Hình tròn là gì?
Hình tròn là một vùng trên mặt phẳng nằm bên trong đường tròn. Tâm, bán kính và chu vi của hình tròn chính là tâm và bán kính của đường tròn bao quanh nó.
Một hình tròn được gọi là đóng hay mở tùy theo việc nó chứa hay không chứa đường tròn biên.
Đường kính là gì?
Khái niệm
Đường kính là đoạn thẳng đi qua tâm đường tròn và cắt đường tròn tại hai điểm.
Tính chất
- Đường kính là trường hợp đặc biệt của dây cung đi qua tâm đường tròn.
- Đường kính là đoạn thẳng dài nhất đi qua hình tròn và chia hình tròn thành hai nửa bằng nhau.
- Độ dài của đường kính của một đường tròn bằng 2 lần bán kính của đường tròn đó.
Ký hiệu đường kính tròn
Ký hiệu đường kính hình tròn là gì? Trong hình học phẳng, đường kính tròn chính là khoảng cách lớn nhất được tính giữa hai điểm bất kỳ trên cùng một đường tròn. Đường kính của đường tròn là dây cung đi qua tâm của đường tròn. Đó là đường kính của hình cầu đường kính của vòng tròn lớn của hình cầu đó. Về độ dài của đường kính trong đường tròn sẽ được tính gấp đôi so với bán kính của đường tròn đó.
Đối với không gian metric, đường kính là tập cận trên đúng của khoảng cách giữa hai điểm bất kỳ trên tập hợp đó. Chẳng hạn như: Cạnh lớn nhất trong hình tam giác, đường chéo của hình chữ nhật, đường chéo nối hai đỉnh diện xa nhất trong hình bình hành, đường chéo nối giữa hai đỉnh của một khối lập phương.
Ký hiệu trong toán học: R là bán kính của đường tròn ngoại tiếp với tam giác, r là bán kính đường tròn nội tiếp tam giác và d chính là đường kính.
Hướng dẫn cách tính đường kính hình tròn
Cách tính đường kính hình tròn còn tùy theo từng trường hợp khác nhau. Cụ thể:
– Cách tính đường tròn dựa trên bán kính: Gọi bán kính đường tròn là r, nhân đôi r để tìm đường kính: d = 2 x r.
Chẳng hạn như: Độ dài bán kính đường tròn là 5 cm, vậy đường kính là 5×2=10 (cm).
– Cách tính đường tròn dựa trên chu vi: Lấy chu vi chia cho π ( = 3.14 ), bạn có thể sử dụng máy tính cầm tay để tính ra đường kính: d = C / (3.14).
– Cách tính đường tròn dựa trên diện tích: d = 2 x √(S/3.14).
– Cách tính đường tròn dựa trên hình vẽ: Được áp dụng với trường hợp chưa xác định được tâm của đường tròn. Đầu tiên cần vẽ đường thẳng nằm ngang với trong hình tròn cắt 2 điểm thuộc đường tròn. Sau đó đặt tên cho 2 điểm có đường cắt tròn là X và Y. Cuối cùng vẽ một đường thẳng đi qua 2 điểm giao của hình tròn. Đây chính là đường kính của hình tròn cần tính.
Tính đường kính đường tròn để làm gì?
Mục đích của việc tính đường kính hình tròn đó là, xác định được hệ số còn lại trong hình tròn. Thông qua đó sẽ dễ dàng áp dụng được với những bài toán dạng cơ bản tới nâng cao, ứng dụng trong thực tế cuộc sống.
Để có cách tính đường kính hình tròn chính xác bạn cần lưu ý:
- Hãy tập dùng compa, đây là một dụng cụ rất hữu ích phục vụ nhiều mục đích khác nhau, kể cả vẽ đường kính hình tròn như hướng dẫn ở trên. Dụng cụ phân chia cũng được dùng trong những trường hợp như thế này.
- Áp dụng công thức hình học hoặc phép tính sẽ dễ dàng hơn trong thực hành. Có thể nhờ sự giúp đỡ của những người chuyên nghiên cứu về hình tròn hay các hình khác.
Qua việc tính đường kính đường tròn, khi tính diện tích bạn có thể áp dụng công thức: S= x r2 (r=1/2D). D là đường kính, R là bán kính.
Chẳng hạn: Tính diện tích hình tròn với đường kính D=10cm. Bạn có thể áp dụng công thức: r1/2*D=1/2*10=5cm/ Sau đó, tiếp tục áp dụng thêm công thức tính diện tích như: S= x r2 = 5 * (3.14)2 = 49,298cm2.
Từ công thức trên có thể thấy dễ dàng biến đổi được thành nhiều công thức khác nhau trong toán học một cách đơn giản.
Bán kính là gì?
Bán kính của một đường tròn là khoảng cách từ một điểm bất kỳ trên đường tròn tới tâm của đường tròn đó.
Bán kính thường được ký hiệu bằng chữ rr. Độ dài của bán kính đường tròn bằng một nửa đường kính của đường tròn đó.
Cách tính bán kính đường tròn
- Nếu biết độ dài đường kính, chia độ dài đường kính cho 2 để có độ dài bán kính.
- Nếu biết chu vi hình tròn, chia chu vi cho 2π để có độ dài bán kính
- Nếu biết diện tích hình tròn, lấy giá trị này chia cho π sau đó lấy căn bậc hai để ra độ dài bán kính.
********************
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục