Giải bài tập trang 140, 141 bài Ôn tập chương II – Tam giácSách giáo khoa (SGK) Toán 7. Câu 67: Điền dấu “x” vào chỗ trống (…) một cách thích hợp…
Bài 67 trang 140 sgk toán 7 tập 1
Điền dấu “x” vào chỗ trống (…) một cách thích hợp:
Câu
Bạn đang xem: Giải bài 67, 68, 69, 70 trang 140, 141 SGK Toán 7
Đúng
Sai
1.Trong một tam giác, góc nhỏ nhất là góc nhọn
…
…
2.Trong một tam giác, có ít nhất là hai góc nhọn
…
…
3.Trong một tam giác, góc lớn nhất là góc tù
…
…
4.Trong một tam giác vuông, hai góc nhọn bù nhau
…
…
5. Nếu (widehat A) là góc ở đáy của một tam giác cân thì (widehat A) < 900
…
…
6.Nếu là góc ở đỉnh của một tam giác cân thì < 900
…
…
Hướng dẫn làm bài:
Câu
Đúng
Sai
1.Trong một tam giác, góc nhỏ nhất là góc nhọn
x
2.Trong một tam giác, có ít nhất là hai góc nhọn
x
3.Trong một tam giác, góc lớn nhất là góc tù
x
4.Trong một tam giác vuông, hai góc nhọn bù nhau
x
5. Nếu (widehat A) là góc ở đáy của một tam giác cân thì (widehat A) < 900
x
6.Nếu (widehat A) là góc ở đỉnh của một tam giác cân thì (widehat A) < 900
x
Bài 68 trang 141 sgk toán 7 tập 1
Các tính chất sau đây được suy ra trực tiếp từ định lí nào?
a) Góc ngoài của một tam giác bằng tổng hai góc trong không kề với nó.
b) Trong một tam giác vuông, hai góc nhọn phụ nhau.
c) Trong một tam giác đều, các góc bằng nhau.
d) Nếu một tam giác có ba góc bằng nhau thì tam giác đó là tam giác đều.
Hướng dẫn làm bài:
Các tính chất ở các câu (a); (b) được suy ra từ định lí: “Tổng ba góc của một tam giác bằng nhau bằng 1800”.
Tính chất ở câu (c) được suy ra từ định lí: “Trong tam giác cân, hai góc ở đáy bằng nhau”.
Tính chất ở câu (d) được suy ra từ định lí: “Nếu một tam giác có hai góc bằng nhau thì tam giác đó là tam giác cân”.
Bài 69 trang 141 sgk toán 7 tập 1
Cho điểm A nằm ngoài đường thẳng a. Vẽ cung tròn tâm A cắt đường thẳng a ở B và C. Vẽ các cung tròn tâm B và tâm C có bán kính sao cho chúng cắt nhau tại một điểm khác A, gọi điểm đó là D. Hãy giải thích vì sao AD vuông góc với đường thẳng a.
Hướng dẫn làm bài:
∆ABD và ∆ACD có:
AB = AC (gt)
DB = DC (gt)
AD cạnh chung.
Nên ∆ABD = ∆ACD (c.c.c)
=> (widehat {{A_1}} = widehat {{A_2}}) (1)
Gọi H là giao điểm của AD và a.
∆AHB và ∆AHC có:
AB = AC (gt)
(widehat {{A_1}} = widehat {{A_2}}) (1)
AH cạnh chung.
Nên ∆AHB = ∆AHC (c.g.c)
Suy ra: (widehat {{H_1}} = widehat {{H_2}})
Ta lại có: (widehat {{H_1}} + widehat {{H_2}} = {180^0} Rightarrow widehat {{H_1}} = widehat {{H_2}} = {90^0})
Vậy AD ⊥ a.
Bài 70 trang 141 sgk toán 7 tập 1
Cho tam giác ABC cân tại A. Trên tia đối của BC lấy điểm M, trên tia đối của tia CB lấy điểm N sao cho BM = CN.
a) Chứng minh rằng tam giác AMN là tam giác cân.
b) Kẻ BH ⊥ AM (H AM), kẻ CK ⊥ AN (K. Chứng minh rằng BH = CK.
c) Chứng minh rằng AH = AK.
d) Gọi O là giao điểm của HB và KC. Tam giác OBC là tam giác gì? Vì sao ?
e) Khi (widehat {BAC} = {60^0}) và BM = CN = BC, hãy tính số đo các góc của tam giác AMN và xác định dạnh của tam giác OBC.
Hướng dẫn làm bài:
a) ∆ABC cân, suy ra (widehat {{B_1}} = widehat {{C_1}})
(Rightarrow widehat {ABM} = widehat {ACN})
∆ABM và ∆CAN có:
AB = AC (gt)
(widehat {ABM} = widehat {ACN})
BM = ON (gt)
Suy ra (widehat M = widehat N)
=>∆AMN là tam giác cân ở A.
b) Hai tam giác vuông ∆BHM và ∆CKN có :
BM = CN (gt)
(widehat M = widehat N) (CM từ câu a)
Nên ∆BHM = ∆CHN (cạnh huyền, góc nhọn)
Suy ra BH = CK.
c) Theo câu (a) ta có tam giác AMN cân ở A nên AM = AN (*)
Theo câu b ta có ∆BHM = ∆CKN nên suy ra HM = KN (**).
Do đó AH = AM – HM = AN – KN (theo (*) và (**)) = AK
Vậy AH = AK.
d) ∆BHM = ∆CKN suy ra (widehat {{B_2}} = widehat {{C_2}})
Mà (widehat {{B_2}} = widehat {{B_3}};widehat {{C_2}} = widehat {{C_3}}) (đối đỉnh)
Nên (widehat {{B_3}} = widehat {{C_3}}) .
Vậy ∆OBC là tam giác cân.
e) Khi (widehat {BAC} = {60^0}) và BM = CN = BC.
+Tam giác cân ABC có (widehat {BAC} = {60^0}) nên là tam giác đều.
Do đó: AB = BC = AC = BM = CN
(widehat {ABM} = widehat {ACN} = {120^0}) (cùng bù với 600)
∆ABM cân ở B nên (widehat M = widehat {BAM} = {{{{180}^0} – {{120}^0}} over 2} = {30^0}) .
Suy ra (widehat {ANM} = widehat {AMN} = {30^0}) .
Và (widehat {MAN} = {180^0} – left( {widehat {AMN} + widehat {ANM}} right) = {180^0} – {2.30^0} = {120^0})
Vậy ∆AMN có (widehat M = widehat N = {30^0};widehat A = {120^0}.)
+∆BHM có: (widehat M = {30^0}) nên (widehat {{B_2}} = {60^0}) (hai góc phụ nhau)
Suy ra (widehat {{B_3}} = {60^0})
Tương tự (widehat {{C_3}} = {60^0})
Tam giác OBC có (widehat {{B_3}} = widehat {{C_3}} = {60^0}) nên tam giác OBC là tam giác đều.
(Tam giác cân có một góc bằng 600 nên là tam giác đều).
Trường THPT Ngô Thì Nhậm
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giải bài tập