Đề bài: Giải thích câu Cây ngay không sợ chết đứng
Giải thích câu Cây ngay không sợ chết đứng
Bạn đang xem: Giải thích câu Cây ngay không sợ chết đứng
I. Dàn ý Giải thích câu Cây ngay không sợ chết đứng (Chuẩn)
1. Mở bài
Giới thiệu về câu tục ngữ: Cây ngay không sợ chết đứng
2. Thân bài
* Giải thích:– “Cây ngay” là cây mọc thẳng, dễ bám chắc vào mặt đất, tán hướng thẳng về phía mặt trời nên luôn tươi tốt, vững chãi ngay cả khi trải qua mưa bão.→ Biểu tượng cho lối sống ngay thẳng, chính trực, sống là chính mình, không làm điều gì sai trái, khuất tất.
– Chết đứng” chỉ trạng thái tồn tại của cây khi không còn sự sống.→ Cái chết đầy không minh bạch, rõ ràng.
– Nhận xét về câu tục ngữ:+ “Cây ngay không sợ chết đứng” là câu tục ngữ thể hiện quan điểm của dân gian về ý nghĩa của lối sống ngay thẳng, trung thực.+ Khi sống ngay thẳng, không làm gì trái với lương tâm, đạo đức thì chúng ta có thể sống đường hoàng, không sợ những lời giá họa, gièm pha của người khác.
* Bàn luận về câu tục ngữ “Cây ngay không sợ chết đứng”
– Vai trò của lối sống trung thực:+ Sống ngay thẳng, trung thực mang đến cảm giác thoải mái, dễ chịu trong tâm hồn.+ Sự chân thực trong lời nói và hành động còn tạo nên uy tín và giá trị của bản thân.+ Người sống trung thực, ngay thẳng sẽ nhận được sự tin tưởng, yêu quý, kính trọng từ những người xung quanh.
– Khi sống giả dối, không trung thực:+ Đánh mất đi niềm tin của người khác+ Đánh mất uy tín và danh dự của bản thân.
– Phản đề:+ Sự trung thực không phải bao giờ cũng mang đến những kết quả tốt đẹp như chúng ta mong muốn.
- Lời nói thật lòng nhưng không đủ tinh tế, khéo léo có thể làm tổn thương lòng tự trọng của người khác.
- Sự trung thực, ngay thẳng đôi khi cũng mang đến cho chúng ta những thua thiệt hơn những lời giả dối
→ Bên cạnh sự trung thực, chúng ta còn cần sự khéo léo trong ứng xử để tránh mang đến những hiểu lầm đáng tiếc.→Sự trung thực có thể không mang đến những lợi ích trước mắt nhưng nó tạo ra giá trị lâu dài.
– Bài học:+ Để có được lối sống ngay thẳng, chúng ta cần trung thực trong cả lời nói và hành động.+ Hãy dám sống là chính mình, dám ước mơ và cố gắng vì ước mơ của mình bởi+ Cần mạnh dạn lên án những cái xấu, cái ác để xã hội của chúng ta trở nên tốt đẹp và trong sạch hơn.
3. Kết bài
Rút ra kết luận chung
II. Bài văn mẫu Giải thích câu Cây ngay không sợ chết đứng (Chuẩn)
Trong cuộc sống, sự ngay thẳng, trong sạch không chỉ mang đến cho chúng ta sự tự tin, đường hoàng mà còn làm cho xã hội trở nên văn minh, tốt đẹp, một xã hội của sự thật, không dối trá, lọc lừa. Bàn về vai trò của sự ngay thẳng, ông cha ta ta có câu “Cây ngay không sợ chết đứng”.
“Cây ngay” là cây mọc thẳng, dễ bám chắc vào mặt đất, tán hướng thẳng về phía mặt trời nên luôn tươi tốt, vững chãi ngay cả khi trải qua mưa bão. Về nghĩa biểu tượng, cây ngay biểu tượng cho lối sống ngay thẳng, chính trực, sống là chính mình, không làm điều gì sai trái, khuất tất. “Chết đứng” chỉ trạng thái tồn tại của cây khi mất đi sự sống. Cây vẫn tồn tại ở vị trí mà nó được sinh ra và lớn lên nhưng đã mất đi sự sống, không thể sinh sôi, phát triển được nữa. Về nghĩa biểu tượng, “chết đứng” là cái chết đầy không minh bạch, rõ ràng. Theo một khía cạnh nào đó, chết đứng cũng có thể hiểu là sự ảnh hưởng đến uy tín, danh dự. “Cây ngay không sợ chết đứng” là câu tục ngữ thể hiện quan điểm của dân gian về ý nghĩa của lối sống ngay thẳng, trung thực: Khi sống ngay thẳng, không làm gì trái với lương tâm, đạo đức thì chúng ta có thể sống đường hoàng, không sợ những lời giá họa, gièm pha của người khác.
Cây ngay không sợ chết đứng không chỉ khẳng định vai trò, ý nghĩa của lối sống trung thực mà còn là bài học sâu sắc về đạo đức mà chúng ta cần học tập. Sống ngay thẳng không chỉ mang đến cảm giác thoải mái, dễ chịu trong tâm hồn. Sự ngay thẳng còn giúp cho bản thân sống tự tin, đường hoàng. Sự chân thực trong lời nói và hành động còn tạo nên uy tín và giá trị của bản thân. Người sống trung thực, ngay thẳng sẽ nhận được sự tin tưởng, yêu quý, kính trọng từ những người xung quanh.
Ngược lại, nếu sống bằng sự giả dối, lọc lừa chúng ta sẽ đánh mất đi niềm tin của người khác, đánh mất luôn uy tín và danh dự của bản thân. Trong cuộc sống, sự trung thực có ý nghĩa vô cùng to lớn, nó giúp chúng ta nhận thức đúng đắn về bản thân, từ đó nhìn ra những ưu điểm và hạn chế để phát huy, sửa chữa nhằm hướng đến sự hoàn thiện, tiến bộ. Sự trung thực không phải bao giờ cũng mang đến những kết quả tốt đẹp như chúng ta mong muốn, có rất nhiều trường hợp, khi nói ra sự thực sẽ gây mất lòng, làm tổn thương người khác, một lời nói thật lòng nhưng không đủ tinh tế, khéo léo có thể làm tổn thương lòng tự trọng của người khác. Sự trung thực, ngay thẳng đôi khi cũng mang đến cho chúng ta những thua thiệt bởi những lời giả dối, nịnh hót thường ngọt ngào còn sự thật lại trần trụi, đắng cay. Có thể khẳng định sống ngay thẳng, trung thực là phẩm chất tốt đẹp, thế nhưng trong cuộc sống, để tránh những hiểu lầm không mong muốn, cùng với sự trung thực, chúng ta cần khéo léo trong cách ứng xử bởi “lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Sự trung thực có thể khiến chúng ta thua thiệt hơn so với sự giả dối thế nhưng đó chỉ là cái trước mắt mang tính tạm thời bởi cái giả dối không thể tồn tại lâu. Đừng vì những lợi ích trước mắt mà đánh mất chính những giá trị tốt đẹp của bản thân mình.
Để có được lối sống ngay thẳng, chúng ta cần trung thực trong cả lời nói và hành động. Hãy dám sống là chính mình, dám ước mơ và cố gắng vì ước mơ của mình bởi “Phải thành thật với mình, có thế mới không dối trá với người khác”. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần mạnh dạn lên án những cái xấu, cái ác để xã hội của chúng ta trở nên tốt đẹp và trong sạch hơn.
Cây ngay không sợ chết đứng là câu nói đầy ý nghĩa mà chúng ta cần học tập và làm theo. Sự trung thực sẽ làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn, bởi vậy mỗi chúng ta cần có ý thức học tập và làm theo lời dạy ấy.
——————-HẾT——————-
Cùng với bài Giải thích câu tục ngữ Cây ngay không sợ chết đứng, các em có thể tham khảo thêm: Giải thích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách, Giải thích câu tục ngữ Mãnh hổ nan địch quần hồ, Giải thích câu tục ngữ Lời nói gói vàng, Giải thích câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên để mở rộng vốn hiểu biết và có kĩ năng viết bài giải thích thành thạo.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục