Đề bài: Phân tích bài thơ Bài ca Côn Sơn để thấy được tình yêu thiên nhiên của người thi sĩ
Phân tích bài thơ Bài ca Côn Sơn để thấy được tình yêu thiên nhiên của người thi sĩ
Bạn đang xem: Phân tích bài thơ Bài ca Côn Sơn để thấy được tình yêu thiên nhiên của người thi sĩ
I. Dàn ý Phân tích bài thơ Bài ca Côn Sơn để thấy được tình yêu thiên nhiên của người thi sĩ (Chuẩn)
1. Mở bài
– Nhà thơ nguyễn Trãi có tình yêu thiên nhiên sâu sắc.- Bài ca Côn Sơn của ông bộc lộ nét đẹp tâm hồn đó.
2. Thân bài
– Tình yêu thiên nhiên của nhà thơ bộc lộ qua cách cảm nhận âm thanh tiếng suối như tiếng đàn cầm réo rắt.- Nhà thơ cảm nhận thiên nhiên bằng cả xúc giác và thị giác với “đá rêu phơi như “chiếu êm”…(Còn tiếp)
>> Xem chi tiết Dàn ý Phân tích bài thơ Bài ca Côn Sơn để thấy được tình yêu thiên nhiên của người thi sĩ tại đây.
II. Bài văn mẫu Phân tích bài thơ Bài ca Côn Sơn để thấy được tình yêu thiên nhiên của người thi sĩ (Chuẩn)
Mỗi một nhà thơ là một người nghệ sĩ mà tâm hồn họ thường rung lên như sợi dây đàn trước những vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống. Nhà thơ Nguyễn Trãi là một thi sĩ có nhiều suy tư về cuộc đời, đặc biệt ở ông, ta bắt gặp một tình yêu thiên nhiên say mê, thể hiện rất rõ qua “Bài ca Côn Sơn” mà ông sáng tác trong những năm tháng về ở ẩn quê nhà. Bức tranh thiên nhiên trong tác phẩm đồng thời lại chứa đựng nét đẹp tâm hồn của tác giả.
Ta thử cùng Nguyễn Trãi bước vào thế giới thiên nhiên ấy trong một không gian êm đềm mà lay động lòng người:
Côn Sơn suối chảy rì rầmTa nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Thể thơ lục bát ngọt ngào mang tính dân tộc đậm đà thật phù hợp với ý thơ, tác giả miêu tả thiên nhiên qua âm thanh “suối chảy” cùng từ láy “rì rầm”. Nó gợi lên một cảm giác nhẹ nhàng thư thái lạ lùng: Một sự xao động khe khẽ nhẹ nhàng của dòng suối nhỏ, tiếng nước chảy như lời tâm sự của thiên nhiên, thủ thỉ kể về bao mùa hoa cỏ cho nhà thơ nghe. Cái đặc sắc của nghệ thuật chính là ở câu thơ thứ hai “Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”, đây là thủ pháp so sánh một âm thanh của thiên nhiên với một âm thanh do con người tạo ra. Tiếng đàn cầm thường réo rắt, du dương, đưa lòng người vào bao xúc cảm. Vậy tiếng suối mà giống như tiếng đàn cầm thì mới hay làm sao, mới dịu dàng làm sao. Nhà thơ phải yêu thiên nhiên đến thế nào, mới có thể hình dung ra được cái hay của âm thanh suối chảy, điệu nhạc của tự nhiên vang lên êm ái quá.
Nếu như hai câu thơ đầu tả thiên nhiên qua giác quan là thính giác, thì hai câu thơ tiếp theo lại dùng xúc giác để cảm nhận thiên nhiên của Côn Sơn:
Côn Sơn có đá rêu phơiTa ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.
Thật là một bức tranh phong cảnh hoang sơ, với đá tảng lâu năm phủ kín rêu khô. Vết năm tháng êm dịu qua màu rêu gợi cho chúng ta nhiều xúc cảm về dòng chảy ngày tháng. Và nhà thơ thì “ngồi trên đá” để thấy rêu êm như mảnh chiếu cho người ngơi nghỉ. Sự hài hòa của con người và thiên nhiên là như thế đó. Có thể thấy cái êm êm của đá rêu phơi đã trở thành nơi nghỉ ngơi của hồn người cho đỡ nhọc nhằn sau bao cuộc phấn đấu. Câu thơ vừa ca ngợi thiên nhiên, vừa bộc lộ tâm trạng sảng khoái khi được đắm mình trong thiên nhiên.
Sự đắm chìm trong thiên nhiên ấy còn thể hiện ở câu:
Trong ghềnh thông mọc như nêmTìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Còn gì đẹp hơn một cách rừng thông quanh năm xanh tươi. Thông vốn là loài cây không sợ sương tuyết, nên những người quân tử thường yêu thông, mến thông lắm. Cái dày dặn của rừng thông được so sánh với “nêm”, gợi lên sự vững chãi, ken chặt của những tán lá kim, tạo nên bóng mát cho khu rừng đẹp. Trong cái mát mẻ rất thiên nhiên ấy, nhà thơ thanh nhàn tìm nơi bóng mát để nằm ngắm cảnh. Khi viết bài thơ này, Nguyễn Trãi đã lánh xa những chốn quan trường thị phi, và giây phút hòa mình vào rừng thông xanh mát có lẽ là những phút giây hạnh phúc nhất của ông.
Có thông rồi lại có trúc, những hình tượng thiên nhiên trong thơ của Nguyễn Trãi toàn là hình ảnh những loài cây thanh cao, đẹp đẽ:
Trong rừng có bóng trúc râmTrong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn…
Bóng trúc xanh tươi như trầm ngâm tỏa mát, khiến lòng người dịu đi niềm thế sự, tìm được những bình yên. Trúc xuất hiện ở câu thơ nào thì câu thơ ấy trở nên thanh nhẹ ngay. Ta thấy sau này Nguyễn Khuyến viết “Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”, hay Hàn Mặc Tử cũng vẽ vài nét điểm xuyết bức tranh thôn Vỹ bằng “Lá trúc che ngang mặt chữ điền. Nhưng người yêu trúc, hòa mình cùng trúc thì cụ Nguyễn Trãi là người thắm thiết nhất. Giữa cái màu xanh mát của trúc, ta thấy Nguyễn Trãi ung dung “ngâm thơ nhàn”. Thật là một sự thưởng thức cái thú thanh tao của một tao nhân mặc khách được thỏa thuê thưởng thức thiên nhiên và sáng tạo ra những vần thơ hay.
“Bài ca Côn Sơn” không chỉ vẽ lên bức tranh đẹp về phong cảnh thiên nhiên, mà thấp thoáng trong đó, ta nhìn thấy bóng dáng nhà thơ qua những cụm từ : “ta nghe”, “ta ngồi”, “ta nằm”, “ta ngâm”… Có thể nói Nguyễn Trãi đã trở thành một nhân vật trữ tình trong cảnh thiên nhiên tuyệt vời này. Cảnh và người hài hòa vào nhau, người yêu cảnh, cảnh nhờ người mà thêm tươi tắn sinh động.
—————-HẾT—————-
Để thấy được cuộc sống của Nguyễn Trãi khi về ở ẩn tại Côn Sơn cũng như cảm nhận tình yêu thiên nhiên, tấm lòng vì dân vì nước của nhà thơ được thể hiện trong bài thơ, các em có thể tham khảo thêm: Cảm nghĩ của em về con người của Nguyễn Trãi qua Côn Sơn ca, Cảm nhận khi đọc Bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi, Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Bài ca Côn Sơn, Nhân vật ta trong Bài ca Côn Sơn.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục