Giải bài tập trang 114 bài 3 Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác: cạnh – cạnh – cạnh (c.c.c) Sách giáo khoa (SGK) Toán 7. Câu 15: Vẽ tam giác…
Bài 15 trang 114 – Sách giáo khoa toán 7 tập 1
Vẽ tam giác (MNP), biết (MN=2,5 cm, NP=3cm, PM= 5cm)
Giải:
Bạn đang xem: Giải bài 15, 16, 17, 18, 19 trang 114 SGK Toán 7
-Vẽ đoạn (MN= 2,5cm)
– Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ (MN) vẽ cung tròn tâm (M) bán kính (5cm) và cung tròn tâm (N) bán kinh (3cm).
– Hai cung tròn cắt nhau tại (P). Vẽ các đoạn (MN, NP), ta được tam giác (MNP).
Bài 16 trang 114 – Sách giáo khoa toán 7 tập 1
Vẽ tam giác biết độ dài mỗi cạnh là (3) cm. Sau đó đo góc của mỗi tam giác.
Giải.
– Vẽ đoạn thẳng (AB=3,cm)
– Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ (AB) vẽ cung tròn tâm (A) bán kính (3,cm) và cung tròn tâm (B) bán kính (3,cm)
– Hai cung tròn cắt nhau tại (C)
– Vẽ các đoạn thẳng (AC, BC); ta được tam giác (ABC)
– Đo mỗi góc của tam giác (ABC) ta được:
(widehat{A}=widehat{B}=widehat{C}= 60^0)
Bài 17 trang 114 – Sách giáo khoa toán 7 tập 1
Trên mỗi hình sau có tam giác nào bằng nhau? Vì sao?
Giải
* Hình a.
Ta có: AB=AB(cạnh chung)
AC= AD(gt)
BC=BD(gt)
vậy ∆ABC= ∆ABD(c.c.c)* Hình b.
Ta có:
∆MNQ=∆QPM(c.c.c)
vì MN=QP(gt)
NQ=PM(gt)
MQ=QM(cạnh chung)
* Hình c.
Ta có:
∆EHI=∆IKE(c.c.c) vì
EH=IK(gt)
HI=KE(gt)
EI=IE(gt)
+ ∆EHK=∆IKH(c.c.c) vì
EH=IK(gt)
EK=IH(gt)
HK=KH(cạnh chung)
Bài 18 trang 114 – Sách giáo khoa toán 7 tập 1
Xét bài toán: “(Delta AMB) và (Delta ANB) có (MA=MB, NA=NB) (h.71). Chứng minh rằng
(widehat{AMN}=widehat{BMN}).”
1) Hãy ghi giả thiết và kết luận của bài toán.
2) Hãy sắp xếp bốn câu sau đây một cách hợp lý để giải bài toán trên :
a) Do đó (Delta AMN=Delta BMN (c.c.c))
b)
(MN) cạnh chung
(MA=MB) ( Giả thiết)
(NA= NB) ( Giả thiết)
c) Suy ra (widehat{AMN}=widehat{BMN}) (2 góc tương ứng)
d)(Delta AMB) và (Delta ANB) có:
Giải
1)
2) sắp xếp theo thư tự.
d,b,a,c.
Bài 19 trang 114 – Sách giáo khoa toán 7 tập 1
Cho hình 72. Chứng minh rằng:
a) (∆ADE = ∆BDE).
b) (widehat{DAE}=widehat{DBE}).
Giải:
Xem hình vẽ:
a) Xét (∆ADE) và (∆BDE) có:
+) (DE) cạnh chung
+) (AD=BD) (gt)
+) (AE=BE) (gt)
Vậy( ∆ADE=∆BDE) (c.c.c)
b) Từ (∆ADE=∆BDE) (chứng minh trên)
Suy ra (widehat{DAE}=widehat{DBE}) (Hai góc tương ứng)
Trường THPT Ngô Thì Nhậm
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giải bài tập