Bản tự nhận xét đánh giá, xếp loại của giáo viên năm 2021 – 2022 gồm 7 mẫu hướng dẫn cách ghi, điền mẫu rất cụ thể, giúp thầy cô tham khảo nhanh chóng hoàn thiện bản đánh giá của mình.
Bản tự nhận xét về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của giáo viên là biểu mẫu được lập ra nhằm giúp các thầy cô giáo tự đánh giá phẩm chất, năng lực; xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Từ đó xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp đáp ứng mục tiêu giáo dục của nhà trường, địa phương trong năm học mới. Nội dung bản tự nhận xét của giáo viên cần nêu rõ cả thông tin cá nhân, nhiệm vụ được giao trong năm học vừa qua. Đồng thời, đưa ra những ưu điểm, khuyết điểm của bản thân. Vậy mời các bạn cùng theo dõi 7 mẫu tự nhận xét đánh giá, xếp loại của giáo viên, mời các bạn cùng đón đọc.
Cách đánh giá, phân loại giáo viên cuối năm học theo Nghị định 90
Từ năm học 2020 – 2021, việc đánh giá giáo viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ không cần có sáng kiến kinh nghiệm. Cụ thể có những thay đổi như sau:
Bạn đang xem: Bản tự nhận xét đánh giá, xếp loại của giáo viên (Cách viết + 7 mẫu)
Đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ không cần có sáng kiến kinh nghiệm
Ngày 13 tháng 8 năm 2020 Chính phủ ban hành Nghị định Số: 90/2020/NĐ-CP về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 8 năm 2020.
Theo đó, ở tiêu chuẩn đánh giá xếp loại giáo viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bắt buộc phải đạt các tiêu chuẩn sau:
“Điều 12. Tiêu chí xếp loại chất lượng viên chức ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
1. Viên chức không giữ chức vụ quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ:
a) Thực hiện tốt các quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 3 Nghị định này;
(Tại Điều 3 các khoản 1,2,3,4 quy định về 1. Tư tưởng chính trị; 2. Đạo đức lối sống; 3. Tác phong, lề lối làm việc; 4. Ý thức tổ chức kỷ luật)
b) Hoàn thành 100% nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả cao, trong đó ít nhất 50% nhiệm vụ hoàn thành vượt mức.”
Điểm mới là việc xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: Bỏ các tiêu chí “Hoàn thành tốt các nhiệm vụ đột xuất”, “có ít nhất 01 đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng, mang lại hiệu quả trong công việc”…
Giáo viên bị kỷ luật sẽ xếp không hoàn thành nhiệm vụ
Điểm mới tiếp theo của Nghị định 90 là việc quy định cụ thể việc đánh giá giáo viên bị xử lý kỷ luật thì bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ.
Tại Điều 15. Tiêu chí xếp loại chất lượng viên chức ở mức không hoàn thành nhiệm vụ quy định:
“1. Viên chức không giữ chức vụ quản lý có một trong các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ:
a) Có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa theo đánh giá của cấp có thẩm quyền;
b) Có trên 50% các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao chưa bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả;
c) Có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá.”
Nghị định mới đã bổ sung tiêu chí “có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa”, “có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá”… thì bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ.
Như vậy, quy định mới đã quy định cụ thể, rõ ràng giáo viên bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá phải xếp mức không hoàn thành nhiệm vụ.
Quy trình đánh giá, xếp loại giáo viên
Đối với giáo viên không giữ chức vụ quản lý thì được đánh giá theo các bước như sau:
Bước 1: Giáo viên tự đánh giá, xếp loại chất lượng thông qua báo cáo được ban hành kèm Nghị định 90 này.
Bước 2: Tại nơi công tác sẽ tổ chức cuộc họp để nhận xét, đánh giá giáo viên. Thành phần tham gia sẽ gồm toàn thể giáo viên (hoặc toàn thể giáo viên của đơn vị cấu thành nơi người này công tác trong trường hợp có đơn vị cấu thành – với giáo viên không giữ chức vụ quản lý).
Bước 3: Trong cuộc họp, giáo viên trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác của mình và các thành viên tham dự đóng góp ý kiến. Các ý kiến được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.
Bước 4: Xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng giáo viên.
Bước 5: Thông báo bằng văn bản cho giáo viên biết về kết quả đánh giá, xếp loại đồng thời quyết định hình thức công khai trong cơ quan, đơn vị người này công tác.
Bản tự nhận xét đánh giá, xếp loại của giáo viên – Mẫu 1
Bản tự nhận xét đánh giá, xếp loại của giáo viên – Mẫu 2
Bản tự nhận xét đánh giá, xếp loại của giáo viên – Mẫu 3
Bản tự nhận xét đánh giá, xếp loại của giáo viên – Mẫu 4
Bản tự nhận xét đánh giá, xếp loại của giáo viên – Mẫu 5
Bản tự nhận xét đánh giá, xếp loại của giáo viên – Mẫu 6
Bản tự nhận xét đánh giá, xếp loại của giáo viên – Mẫu 7
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tổng hợp