Cùng THPT Ngô Thì Nhậm tìm hiểu Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2022 – 2023.
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 – Đề số 1
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Sản xuất cây trồng bằng nhân giống vô tính thường được áp dụng cho các loại cây nào?
A. Cây ăn quả.
B. Cây ngũ cốc.
C. Cây họ đậu.
D. Tất cả đều sai.
Câu 2: Bộ phận cây trồng bị thối không do nguyên nhân nào?
A. Nhiệt độ cao
B. Vi rút
C. Nấm
D. Vi khuẩn
Câu 3: Côn trùng gây hại có kiểu biến thái không hoàn toàn, ở giai đoạn nào chúng phá hại mạnh nhất?
A. Sâu non
B. Sâu trưởng thành
C. Nhộng
D. Trứng
Câu 4: Biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất là:
A. Biện pháp canh tác
B. Biện pháp thủ công
C. Biện pháp hóa học
D. Biện pháp sinh học
Câu 5: Ưu điểm của biện pháp sinh học là:
A. Rẻ tiền, chi phí đầu tư ít
B. Hiệu quả cao, không gây ô nhiễm môi trường
C. Hiệu quả cao, gây ô nhiễm môi trường
D. Tất cả ý trên đều đúng
Câu 6: Mục đích của làm đất là gì?
A. Làm cho đất tơi xốp
B. Diệt cỏ dại và mầm mống sâu, bệnh.
C. Tăng chất dinh dưỡng của đất.
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 7: Cày đất là xáo trộn lớp đất mặt ở độ sâu từ:
A. 20 – 30 cm.
B. 30 – 40 cm.
C. 10 – 20 cm.
D. 40 – 50 cm.
Câu 8: Hạt giống đem gieo trồng phải đạt các tiêu chí:
A. Tỷ lệ hạt nãy mầm cao.
B. Không có sâu, bệnh.
C. Kích thước hạt to.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 9: Phương pháp tưới ngập thường được áp dụng cho loại cây trồng nào?
A. Cây lúa.
B. Cây rau màu.
C. Cây có thân, rễ to, khỏe.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 10: Các loại nông sản như hoa, rau, quả.. nên được dùng phương pháp bảo quản gì là tốt nhất?
A. Bảo quản thông thoáng
B. Bảo quản kín
C. Bảo quản lạnh
D. Tất cả đều sai
Câu 11: Các loại nông sản như su hào, khoai mì, củ lạc, đậu phộng…được thu hoạch bằng phương pháp nào?
A. Hái.
B. Nhổ.
C. Đào.
D. Cắt.
Câu 12: Ở năm thứ 2, thời gian trồng khoai lang là như thế nào?
A. từ tháng 12 đến 5
B. từ tháng 1 đến 5
C. từ tháng 5 đến 8
D. từ tháng 8 đến 12
Câu 13: Cây ngô thường được trồng xen canh với loại cây nào?
A. Cây hoa hồng
B. Cây đậu tương
C. Cây bàng
D. Cây hoa đồng tiền
Câu 14: Phân vi sinh là:
A. NPK
B. Nitragin
C. Bèo dâu
D. Ure
Câu 15: Dùng tay bắt sâu là phương pháp phòng trừ sâu, bệnh bằng biện pháp:
A. Canh tác
B. Thủ công
C. Hóa học
D. Sinh học
Câu 16: Muốn phòng trừ sâu bệnh đạt hiệu quả cao cần áp dụng:
A. Biện pháp thủ công
B. Phối hợp kiểm dịch thực vật và canh tác
C. Tổng hợp và vận dụng thích hợp các biện pháp
D. Biện pháp hoá học
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Nêu mục đích và phương pháp xử lí hạt giống?
Câu 2: (2 điểm) Phân bón là gì? Kể tên và lấy ví dụ các loại phân bón?
Câu 3: (2 điểm) Nhãn hiệu thuốc trừ sâu cho chúng ta biết những thông tin gì?
Đáp án
I. Phần trắc nghiệm (1 câu = 0,25 điểm)
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1:
Mục đích: Xử lí hạt giống có tác dụng vừa kích thích hạt nảy mầm nhanh vừa diệt trừ sâu, bệnh có ở hạt
Phương pháp xử lí hạt giống:
+ Xử lí bằng nhiệt độ.
+ Xử lí bằng hóa chất.
Câu 2:
Phân bón là “thức ăn” do con người bổ sung cho cây trồng.
Các loại phân bón:
– Phân hữu cơ: Phân chuồng, phân rác, phân xanh…
– Phân hóa học: Phân đạm, phân lân, phân vi lượng…
– Phân vi sinh: Phân bón chứa vi sinh vật chuyển hóa đạm, chuyển hóa lân…
Câu 3:
Nhãn hiệu thuốc trừ sâu cho chúng ta biết:
– Tên sản phẩm.
– Hàm lượng các chất.
– Dạng thuốc.
– Công dụng của thuốc.
– Cách sử dụng.
– Khối lượng hoặc thể tích.
– Quy định về an toàn lao động (độ độc của thuốc).
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 – Đề số 2
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Hạt giống tốt phải đạt chuẩn:
A. Khô, mẩy.
B. Tỉ lệ hạt lép thấp.
C. Không sâu bệnh.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 2: Côn trùng gây hại có kiểu biến thái hoàn toàn, ở giai đoạn nào chúng phá hại mạnh nhất?
A. Sâu non
B. Sâu trưởng thành
C. Nhộng
D. Trứng
Câu 3: Cơ thể côn trùng chia làm mấy phần?
A. 6
B. 5
C. 4
D. 3
Câu 4: Dùng tay bắt sâu hay ngắt bỏ cành, lá bị bệnh thuộc loại biên pháp gì?
A. Biện pháp hóa học
B. Biện pháp sinh học
C. Biện pháp canh tác
D. Biện pháp thủ công
Câu 5: Chọn câu sai khi nói về biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại:
A. Phơi đất ải là biện pháp phòng trừ sâu bệnh
B. Tháo nước cho ngập cây trồng là biện pháp phòng trừ sâu bệnh
C. Dùng thuốc hóa học phun liên tục là biện pháp tốt nhất phòng trừ sâu bệnh có hại cây trồng
D. Phát triển những động vật ăn thịt hay ký sinh trên trứng hay sâu non của sâu hại là biện pháp phòng trừ sâu hại cây trồng có hiệu quả.
Câu 6: Quy trình lên luống đước tiến hành qua mấy bước?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
Câu 7: Tỉ lệ trộn hạt cải bắp với chất TMTD để xử lý hạt cải bắp là:
A. 1 kg hạt : 1g TMTD
B. 1 kg hạt : 2g TMTD
C. 2 kg hạt : 1g TMTD
D. 1 kg hạt : 3g TMTD
Câu 8: Vụ đông xuân kéo dài trong khoảng thời gian nào?
A. Tháng 4 đến tháng 7.
B. Tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
C. Tháng 9 đến tháng 12.
D. Tháng 6 đến tháng 11.
Câu 9: Phương pháp tưới thấm thường được áp dụng cho loại cây trồng nào?
A. Cây có thân, rễ to, khỏe.
B. Cây rau màu.
C. Cây lúa.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 10: Các loại nông sản như lúa, hoa, bắp cải…được thu hoạch bằng phương pháp nào?
A. Hái.
B. Nhổ.
C. Đào.
D. Cắt.
Câu 11: Để bảo quản tốt, các hạt thóc nên được sấy khô để giảm lượng nước còn bao nhiêu %?
A. 8%
B. 9%
C. 12%
D. 5%
Câu 12: Biện pháp xen canh được sử dụng để tận dụng các yếu tố nào?
A. Diện tích
B. Chất dinh dưỡng
C. Ánh sáng
D. Cả A, B, C.
Câu 13: Cây đỗ có thể luân canh với cây trồng nước nào?
A. Cây sen
B. Cây bèo tây
C. Cây lúa
D. Cây khoai lang
Câu 14: Dấu hiệu nào sau đây là sai khi nói về cây trồng bị sâu, bệnh phá hại:
A. Lá, quả bị đốm đen, nâu.
B. Thân, cành xanh tốt.
C. Cây, củ bị thối.
D. Cành bị gãy, lá bị thủng.
Câu 15: Yếu tố nào không gây bệnh ở cây:
A. Nấm
B. Sâu
C. Vi khuẩn
D. Virút
Câu 16: Đâu là đất kiềm?
A. pH < 6,5
B. pH = 7
C. pH > 7,5
D. pH = 6,6 – 7,5
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Nêu các phương pháp của tưới nước?
Câu 2: (2 điểm) Trình bày cách bảo quản các loại phân bón thông thường?
Câu 3: (2 điểm) Nhãn hiệu thuốc trừ sâu cho chúng ta biết những thông tin gì?
Đáp án
I. Phần trắc nghiệm (1 câu đúng = 0,25 điểm)
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1:
Phương pháp tưới:
– Tưới theo hang, vào gốc cây.
– Tưới thấm.
– Tưới ngập.
– Tưới phun mưa.
Câu 2:
Các cách bảo quản các loại phân bón:
– Phân hóa học:
+ Đựng trong chum, vại sành đậy kín hoặc bao gói bằng bao ni long.
+ Để ở nơi cao ráo, thoáng mát.
+ Không để lẫn lộn với các loại phân bón với nhau.
– Phân chuồng:
+ Bảo quản tại chuồng nuôi.
+ Lấy ra ủ thành đống, dung bùn ao trát kín bên ngoài.
Câu 3:
Nhãn hiệu thuốc trừ sâu cho chúng ta biết:
– Tên sản phẩm.
– Hàm lượng các chất.
– Dạng thuốc.
– Công dụng của thuốc.
– Cách sử dụng.
– Khối lượng hoặc thể tích.
– Quy định về an toàn lao động (độ độc của thuốc).
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 – Đề số 3
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Sản xuất giống cây trồng nhằm mục đích:
A. Tạo ra nhiều hạt giống phục vụ gieo trồng
B. Tăng năng suất cây trồng
C. Tạo ra nhiều hạt giống, cây con giống phục vụ gieo trồng
D. Tăng vụ gieo trồng
Câu 2: Dấu hiệu nào không phải là dấu hiệu khi cây trồng bị sâu, bệnh phá hoại:
A. Cành bị gãy.
B. Cây, củ bị thối.
C. Quả bị chảy nhựa.
D. Quả to hơn.
Câu 3: Trong các hình thái của biến thái không hoàn toàn không có hình thái nào dưới đây?
A. Sâu non
B. Nhộng
C. Sâu trưởng thành
D. Trứng
Câu 4: Biện pháp nào được coi là biện pháp cơ sở để phòng và trừ sâu, bệnh hại?
A. Biện pháp canh tác
B. Biện pháp thủ công
C. Biện pháp hóa học
D. Biện pháp sinh học
Câu 5: Nhược điểm của biện pháp hóa học là:
A. Khó thực hiện, tốn tiền…
B. Gây độc cho người, ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái
C. Hiệu quả chậm, tốn nhiều công sức tiền của
D. Ít tác dụng khi sâu,bệnh đã phát triển thành dịch
Câu 6: Cầy, bừa đất bằng máy thay vì trâu, bò có ưu điểm:
A. Cần có dụng cụ máy móc phức tạp.
B. Làm nhanh, ít tốn công.
C. Giá thành cao.
D. Dụng cụ đơn giản.
Câu 7: Thời vụ là:
A. Khoảng thời gian nhất định mà mỗi loại cây được gieo trồng.
B. Khoảng thời gian nhất định mà nhiều loại cây được gieo trồng.
C. Khoảng thời gian không nhất định mà mỗi loại cây được gieo trồng.
D. Tất cả đều sai.
Câu 8: Có mấy phương pháp gieo giống?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 9: Tỉa và dặm cây có tác dụng:
A. Bỏ cây yếu, cây bị sâu.
B. Dặm cây khỏe vào chỗ trống.
C. Đảm bảo khoảng cách, mật độ cây.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 10: Các loại nông sản như sắn, khoai hay hạt ngô, đỗ hay được chế biến bằng phương pháp nào dưới đây?
A. Sấy khô
B. Chế biến thành tinh bột hay bột mịn
C. Muối chua
D. Đóng hộp
Câu 11: Để đảm bảo được số lượng và chất lượng nông sản, cần phải tiến hành thu hoạch như thế nào?
A. Thu hoạch lúc đúng độ chín.
B. Nhanh gọn.
C. Cẩn thận.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 12: Luân canh là
A. cách tiến hành gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng một diện tích
B. tăng số vụ gieo trồng trong năm trên một diện tích đất
C. trồng hai loại hoa màu cùng một lúc trên cùng một diện tích
D. tăng từ một vụ lên hai, ba vụ
Câu 13: Các yếu tố ảnh hưởng đến biện pháp luân canh như thế nào?
A. Mức độ tiêu thụ chất dinh dưỡng
B. Khả năng chống sâu bệnh của cây trồng
C. Cả A và B
D. A hoặc B
Câu 14: Lên luống cây trồng có tác dụng:
A. Dễ chăm sóc, chống ngập úng.
B. Nhìn cho đẹp, dễ chăm sóc.
C. Tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng và phát triển, dễ chăm sóc.
D. Dễ chăm sóc, chống ngập úng, tạo tầng đất dày.
Câu 15: Nhóm phân nào sau đây là phân hóa học:
A. Supe lân, phân heo, ure
B. Ure, NPK, Supe lân
C. Phân trâu, bèo dâu, DAP
D. Muồng muồng, NPK, Ure
Câu 16: Đất trung tính có trị số pH dao động trong khoảng?
A. pH < 6,5
B. pH = 7
C. pH > 7,5
D. pH = 6,6 – 7,5
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Đất trồng là gì? Vai trò của đất trồng?
Câu 2: (2 điểm) Trình bày vai trò và quy trình lên luống (liếp) trong công việc làm đất?
Câu 3: (2 điểm) Nhãn hiệu thuốc trừ sâu cho chúng ta biết những thông tin gì?
Đáp án
I. Phần trắc nghiệm (1 câu = 0,25 điểm)
II. Phần tự luận
Câu 1:
Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất, trên đó thực vật có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm.
Vai trò của đất trồng: Đất trồng là môi trường cung cấp nước, chất dinh dưỡng, oxi cho cây và giữ cho cây không bị đổ.
Câu 2:
Lên luống (liếp) để dễ chăm sóc, chống ngập úng và tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng, phát triển.
Quy trình lên luống:
– Xác định hướng luống.
– Xác định kích thước luống.
– Đánh rãnh, kéo đất tạo luống.
– Làm phẳng mặt luống.
Câu 3:
Nhãn hiệu thuốc trừ sâu cho chúng ta biết:
– Tên sản phẩm.
– Hàm lượng các chất.
– Dạng thuốc.
– Công dụng của thuốc.
– Cách sử dụng.
– Khối lượng hoặc thể tích.
– Quy định về an toàn lao động (độ độc của thuốc).
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 – Đề số 4
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Phương pháp nào dưới đây không phải là phương pháp sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính:
A. Lai tạo giống
B. Giâm cành
C. Ghép mắt
D. Chiết cành
Câu 2: Khi bị sâu, bệnh, cây trồng có biểu hiện thế nào?
A. Sinh trưởng và phát triển giảm
B. Tốc độ sinh trưởng tăng
C. Chất lượng nông sản không thay đổi
D. Tăng năng suất cây trồng
Câu 3: Bệnh cây là trạng thái không bình thường của cây do?
A. Vi sinh vật gây hại.
B. Điều kiện sống bất lợi.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Câu 4: Trong các biện pháp sau đây, biện pháp nào phòng trừ có hiệu quả cao và không gây ô nhiễm môi trường?
A. Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh
B. Biện pháp thủ công
C. Biện pháp hóa học
D. Biện pháp sinh học
Câu 5: Nội dung của biện pháp canh tác là?
A. Sử dụng thuốc hóa học để diệt sâu, bệnh
B. Dùng vợt, bẫy đèn, bả độc để diệt sâu hại
C. Làm đất, vệ sinh đồng ruộng, luân canh cây trồng
D. Dùng sinh vật để diệt sâu hại
Câu 6: Cày ải được áp dụng khi:
A. Đất trũng, nước không tháo được cạn.
B. Đất cao, ít được cấp nước.
C. Đất còn ẩm, sau đó đất được phơi khô.
D. Tất cả đều sai.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng về phương pháp trồng cây thủy canh, trừ:
A. Cây được trồng trong dung dịch chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây.
B. Phần lớn rễ cây nằm trên giá đỡ nằm ngoài dung dịch.
C. Phần lớn rễ cây nằm trong dung dịch để hút nước, chất dinh dưỡng.
D. Thường được áp dụng ở những nơi đất trồng hiếm.
Câu 8: Để xử lý hạt lúa, ta ngâm hạt lúa trong dung dịch fomalin trong thời gian:
A. 3 giờ.
B. 4 giờ.
C. 5 giờ.
D. 6 giờ.
Câu 9: Quy trình bón phân thúc bao gồm:
A. Bón phân.
B. Làm cỏ, vun xới.
C. Vùi phân vào đất.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 10: Có mấy phương pháp chế biến nông sản?
A. 6
B. 5
C. 4
D. 3
Câu 11: Các loại nông sản như cam, quýt, đậu xanh…được thu hoạch bằng phương pháp nào?
A. Hái.
B. Nhổ.
C. Đào.
D. Cắt.
Câu 12: Tăng vụ là như thế nào?
A. Tăng số vụ gieo trồng trong năm trên một diện tích đất
B. Tăng sản phẩm thu hoạch
C. Tăng từ một vụ lên hai, ba vụ trong năm
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 13: Ý nghĩa của biện pháp tăng vụ?
A. Tăng độ phì nhiêu
B. Điều hòa dinh dưỡng đất
C. Giảm sâu bệnh
D. Tăng sản phẩm thu hoạch
Câu 14: Đâu là các khâu làm đất trồng rau:
A. Bừa và đạp đất → Cày đất → Lên luống
B. Cày đất → Bừa và đạp đất → Lên luống
C. Lên luống → Bừa và đạp đất → Cày đất
D. Cày đất → Lên luống → Bừa và đạp đất
Câu 15: Biện pháp nào có tác dụng diệt sâu, bệnh nhanh nhưng gây độc cho con người và ô nhiễm môi trường:
A. Canh tác
B. Thủ công
C. Hóa học
D. Sinh học
Câu 16: Đâu là đất chua?
A. pH < 6,5
B. pH = 7
C. pH > 7,5
D. pH = 6,6 – 7,5
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Hãy nêu những nguyên tắc trong phòng trừ sâu, bệnh hại?
Câu 2: (2 điểm) Trình bày các phương pháp gieo trồng cây nông nghiệp?
Câu 3: (2 điểm) Nhãn hiệu thuốc trừ sâu cho chúng ta biết những thông tin gì?
Đáp án
I. Phần trắc nghiệm (1 câu = 0,25 điểm)
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1:
Nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại:
– Phòng là chính.
– Trừ sớm, trừ kịp thời, nhanh chóng và triệt để.
– Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ.
Câu 2:
Có hai phương pháp gieo trồng:
– Gieo bằng hạt: áp dụng đối với cây trồng ngắn ngày (lúa, ngô, đỗ, rau…) và trong vườn ươm.
– Trồng bằng cây con: áp dụng rộng rãi với nhiều loại cây trồng ngắn ngày và dài ngày (rau, cây keo, cây bạch đàn…).
Câu 3:
Nhãn hiệu thuốc trừ sâu cho chúng ta biết:
– Tên sản phẩm.
– Hàm lượng các chất.
– Dạng thuốc.
– Công dụng của thuốc.
– Cách sử dụng.
– Khối lượng hoặc thể tích.
– Quy định về an toàn lao động (độ độc của thuốc).
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 – Đề số 5
A. Ma trận đề
Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL Vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt 2 1 3 câu
0,75 điểm
Khái niệm về đất trồng và thành phần của đất trồng 4 4 câu
1 điểm
Một số tính chất chính của đất trồng 6 6 câu
1,5 điểm
Biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất 1 1 2 câu
0,5 điểm
Tác dụng của phân bón trong trồng trọt 2 6 8 câu
2 điểm
Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường 1 4 1 1 7 câu
4,25 điểm
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
16 câu
4 điểm
40%
12 câu
3 điểm
30%
1 câu
2 điểm
20%
1 câu
1 điểm
10%
30 câu
10 điểm
100%
B. Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM ( 7 điểm) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất
Câu 1. Vai trò của trồng trọt là:
A. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người; cung cấp thức ăn cho vật nuôi
B. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp
C. Cung cấp nông sản cho sản xuất
D. Tất cả các ý trên
Câu 2. Nhiệm vụ nào sau đây không phải là nhiệm vụ của ngành trồng trọt?
A. Trồng cây lúa lấy gạo để xuất khẩu
B. Trồng cây rau, đậu, vừng làm thức ăn cho con người
C. Trồng cây mía cung cấp cho nhà máy chế biến đường
D. Trồng cây tràm để lấy gỗ làm nhà
Câu 3. Đâu là nhiệm vụ của ngành trồng trọt?
A. Trồng cây lấy gỗ để xuất khẩu
B. Đảm bảo lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
C. Trồng cây lấy gỗ để sản xuất giấy
D. Phát triển chăn nuôi: lợn (heo), gà, vịt…
Câu 4. Vai trò của đất trồng đối với cây là ?
A. Cung cấp chất dinh dưỡng, oxi cho cây
B. Giúp cây đứng vững
C. Cung cấp chất dinh dưỡng, oxi, nước cho cây và giúp cây đứng vững
D. Cung cấp nước cho cây
Câu 5. Khái niệm đất trồng là gì?
A. Kho dự trữ thức ăn của cây
B. Lớp bề mặt của vỏ trái đất
C. Lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất, trên đó cây trồng có thểsinh sống và sản xuất ra sản phẩm
D. Lớp đá xốp trên bề mặt trái đất
Câu 6. Thành phần đất trồng bao gồm :
A. Phần khí, phần lỏng, chất vô cơ
B. Phần khí, phần lỏng, chất hữu cơ
C. Phần khí, phần rắn, phần lỏng
D. Phần rắn, chất hữu cơ, chất vô cơ
Câu 7. Thành phần chất hữu cơ của đất là?
A. Gồm các sinh vật sống trong đất và xác động, thực vật, vi sinh vật đã chết.
B. Xác động, thực vật bị phân hủy
C. Các chất mùn
D. Các sinh vật sống trong đất
Câu 8. Đất kiềm là đất có pH như thế nào?
A. pH < 6,5
B. pH = 6,6 – 7,5
C. pH > 7,5
D. pH = 7,5
Câu 9. Loại đất nào sau đây giữ nước , dinh dưỡng tốt nhất ?
A. Đất cát
B. Đất sét
C. Đất thịt nặng
D. Đất thịt
Câu 10. Yếu tố nào quyết định thành phần cơ giới đất?
A. Thành phần hữu cơ và vô cơ
B. Khả năng giữ nước và dinh dưỡng
C. Thành phần vô cơ
D. Tỉ lệ các hạt cát, limon, sét có trong đất
Câu 11. Loại đất nào sau đây giữ nước và chất dinh dưỡng kém nhất?
A. Đất cát
B. Đất thịt nặng
C. Đất thịt nhẹ
D. Đất sét
Câu 12. Ngày nay con người có thể trồng cây ở đâu?
A. Trồng cây trong đất, trồng cây trong môi trường nước
B. Chỉ trồng cây trong đất
C. Trồng cây trong chậu
D. Trồng cây trong môi trường nước.
Câu 13. Chúng ta cần phải sử dụng đất hợp lí vì:
A. Nhu cầu nhà ở ngày càng nhiều
B. Để dành đất xây dựng các khu sinh thái, giải quyết ô nhiễm
C. Diện tích đất trồng có hạn
D. Giữ gìn cho đất không bị thái hóa
Câu 14. Căn cứ vào hình thức bón phân người ta chia ra:
A.Bón vãi, bón thúc, bón lót, bón theo hàng
B.Bón lót, bón theo hàng, theo hốc, phun lên lá
C.Bón theo hàng, theo hốc, bón vãi, phun lên lá
D.Bón lót, bón thúc
Câu 15. Cây lúa dễ bị đổ, cho nhiều hạt lép, năng suất thấp là do bón nhiều:
A. Lân
B. Kali
C. Phân chuồng
D. Đạm
Câu 16. Đạm Urê bảo quản bằng cách:
A. Phơi ngoài nắng thường xuyên
B. Để nơi khô ráo
C. Đậy kín, để đâu cũng được
D. Đậy kín, để nơi khô ráo thoáng mát
Câu 17: Nhóm phân nào sau đây dùng để bón lót
A. Phân hữu cơ, phân xanh, phân đạm
B. Phân xanh, phân kali, phân NPK
C. Phân rác, phân xanh, phân chuồng
D. Phân DAP, phân lân, phân xanh, phân vi sinh
Câu 18. Loại đất vê được thành thỏi khi uốn không có vết nứt thuộc loại đất nào?
A. Đất sét
B.Đất thịt
C. Đất cát pha
D. Đất thịt nặng
Câu 19. Để ủ phân chuồng người ta thường trát bùn hoặc đậy kỹ là nhằm?
A. Giúp phân nhanh hoai mục
B. Hạn chế mất đạm
C. Giữ vệ sinh môi trường
D. Tất cả các ý trên
Câu 20. Biện pháp cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên được áp dụng cho loại đất nào?
A. Đất phèn, đất mặn
B. Đất chua, đất xói mòn
C. Đất đồi dốc
D. Đất xám bạc màu
Câu 21: Chọn cụm từ thích hợp cho sắn dưới dây rồi điền vào chỗ trống (…) để hoàn chình đoạn văn sau: “thức ăn, độ phì nhiêu, năng suất, chất dinh dưỡng, liều lượng, chất lượng, chủng loại, cân đối
Phân bón là(21) …………..do con người bổ sung cho cây trồng. Trong phân bón chứa nhiều(22) ………….….cần thiết cho cây. Phân bón làm tăng (23)…………..của đất. làm tăng(24)…….……. cây trồng và (25)…………….nông sản. Bón phân quá (26)……………., sai (27)………..…….., không(28)………………. làm cho năng suất cây trồng và chất lượng nông sản giảm
II. TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 2 (2 điểm): Phân đạm và phân hữu cơ dùng để bón lót hay bón thúc? Vì sao?
Câu 2 (1 điểm): Đối với các loại rác thải chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường xung quanh?
C. Đáp án
I. Trắc nghiệm
1.D 2.D 3.B 4.C 5.C 6.C 7.A 8.C 9.B 10.D 11.A 12.A 13.C 14.C 15.D 16.D 17.C 18.A 19.D 20.A
Câu 21:
21. Thức ăn 25. Chất lượng
22. Chất dinh dưỡng 26. Liều lượng
23. Độ phì nhiêu 27. Chủng loại
24. Năng suất 28. Cân đối
II. Tự luận
Câu 1:
– Phân ĐẠM dùng để bón thúc vì có tỉ lệ dinh dưỡng cao, dễ hoà tan nên cây sử dụng được ngay ( 1 điểm)
– Phân hữu cơ dùng để bón lót vì các chất dinh dưỡng ở dạng khó tiêu, cây không sử đụng được ngay ( 1 điểm)
Câu 2: Để bảo vệ môi trường xung quanh, chúng ta cần phải:
– Không vứt rác bừa bãi (0,5 điểm)
– Thu gom và phân loại rác thải để tái chế làm phân bón (0,5 điểm)
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 – Đề số 6
A. Ma trận đề
Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng TN TL TN TL TN TL 1. Đất trồng 1 0,5 1 1 1 0,5 3 2 2. Phân Bón 1 0,5 1 1 1 1 3 2,5 3. Giống cây trồng 1 1 1 0,5 1 1 3 2,5 4. Phòng trừ sâu bệnh hại 1 1,5 1 1,5 2 3 Tổng 4 3 3 4 4 3 9 10
B. Nội dung đề kiểm tra
I. Trắc nghiệm (3 điểm)
Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất ở câu 1, 2, 3 và câu 4
Câu 1. Đất có độ pH = 7 là loại đất:
a. Đất chua
b. đất trung tính
c. đất kiềm
d. đất mặn
Câu 2. Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất được sắp xếp theo thứ tự giảm dần là:
a. Đất cát, đất thịt, đất sét
b. Đất thịt, đất sét, đất cát
c. Đất sét, đất thịt, đất cát
d. Đất sét, đất cát, đất thịt
Câu 3. Loại phân nào sau đây được dùng để bón thúc :
a. Phân lân
b. Phân chuồng
c. Phân xanh
d. Phân đạm
Câu 4. Hạt giống có chất lượng rất cao nhưng số lượng ít gọi là:
a. Hạt giống siêu nguyên chủng
b. Hạt giống thuần chủng
c. Hạt giống nguyên chủng
d. Hạt giống lai
Câu 5: Em hãy nối nội dung ở cột A tương ứng phù hợp với nội dung ở cột B.
1- Cày sâu bừa kỹ, bón phân hữu cơ
2- Làm ruộng bậc thang
3- Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên.
4- Bón vôi
a) áp dụng cho vùng đất dốc, đồi núi hạn chế xói mòn, rửa trôi.
b) áp dụng cho đất có tầng mỏng Nghèo dinh dưỡng.
c) áp dụng cho đất nhiễm phèn
d) áp dụng với đất phù sa.
e) cho đất chua.
II. Tự luận (7 điểm)
Câu 6. Giống cây trồng có vai trò như thế nào trong trồng trọt? Nêu phương pháp chọn tạo giống cây trồng. (2 điểm)
Câu 7. Vì sao cần phải sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp? Chúng ta có thể bón phân bằng cách nào? (2 điểm)
Câu 8. Có những biện pháp phòng, trừ sâu bệnh, hại cây trồng nào? Phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng bằng biện pháp hoá học có ưu, nhược điểm như thế nào? (3 điểm)
C. Đáp án và biểu điểm
I. Trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1 : – C
Câu 2 :- B
Câu 3 :- D
Câu 4 :- A
Câu 5 : (1 điểm)
1 – b , 2 – a, 3 – c ,4 – d ,
I. Tự luận (7 điểm) nêu được những nội dung cơ bản như sau
Câu 6 :
– Vai trò của giống cây trồng trong trồng trọt:
+ Nâng cao năng suất và chất lượng nông sản
+ Tăng vụ gieo trồng
+ Thay đổi cơ cấu cây trồng
– Phương pháp chọn tạo giống cây trồng
+ Phương pháp chọn lộc
+ Phương pháp lai
+ Phương pháp gây đột biến
Câu 7 :
– Tác dụng của phân bón trong trồng trọt: phân bón làm tăng độ phì nhiêu của đất, làm tăng năng suất và chất lượng nông sản
– Cách bón phân:
+ Theo thời kỳ bón: Bón lót, bón thúc
+ Theo hình thức bón: Bón theo hốc, bón theo hàng, bón vãi, phun trên lá
Câu 8 :
– Biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng
+ Biện pháp canh tác (và sử dụng giống chống sâu bệnh)
+ Biện pháp thủ công
+ Biện pháp hóa học
+ Biện pháp sinh học
+ Biện pháp kiểm dịch thực vật
– Ưu, nhược điểm của phòng trừ sâu bệnh hai cây trồng bằng biện pháp hóa học
+ Ưu điểm: diệt sâu, bệnh nhanh, ít tốn công
+ Nhược điểm: dễ gây độc cho người, vật nuôi, cây trồng; làm ô nhiễm môi trường; giết các sinh vật có lợi khác
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
1 điểm
1 điểm
1 điểm
1 điểm
1 điểm
1,5 điểm
0,5 điểm
1 điểm
………….
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo dục