Giáo dục chính quy là gì?
Căn cứ Khoản 1, 2 Điều 5 Luật Giáo dục 2019 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2019) về giải thích từ ngữ quy định như sau:
Giáo dục chính quy là giáo dục theo khóa học trong cơ sở giáo dục để thực hiện một chương trình giáo dục nhất định, được thiết lập theo mục tiêu của các cấp học, trình độ đào tạo và được cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.
Giáo dục thường xuyên là giáo dục để thực hiện một chương trình giáo dục nhất định, được tổ chức linh hoạt về hình thức thực hiện chương trình, thời gian, phương pháp, địa điểm, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người học.
Như vậy bạn thấy rằng trong luật giáo dục có quy định rằng về giáo dục chính quy được pháp luật quy định là việc giáo dục theo một khóa học học trong cơ sở giáo dục để thực hiện một chương trình giáo dục nhất định, được thiết lập theo mục tiêu của các cấp học, trình độ đào tạo và được cấp văn bằng của hệ thống giáo dục đó.
Bên cạnh đó, Giáo dục thường xuyên là giáo dục để thực hiện một chương trình giáo dục nhất định, được tổ chức linh hoạt về hình thức thực hiện chương trình, thời gian, phương pháp, địa điểm, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người học.
Cho nên bạn thấy rằng trong luật giáo dục việc giáo dục chính quy là một khóa học có thời hạn nhất định rất khác so với giáo dục thường xuyên được tạo ra để đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người học, để cố yếu thể hiện được rằng tinh thần luôn luôn phấn đấu, ham học hỏi của dân tộc Việt Nam là lớn đến mức nào.
Hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay được quy định ra sao trong chương trình giáo dục quốc gia?
Căn cứ Điều 6 Luật Giáo dục 2019 quy định về quy định về hệ thống giáo dục quốc dân như sau:
– Hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
– Cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
+ Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo;
+ Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông;
+ Giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác;
+ Giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.
– Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và Khung trình độ quốc gia Việt Nam; quy định thời gian đào tạo, tiêu chuẩn cho từng trình độ đào tạo, khối lượng học tập tối thiểu đối với trình độ của giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.
– Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định ngưỡng đầu vào trình độ cao đẳng, trình độ đại học thuộc ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe.
Việc hướng nghiệp và phân luồng trong giáo dục được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 9 Luật Giáo dục 2019 quy định về việc hướng nghiệp và phân luồng trong giáo dục như sau:
– Hướng nghiệp trong giáo dục là hệ thống các biện pháp tiến hành trong và ngoài cơ sở giáo dục để giúp học sinh có kiến thức về nghề nghiệp, khả năng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội.
– Phân luồng trong giáo dục là biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục trên cơ sở thực hiện hướng nghiệp trong giáo dục, tạo điều kiện để học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông tiếp tục học ở cấp học, trình độ cao hơn hoặc theo học giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động phù hợp với năng lực, điều kiện cụ thể của cá nhân và nhu cầu xã hội, góp phần điều tiết cơ cấu ngành nghề của lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước.
– Chính phủ quy định chi tiết hướng nghiệp và phân luồng trong giáo dục theo từng giai đoạn phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội.
Hình thức đào tạo là gì?
Tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có một văn bản pháp luật chính thức nào đề cập tới khái niệm hình thức đào tạo. Tuy nhiên, hình thức đào tạo có thể được hiểu đơn giản là một phương pháp tổ chức, triển khai chương trình học nhằm mục đích cung cấp và củng cố cho người học những kiến thức cũng như các kỹ năng cần thiết, tương ứng với trình độ chuyên môn và chuyên ngành đang theo học.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và cuộc sống xã hội, thì các hình thức đào tạo hiện nay ở Việt Nam cũng đang ngày càng trở nên đa dạng, phong phú hơn, chẳng hạn như hình thức đào tạo chính quy, hình thức đào tạo tại chức (vừa làm vừa học), hình thức đào tạo từ xa, hình thức đào tạo hỗn hợp (kết hợp học tập điện tử e-Learning với phương thức dạy và học truyền thống), … Việc phân chia các hình thức đào tạo sẽ phụ thuộc vào chuyên ngành, quy mô của từng cơ sở đào tạo. Bên cạnh đó, mỗi hình thức đào tạo cũng sẽ có những ưu, nhược điểm nhất định, điều này đòi hỏi người học phải cân nhắc, lựa chọn kỹ lưỡng sao cho phù hợp nhất với nhu cầu học tập cũng như khả năng, điều kiện tài chính của bản thân.
Các loại hình đào tạo
Về các hình thức đào tạo (hay còn được gọi là các loại hình đào tạo) của giáo dục đào tạo đại học hiện nay, Điều 6 Luật Giáo dục đại học năm 2012 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học năm 2018) quy định như sau:
“Hình thức đào tạo để cấp văn bằng các trình độ đào tạo của giáo dục đại học bao gồm chính quy, vừa làm vừa học, đào tạo từ xa. Việc chuyển đổi giữa các hình thức đào tạo được thực hiện theo nguyên tắc liên thông.”
Từ quy định trên suy ra, các hình thức đào tạo của giáo dục đại học được công nhận tại Việt Nam hiện nay gồm 03 hình thức, đó là: (i) Hình thức chính quy; (ii) hình thức vừa làm vừa học; và (iii) hình thức đào tạo từ xa.
Hình thức chính quy
Đào tạo chính quy là hình thức hay loại hình đào tạo phổ biến nhất trong hệ thống giáo dục Việt Nam nói chung, trong giáo dục đại học nói riêng. Phần lớn các cơ sở giáo dục đại học hiện nay ở nước ta đều tổ chức đào tạo theo hình thức này.
Việc tuyển sinh người học đối với hình thức đào tạo chính quy bậc đại học thường dựa trên việc xét tuyển học bạ THPT, xét tuyển theo kết quả thi THPT Quốc gia cũng như một số tiêu chí khác (như chứng chỉ ngoại ngữ, giải thưởng cấp quốc gia, giải thưởng cấp quốc tế, …). Người học sau khi hoàn thành chương trình đại học và đủ điều kiện tốt nghiệp thì sẽ được cơ sở đào tạo cấp văn bằng hệ chính quy.
Nhìn chung, chương trình học theo hình thức đào tạo chính quy thường kéo dài từ 04 – 06 năm tùy thuộc vào đặc trưng của ngành học, với sự phân chia thành hai khối kiến thức là khối kiến thức đại cương (được áp dụng cho tất cả các chuyên ngành) và khối kiến thức chuyên ngành.
Có thể thấy, hình thức đào tạo chính quy ở Việt Nam hiện nay đã và đang được áp dụng đối với hầu hết các chuyên ngành trong mọi lĩnh vực, từ khoa học tự nhiên tới khoa học xã hội, từ nghiên cứu tới thực hành, dịch vụ, … Điều này đã góp phần tạo điều kiện cho tất cả mọi người được theo học đại học hệ chính quy với chuyên ngành mà bản thân yêu thích.
Hình thức vừa làm vừa học
Đào tạo vừa làm vừa học (hay còn được gọi là đào tạo tại chức) là hình thức đào tạo được cơ sở giáo dục đại học xây dựng dựa trên nhu cầu đăng ký và nguyện vọng của người học.
Nhìn chung, vừa làm vừa học có thể được hiểu đơn giản là hình thức đào tạo không tập trung và liên tục, trái ngược với hình thức chính quy. Theo đó, người học sẽ chỉ cần tập trung tại địa điểm hay cơ sở đào tạo theo từng đợt học, từng học kỳ. Sau khi kết thúc đợt học, người học sẽ được quay lại công việc thường ngày của mình. Hay nói cách khác, người học thật sự có thể “vừa đi làm, vừa đi học” mà vẫn có thể được cấp một văn bằng có giá trị tương đương với văn bằng tốt nghiệp hệ chính quy thông thường.
Sở dĩ nói như trên, bởi theo quy định mới có hiệu lực từ ngày 01/7/2019 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học năm 2018, thì đã không còn có sự phân biệt về giá trị giữa các văn bằng theo các hình thức đào tạo khác nhau của cùng một chương trình đào tạo (tức là nội dung chính của văn bằng được cấp sẽ không còn bắt buộc phải ghi rõ là thuộc hình thức đào tạo hay hệ đào tạo nào như trước kia), mà sự khác biệt ở đây chỉ còn là về thời gian cũng như kỹ thuật tổ chức, quản lý đối với từng hình thức đào tạo đó.
Hình thức đào tạo từ xa
Đào tạo từ xa là hình thức đào tạo trong đó phần lớn có sự gián cách giữa người dạy và người học về mặt thời gian và không gian. Người học theo hình thức đào tạo từ xa chủ yếu là tự học qua học liệu như giáo trình, băng hình, băng đĩa, phần mềm vi tính, … và bằng việc sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin dưới sự tổ chức, hỗ trợ của cơ sở giáo dục đại học để có thể hoàn thành chương trình học tập của mình. Hay nói một cách chung nhất, thì đào tạo từ xa là hình thức đào tạo linh hoạt, không hạn chế về mặt thời gian, địa điểm nhờ việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình đào tạo.
Hình thức đào tạo từ xa đã và đang mang lại rất nhiều lợi ích cho người học, nhất là đối với những người có nhu cầu học nhiều chuyên ngành đào tạo cùng lúc. Thêm vào đó, việc không còn có sự phân biệt về giá trị giữa các văn bằng theo các hình thức đào tạo khác nhau như đã đề cập ở phần trên, cũng đã tạo ra rất nhiều cơ hội cho người học được lựa chọn hình thức đào tạo đại học phù hợp nhất với bản thân.
Các hệ đào tạo ở Việt Nam
Tương tự như đối với hình thức đào tạo thì người học cũng có thể lựa chọn các hệ đào tạo phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng học tập của mình. Ở Việt Nam, hệ đào tạo thường được chia thành hai nhóm chính, đó là: Hệ đào tạo chính quy và hệ đào tạo không chính quy.
Hệ đào tạo chính quy
Hệ đào tạo chính quy bao gồm đại học chính quy, liên thông từ cao đẳng lên đại học và văn bằng 2.
- Đại học chính quy: Thời gian đào tạo thường từ 04 – 06 năm tùy thuộc vào từng ngành học. Sau khi tốt nghiệp, người học sẽ được cơ sở giáo dục đại học cấp bằng cử nhân.
- Liên thông từ cao đẳng lên đại học: Thời gian đào tạo thông thường là 18 tháng (1.5 năm). Trong khoảng thời gian này, người học sẽ kết hợp giữa việc học kiến thức trên giảng đường với việc đi thực tập và chuẩn bị luận văn tốt nghiệp. Đối với những trường hợp học liên thông trái ngành thì người học sẽ phải học chuyển đổi trước khi vào học chuyên ngành thuộc chương trình đại học, và vì thế, thời gian đào tạo liên thông trái ngành sẽ vào khoảng 24 tháng (hơn 2 năm), dài hơn so với đào tạo liên thông thông thường.
- Văn bằng 2: Đây là hệ đào tạo dành cho người học đã có một văn bằng tốt nghiệp đại học trước đó. Thời gian đào tạo của văn bằng 2 sẽ tùy thuộc vào cơ sở đào tạo, thông thường sẽ kéo dài khoảng 12 – 20 tháng (đối với người học đã tốt nghiệp văn bằng 1 cùng với ngành dự định học) tới khoảng 24 – 36 tháng (đối với người học đã tốt văn bằng 1 nhưng khác với ngành dự định học).
Hệ đào tạo không chính quy
Hệ đào tạo không chính quy bao gồm đào tạo từ xa, văn bằng 1 (hệ vừa học vừa làm) và văn bằng 2 (hệ vừa học vừa làm).
- Đào tạo từ xa: Như đã phân tích ở phần trên, đào tạo từ xa là hình thức đào tạo linh hoạt, không bị hạn chế bởi thời gian, địa điểm nhờ việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình đào tạo. Thời gian đào tạo từ xa sẽ tương tự như việc tham gia chương trình đào tạo trực tiếp trên giảng đường, từ 3.5 – 04 năm đối với người chưa có văn bằng tốt nghiệp đại học, và từ 1.5 – 3 năm đối với người học đã có văn bằng tốt nghiệp đại học hoặc đã có văn bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng.
- Văn bằng 1 – Vừa học vừa làm: Thời gian đào tạo thông thường kéo dài khoảng 04 năm, và người học phải tham gia xét tuyển đầu vào bằng hình thức xét học bạ THPT hoặc kết quả thi THPT cùng một số tiêu chí khác.
- Văn bằng 2 – Vừa học vừa làm: Thời gian đào tạo thông thường kéo dài khoảng 02 năm, và người học bắt buộc phải có một văn bằng tốt nghiệp đại học cùng với một số tiêu chí khác để đủ điều kiện đăng ký chương trình này.
********************
Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tổng hợp