng như giao tiếp nhiều giúp rèn luyện hiệu quả của việc làm chủ cuộc trò chuyện. Từ đó giúp con người có được nhiều lợi thế hơn với sự tự tin, bản lĩnh.
– Tác động qua lại giữa hai bên. Tác động được thực hiện với ngôn ngữ thống nhất. Cùng hiểu biết về tình huống, hoàn cảnh giao tiếp là điều kiện cần thiết bảo đảm sự tác động qua lại đạt hiệu quả. Các bên có chung một chủ đề thảo luận có thể mang đến chất lượng tốt hơn trong xây dựng mối quan hệ. Có nhiều kiểu tác động qua lại lẫn nhau. Trước hết đó là sự hợp tác và sự cạnh tranh. Tương ứng ứng với chúng là sự đồng tình hay sự xung đột.
Tác động có thể là xuôi hoặc không. Tuy nhiên đều thể hiện rõ nét cho thái độ phản ánh của các bên. Có thể mang đến kết quả mong muốn với giải quyết chủ đề đang trao đổi.
– Khía cạnh tri giác. Bao hàm quá trình hình thành hình ảnh về người khác. Việc đánh giá về tính cách, thái độ,… Xác định được các phẩm chất tâm lý và đặc điểm hành vi của người đó thông qua các biểu hiện bên ngoài. Có thể đến từ ngôn ngữ, điệu bộ, hành vi, thái độ, cách ứng xử. Cần chú ý tới các hiện tượng như: ấn tượng ban đầu, hiệu ứng cái mới, sự điển hình hóa,… Cũng như mang đến các thay đổi suy nghĩ khi đánh giá về người khác qua những lần tiếp xúc khác nhau.
Chức năng của giao tiếp
Các chức năng xã hội.
Giao tiếp mang đến tiếng nói chung hay sự tôn trọng cần thiết với các chủ thể. Bên cạnh giúp con người xác định cách ứng xử cần thiết và phù hợp cho từng trường hợp cụ thể. Tổ chức, điều khiển, phối hợp hoạt động lao động tập thể. Tức là mang đến tinh thần đoàn kết hoặc các kết nối xã hội hiệu quả. Các tiếng nói chung được tạo ra bên cạnh phản ánh trong tiếp nhận hành vi và thái độ.
Giao tiếp còn có chức năng thông tin, giúp trao đổi và tiếp nhận, đánh giá, khai thác thông tin hiệu quả. Muốn quản lí một xã hội phải có thông tin hai chiều. Từ trên xuống, từ dưới lên và cả thông tin giữa các nhóm, tập thể,… Từ đó mới có được sự nhìn nhận đúng về đối tượng và con người họ.
Các chức năng tâm lí – xã hội.
Phục vụ nhu cầu của từng thành viên trong xã hội. Điều chỉnh cũng như tác động hiệu quả đến tâm lý được thể hiện. Con người có đặc thù là luôn có giao tiếp với người khác, là nhu cầu của họ. Từ đó mang đến các mối quan hệ nhất định cho mức độ khác nhau giữa các chủ thể khác nhau.
Chức năng này của giao tiếp gọi là chức năng nối mạch với người khác. Tạo nên các điểm chung trong nhu cầu hoặc tư tưởng. Đặc biệt khi con người có thể thực hiện các chia sẻ và cảm thông với nhau. Trong cùng một nhóm, có thể hình thành hứng thú chung, mục đích chung, có nhu cầu gắn bó với nhau,… Làm cho các mối quan hệ trở thành các quan hệ thực. Bảo đảm sự tồn tại thực của nhóm và các quan hệ ràng buộc con người. Trong nhóm với người thân, với bạn bè, với công việc,…
Chức năng đồng nhất qua giao tiếp.
Thành viên đồng nhất với nhóm, chấp nhận và tuân thủ các chuẩn mực nhóm. Mang đến phản ánh quan điểm hay ý chí thể hiện. Dẫn đến sự thống nhất nhiều mặt trong nhóm, bên cạnh các ý kiến trong chia sẻ quan điểm cá nhân. Tất cả đảm bảo cho con người họ được thể hiện, năng lực của họ được khai thác. Người càng làm tốt được năng lực giao tiếp càng có sức nặng trong lời nói và hành động. Họ nhận được nhiều sự tôn trọng, ủng hộ và đồng tình hơn.
Nhưng sự vận động của nhóm có thể dẫn tới chỗ một thành viên nào đó tách khỏi nhóm. Đến lúc đó chức năng đồng nhất chuyển thành chức năng đối lập: thành viên này đối lập lại với nhóm vì khác biệt về hứng thú, mục đích, động cơ,… Khi có các khác biệt lớn khiến họ không còn tìm được tiếng nói chung. Giao tiếp luôn mang đến kết quả của hai mặt đó ứng với các chủ thể khác nhau.
Đương nhiên thành viên này sẽ có thể và phải gia nhập vào những mối quan hệ ở nhóm khác. Bởi với tính chất của giao tiếp, con người sẽ tìm được cho mình các chủ thể và nhóm giao tiếp phù hợp. Không có ai quá cô lập với các tình trạng của mối quan hệ được xác lập.
Vai trò của giao tiếp
Trong nhu cầu sinh hoạt hằng ngày
Giao tiếp với bạn bè, người thân, đồng nghiệp,… và cả những người mới quen. Với nhu cầu từ trao đổi thông tin, thể hiện cảm xúc, tâm tư tới khẳng định bản lĩnh. Trong những hoàn cảnh và tình huống được thực hiện rất khác nhau. Vì những mục đích trao đổi thông tin, giải quyết vấn đề, thuyết phục,… Cũng như giúp con người tham gia vào các mối quan hệ thực tế. Họ bị ràng buộc bởi gia đình, bạn bè, công việc và những nhu cầu khác. Và phải thông qua giao tiếp để phản ánh, thể hiện.
Ông bà ta thương nói: “học ăn, học nói, học gói, học mở”. Nghĩa là phải học những điều thật cơ bản trong cuộc sống, mà ta tưởng là đơn giản và dễ dàng. Cách học hiệu quả nhất là có người sửa để ta thay đổi theo hướng tích cực lên. Do đó cần nói nhiều, tiếp xúc nhiều để gặp gỡ các chủ thể khác nhau. Khi đó, ta có thể điều chỉnh hợp lý để mang đến hiệu quả với mỗi chủ thể ta gặp. Học cách thức giao tiếp chính là một trong những môn học để làm người, mà ai ai cũng cần phải học.
Trong tâm lý học
Giao tiếp là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Bởi vì giao tiếp đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của con người. Giao tiếp có ảnh hưởng và tác động rất lớn lên suy nghĩ, hành động. Như vậy, cần tìm kiếm hiệu quả của giao tiếp để đảm bảo cho các nhu cầu khác được thực hiện tốt. Đồng thời giao tiếp còn là phương tiện thể hiện nhân cách. Tâm lý của con người được hình thành và phát triển trong giao tiếp với những người xung quanh.
Với sự tự tin hay suy nghĩ chín chắn đều phải được rèn qua kinh nghiệm. Từ đó có tác động nhất định đến tâm lý của con người. Tính cách, thái độ và suy nghĩ cũng được hình thành và tác động qua giao tiếp. Mang đến tác động lớn đến các nhu cầu khác của con người.
Trong quản lý
Nếu người lãnh đạo có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ đoàn kết được các cộng sự. Với tính chất lao động và việc làm có sự tham gia của rất nhiều chủ thể. Các tính cách thể hiện khác nhau cần có những tác động và hành xử của người quản lý là khác nhau. Tạo ra được một bầu không khí tâm lý thuận lợi trong tổ chức. Cũng như xây dựng các mối quan hệ gần gũi, thân mật giữa cấp trên với cấp dưới.
Trên cơ sở đó có thể tác động mạnh tới từng cá nhân trong tổ chức, nâng cao uy tín của mình. Từ đó mang đến kính trọng và nể phục nhất định từ nhân viên. Cũng là cơ sở để nhân viên thấy cần nỗ lực, cố gắng hơn nữa trong công việc. Mang đến hiệu quả thể hiện với thương hiệu nội bộ và thương hiệu của doanh nghiệp.
Phân loại giao tiếp
Có nhiều cách phân loại giao tiếp theo những căn cứ khác nhau:
1. Dựa vào nội dung tâm lý của giao tiếp, người ta phân ra:
- Giao tiếp nhằm thông báo những thông tin mới.
- Giao tiếp nhằm thay đổi hệ thống động cơ và giá trị.
- Giao tiếp nhằm động viên, kích thích hành động.
2. Dựa vào đối tượng hoạt động giao tiếp, người ta chia ra:
- Giao tiếp liên nhân cách (giữa 2 – 3 người với nhau).
- Giao tiếp xã hội: là giao tiếp giữa một người với một nhóm người (như lớp học, hội nghị…)
- Giao tiếp nhóm: đây là loại hình giao tiếp đặc trưng cho một tập thể nhỏ liên kết với nhau bởi hoạt động chung và nó phục vụ cho hoạt động này.
3. Dựa vào tính chất tiếp xúc, ta có thể chia ra làm 2 loại:
- Giao tiếp trực tiếp: là loại hình giao tiếp thông dụng nhất trong mọi hoạt động của con người, trong đó các đối tượng của giao tiếp trực tiếp gặp gỡ nhau và thường dùng ngôn ngữ nói và biểu cảm để truyền cho nhau những ý nghĩ và tình cảm của mình.
- Giao tiếp gián tiếp: là hình thức thông qua một phương tiện trung gian khác như thư từ, sách báo, điện thoại…
4. Dựa vào hình thức của giao tiếp, chúng ta có:
- Giao tiếp chính thức là loại giao tiếp diễn ra khi cá nhân cùng thực hiện một nhiệm vụ chung theo quy định như: làm việc ở cơ quan, trường học… Giao tiếp chính thức là giao tiếp giữa hai người hay một số người đang thực hiện một chức trách nhất định. Vì vậy còn gọi là giao tiếp chức trách. Phương tiện, cách thức của loại giao tiếp này thường tuân theo những quy ước nhất định, có khi được quy định hẳn hoi, thậm chí được thể chế hóa.
- Giao tiếp không chính thức là giao tiếp giữa những người đã có quen biết, không chú ý đến thể thức mà chủ yếu sử dụng ý riêng của những người tham gia giao tiếp. Đây còn gọi là giao tiếp ý. Nói cụ thể hơn, hai người nói chuyện thân mật với nhau, khi họ đã hiểu ý đồ của nhau, biết mục đích, động cơ của nhau. Đó là những câu chuyện riêng tư. Họ không chỉ thông báo cho nhau một thông tin gì đó, mà muốn cùng nhau chia sẻ thái độ, lập trường đối với thông tin đó. Mục đích của giao tiếp loại này là để đồng cảm, chia ngọt sẻ bùi với nhau.
5. Dựa vào thế tâm lý giữa hai bên trong giao tiếp, chúng ta có thể chia giao tiếp ra thành 3 kiểu: giao tiếp ở thế mạnh, giao tiếp ở thế yếu và giao tiếp ở thế cân bằng. Thế tâm lý tức là vị thế tâm lý giữa hai người trong quan hệ giao tiếp, nó nói lên ai mạnh hơn ai về mặt tâm lý. Thế tâm lý của một người đối với một người khác chi phối những hành vi trong giao tiếp của họ. Chẳng hạn, khi chúng ta giao tiếp với bạn bè trong lớp (là ở thế cân bằng) sẽ có những hành vi, cử chỉ, tư thế khác so với khi chúng ta giao tiếp với một người giám đốc trong cuộc phỏng vấn xin việc làm (khi mà chúng ta ở thế yếu).
6. Căn cứ vào phương tiện giao tiếp ta có ba loại: giao tiếp vật chất, giao tiếp ngôn ngữ và giao tiếp tín hiệu.
Giao tiếp vật chất diễn ra khi người ta giao tiếp với nhau bằng hành động với vật thể. Giao tiếp vật chất bắt đầu có ở trẻ cuối một tuổi, đầy hai tuổi, khi trẻ cùng chơi với đồ chơi hay một vật thể nào đó với người lớn. Các hành động thực hiện ở trẻ em thuộc lứa tuổi đó có chức năng vận động biểu cảm, như để tỏ ý muốn với lấy đồ vật hay bò về phía đồ chơi v.v…
Giao tiếp tín hiệu: Ngôn ngữ là một loại tín hiệu nên chính giao tiếp ngôn ngữ là một loại giao tiếp tín hiệu. Ngoài ra người ta còn dùng các loại tín hiệu khác để giao tiếp, như cách ăn mặc, cử chỉ, nét mặt… ở đây giao tiếp có một nội dung và hình thức khác phát triển, rất ăn ý với nhau theo những tín hiệu mà người ta đã thống nhất ý và nghĩa của các tín hiệu đó. Có tình huống giao tiếp tín hiệu còn hiệu quả hơn cả giao tiếp ngôn ngữ. Khi hai người ăn ý với nhau thì có khi ngôn ngữ trở nên thừa.
Video về Giao tiếp là gì? Chức năng và vai trò của giao tiếp?
Kết luận
Giao tiếp là điều quan trọng đối với bất cứ mối quan hệ nào trong xã hội. Là cần thiết với mỗi người trong các nhu cầu thể hiện khác nhau. Hoạt động giao tiếp cho phép chúng ta phát triển xã hội văn minh, truyền kiến thức từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cũng như hướng đến các nhu cầu và quyền lợi được thể hiện đảm bảo hơn. Quá trình giao tiếp hữu hiệu rất quan trọng đối với sự thành công và mãn nguyện của chúng ta.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tổng hợp