Sự phát triển của xã hội gắn liền với sự bùng nổ của công nghệ thiết bị điện. Khi mà đâu đâu cũng xuất hiện các thiết bị điện tử thì vấn đề tương thích điện từ trường (EMC) càng được quan tâm nhiều hơn cũng là điều tất yếu. Có lẽ, EMC vẫn còn là một đính nghĩa khá mới đối với một phần người dân Việt Nam nhưng chỉ số này đã được áp dụng rất nhiều trên các quốc gia phát triển như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản,… đặc biệt là các quốc gia châu Âu. Nếu các thiết bị điện, các sản phẩm điện tử sản xuất ra không tuân thủ theo tiêu chuẩn EMC thì sẽ gây ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta trên nhiều phương diện. Bài viết sau đây sẽ giải thích về định nghĩa EMC là gì cũng như các thông tin liên quan đến chỉ số này.
emc là gì
EMC (Electro Magnetic Compatibilty) nghĩa là tương thích điện từ. Chỉ số này sẽ được gắn trên các thiết bị điện, thể hiện khả năng hoạt động bình thường của thiết bị đó trong các môi trường điện từ; bên cạnh đó, chúng cũng sẽ không làm rối loạn, gây nhiễu điện từ cho bất kỳ thiết bị điện hay hệ thống thiết bị nào khác.
Ví dụ như một bóng đèn có gắn EMC khi được thắp sáng thì bản thân bóng đèn đó phải có khả năng chống lại được những rối loạn tác động từ bên ngoài đồng thời đảm bảo không gây nhiễu ảnh hưởng đến các thiết bị điện khác.
Ví dụ, ở bệnh viện – nơi có nhiều máy móc, thiết bị yêu cầu độ chính xác cao như phòng siêu âm. Nếu chúng ta lắp đặt đèn chiếu sáng không đảm bảo khả năng tương thích điện từ, máy siêu âm sẽ bị nhiễu sóng dẫn đến độ chuẩn xác của việc chuẩn đoán kết quả.
Tiêu chuẩn về EMC như là một đánh giá chất lượng của sản phẩm nhằm đảm bảo các sản phẩm phải có tính tương thích với các thiết bị khác và môi trường xung quanh. Theo đó, chỉ số EMC phải tuân thủ các yêu cầu cơ bản như sau:
- Sự tương thích điện từ của sản phẩm này sẽ không bị ảnh hưởng và không gây ảnh hưởng đến các sản phẩm điện tử khác.
- Mức độ miễn nhiễm nhiễu loạn điện từ tương đương với dự định sử dụng nhưng vẫn không làm suy giảm các hoạt động quy định.
Do đó, chúng ta vẫn thường thấy các cam kết sau trên các thiết bị điện ngày nay:
Chỉ thị EMC yêu cầu các loại tài liệu sau:
- Hồ sơ Kỹ thuật: Để chứng minh sản phẩm tuân thủ các yêu cầu bảo vệ, nhà sản xuất cần soạn các bằng chứng liên quan chứng tỏ sản phẩm đạt chuẩn các yêu cầu cần thiết trong Chỉ thị EMC.
- Công bố Hợp chuẩn EC: Sản phẩm cần tuân thủ các yêu cầu cần thiết dựa theo Công bố Hợp chuẩn mà nhà sản xuất đưa ra.
Chuẩn EMC được đưa ra như thế nào?
Để đảm bảo sản phẩm có tính tương thích với thiết bị và môi trường xung quanh, tiêu chuẩn về EMC được đưa ra để các nhà sản xuất tuân thủ. Theo đó, sự tuân thủ được dùng để đánh giá như một yêu cầu thiết yếu nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm.
Chỉ thị EMC yêu cầu tất cả các sản phẩm nên tuân theo những yêu cầu bảo vệ cơ bản:
Sự tương thích điện từ của sản phẩm không gây ảnh hưởng và bị ảnh hưởng bởi các sản phẩm điện tử khác.
Có mức độ miễn nhiễm nhiễu loạn điện từ như mong đợi trong dự định sử dụng. Cho phép hoạt động mà không làm suy giảm hoạt động quy định.
Đây là chỉ được áp dụng trên tất cả 27 nước thành viên EU. Tuân thủ chỉ thị này là bắt buộc đối với hầu hết các thiết bị điện, điện tử muốn gia nhập vào thị trường EU. Chỉ thị này áp dụng cho tất cả những sản phẩm điện và điện tử dẫn tới hoặc bị ảnh hưởng do nhiễu loạn điện tử. Vì vậy, một số nhà sản xuất trong ngành công nghiệp điện, điện tử cần đảm bảo rằng sản phẩm của họ tuân theo các yêu cầu của chỉ thị này. Và thể hiện rằng đây là trường hợp được phép gắn dấu CE Marking. Với tốc độ phát triển nhanh của công nghệ mới như hiện nay, vấn đề về tương thích điện từ trường (EMC) không còn là vấn đề chỉ được quan tâm ở Mỹ, Nhật Bản, các nước Châu Âu… mà ngay cả ở Việt Nam cũng đang dành sự quan tâm khá nhiều cho vấn đề này. Ở Việt Nam, Nhà nước cũng đã ban hành Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 9:2012/BKHCN về tương thích điện từ (EMC) đối với thiết bị điện và điện tử gia dụng và các mục đích tương tự.
Các sản phẩm đèn LED OSRAM mà HKĐ Lighting Nhập khẩu và Phân phối trên thị trường luôn được đảm bảo, tuân thủ đạt chuẩn EMC. Tất cả đều tập trung mang lại chất lượng tốt nhất, đảm bảo độ an toàn khi sử dụng cho người tiêu dùng cùng với mức giá hợp lý.
Thành phần cấu tạo của EMC
EMC bao gồm hai thành phần chính là EMI và EMS:
- EMI (Electro Magnetic Interference) nghĩa là nhiễu điện từ. EMI được hiểu là các phát xạ điện từ của thiết bị làm ảnh hưởng đến hoạt động của các thiết bị điện tử khác đang hoạt động trong môi trường đó. EMI bao gồm hai dạng EMI thiên nhiên (từ trường khí quyển hay bức xạ từ mặt trời, mặt trăng,…) và EMI công nghiệp (vô tuyến, phóng điện hồ quang, tia lửa điện,…).
- EMS (Electro Magnetic Susceptibility) nghĩa là khả năng miễn nhiễm điện từ. EMS được hiểu là khả năng hoạt động đúng chức năng của thiết bị điện đó kể cả khi bị ảnh hưởng bởi sóng nhiễu xung quanh.