<?xml encoding=”utf-8″ ?>
Ở bài viết này mình nhắc lại một chút về phần kí hiệu Rubik, phòng trường hợp các bạn là người mới chơi. Ở đây, bạn cũng không cần phải nhớ quá nhiều kí hiệu làm gì, nhưng nếu bạn muốn biết sâu hơn về chúng, tham khảo bài viết các Các kí hiệu cần nhớ khi chơi Rubik:
Mặt và Lớp
– Các mặt: Rubik 4×4 bao gồm 6 mặt, các mặt được ký hiệu theo tên viết tắt của chúng trong tiếng Anh. Việc thống nhất các ký hiệu này nhằm giúp các bạn có thể xem thêm các cách giải trong nhiều tài liệu khác. Bao gồm: R , L , U, D, F, B .
– Các lớp: Thêm số thứ tự lớp trước chữ cái chỉ mặt để chỉ vị trí của lớp.
Ví dụ: 2F là lớp ở mặt trước, ở bên trong, vị trí thứ 2 ( liền kề với mặt F)
Phép quay
– Khi viết chữ cái các mặt in hoa như R L U D F B : có nghĩa là bạn cần xoay các mặt tương ứng 90 độ theo chiều kim đồng hồ ( tức 1/4 vòng ).
– Khi viết chữ cái các mặt in hoa kèm theo dấu ‘ như R’ L’ U’ D’ F’ B’ hoặc chữ i như Ri Li Ui Di Fi Bi: có nghĩa là bạn cần xoay các mặt tương ứng 90 độ ngược chiều kim đồng hồ.
– Khi viết chữ cái các mặt in hoa kèm theo số 2 như R2 L2 U2 D2 F2 B2: có nghĩa là bạn cần xoay các mặt tương ứng 180 độ, theo chiều nào cũng được.
– Khi viết chữ cái in thường như r, l, u, d, f,b : tức xoay lớp liền trong mặt có chữ cái hoa tương ứng. Ví dụ : r là lớp liền trong của mặt R
– Thêm w: được hiểu là quay 2 lớp ngoài cùng và bên cạnh cùng lúc. Ví dụ:
Fw2 tức xoay lớp F và lớp bên cạnh nó 1 góc 180 độ.
Ví dụ cách xoay Fw
– Các kí hiệu xoay 2 lớp giữa bao gồm:
M: Là lớp nằm giữa mặt trái – L và mặt phải R
E: Là lớp nằm giữa hai mặt trên – U và mặt dưới D
S: Là lớp nằm giữa mặt trước – F và mặt sau B