Đề cương ôn tập cuối kì 2 môn Công nghệ 8 năm 2021 – 2022 là tài liệu cực kì hữu ích, tóm tắt lý thuyết và các dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận Công nghệ 8.
Đề cương ôn thi học kì 2 Công nghệ 8 là tài liệu vô cùng quan trọng giúp cho các bạn học Công nghệ có thể ôn tập tốt cho kì thi học kì 2 sắp tới. Đề cương ôn thi HK2 Công nghệ 8 được biên soạn rất chi tiết, cụ thể với những dạng bài, lý thuyết và cấu trúc đề thi được trình bày một cách khoa học. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Đề cương Công nghệ 8 học kì 2, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
I. Lý thuyết ôn thi học kì 2 Công nghệ 8
Câu 1. Tại sao máy và thiết bị cần phải truyền chuyển động?
Bạn đang xem: Đề cương ôn thi học kì 2 môn Công nghệ 8 năm 2021 – 2022
– Động cơ và bộ phận công tác thường đặt xa nhau
– Tốc độ quay thường khác nhau.
– Cần truyền chuyển động từ một động cơ đến nhiều bộ phận khác nhau của máy
Câu 2. Nêu công thức tính tỉ số truyền của các bộ truyền chuyển động quay, đơn vị của tốc độ quay là gì?
– Tỉ số truyền i là:
– Đơn vị là vòng/ phút
Câu 3. Khi điện sử dụng cần thực hiện những nguyên tắc an toàn điện gì?
* Một số nguyên tắc an toàn khi sử dụng điện:
+ Thực hiện tốt cách điện chỗ nối dây dẫn điện.
+ Kiểm tra cách điện của đồ dùng điện.
+ Thực hiện nối đất các thiết bị đồ dùng điện.
+ Không vi phạm khoảng cách an toàn lưới điện cao áp.
Câu 4. Aptomat là nhóm thiết bị gì?
Thiết bị bảo vệ, đóng cắt và lấy điện.
Câu 5. Nêu đặc điểm và nguyên lí làm việc của đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang?
a. Đèn sợi đốt:
– Cấu tạo: Đèn sợi đốt có ba bộ phận chính: bóng thủy tinh, sợi đốt, đuôi đèn.
– Nguyên lý làm việc: Khi đóng điện, dòng điện chạy trong dây tóc bóng đèn làm dây tóc nóng lên đến nhiệt độ cao dây tóc đèn phát sáng.
2. Đèn huỳnh quang:
– Cấu tạo: gồm ống thủy tinh và điện cực.
– Nguyên lí làm việc: khi đóng điện, hiện tượng phóng điện giữa hai điện cực của đèn tạo ra tia tử ngoại, tia tử ngoại tác dụng vào lớp bột huỳnh quang phủ bên trong ống đèn phát ra ánh sáng. Màu của ánh sáng phụ thuộc vào chất huỳnh quang.
Câu 6. Trình bày cấu tạo và nguyên lí làm việc của động cơ điện một pha?
* Cấu tạo gồm: Stato và Roto
+ Stato gọi là phần quay.
+ Rotogọi là phần đứng yên.
Câu 7. Tỉ số giữa điện áp sơ cấp và điện áp thứ cấp?
+ Tỉ số điện áp sơ cấp và thứ cấp bằng tỉ số giữa số vòng dây của chúng.
+ Máy biến áp giảm áp có hệ số k là: k<1
Câu 8. Vì sao phải tiết kiệm điện năng?
* Tiết kiệm điện năng để:
+ Tiết kiệm tiền điện phải trả.
+ Giảm chi phí xây dựng nhà máy điện.
+ Giảm bớt khí thải, gây ô nhiễm môi trường.
Câu 9. Các hành động lãng phí điện năng?
+ Bật đèn sáng suốt ngày đêm.
+ Ra khỏi phòng không tắc đèn phòng học.
+ Bật quạt, đèn khi không có nhu cầu.
Câu 10. Giờ cao điểm sử dụng điện năng ?
Từ 18 giờ đến 22 giờ
Câu 11. Hãy kể tên các thiết bị của mạng điện trong gia đình?
+ Thiết bị đóng – cắt điện: công tắc điện, cầu dao,…
+ Thiết bị bảo vệ mạng điện: cầu chì, Aptomat
+ Thiết bị lấy điện: ổ điện, phích cắm điện,…
Câu 12. Dây đốt nóng của đồ dùng điện nhiệt có chức năng gì?
Biến đổi điện năng thành nhiệt năng.
Câu 13. Năng lượng đầu ra của nhà máy thủy điện là gì?
Điện năng.
Câu 14. Đồ dùng điện cơ gồm các đồ dùng nào?
Máy bơm nước, quạt điện, máy giặt.
Câu 15. Hai bộ phận quan trọng trong bút thử điện là gì?
Đèn báo và kẹp kim loại.
Câu 16. Số V và W trên đồ dùng chỉ gì?
Chỉ điện áp định mức và công suất định mức của đồ dùng điện.
Câu 17. Ưu điểm của đèn huỳnh quang là gì?
Tiết kiệm điện năng, tuổi thọ cao
Câu 18. Cấu tạo của máy biến áp một pha có mây bộ phận chính?
Gồm lỗi thép và dây quấn.
Câu 19. Trước khi sửa chữa điện cần lưu gì?
+ Rút phích cắm
+ Rút nắp cầu chì
+ Cắt cầu dao hoặc Aptomat tổng
Câu 20. Ổ điện là thiết bị gì ?
Thiết bị lấy điện
Câu 21. Nguyên lí làm việc của đồ dùng điện- nhiệt là gì ?
Biến điện năng thành nhiệt năng.
II. Bài tập tự luận ôn thi học kì 2 Công nghệ 8
Bài tập. Tính điện năng tiêu thụ trong tháng (30 ngày ) của các dụng cụ điện sau:
TT
Tên đồ dùng
Công suất điện P (W)
số lượng
Thời gian sử dụng trong ngày (h)
Điện năng sử dụng trong ngày A (Wh)
1
Đèn sợi đốt
65
2
2
2
Đèn huỳnh quang
45
10
6
3
Quạt bàn
65
6
4
4
Tủ lạnh
130
2
24
5
Ti vi
70
3
8
a. Tính điện năng sử dụng của một số đồ vật trong ngày?
b.Tính điện năng gia đình sử dụng trong tháng, biết tháng đó có 30 ngày?
c. Tính số tiền điện gia đình phải trả trong tháng biết mỗi kWh giá 2000 đồng?
Bài giải:
a. Trong một ngày, điện sử dụng của các đồ dùng điện gồm:
– 2 Đèn sợi đốt: A1=P.t = 65.2.2 = 260 (Wh)
– 10 Đèn huỳnh quang: A2=P. t 45.6.10 = 2700 (Wh)
– 6 Quạt bàn: A3 = P.t = 65.4.6 = 1560 (Wh)
– 2 Tủ lạnh: A4= P.t = 130.24.2= 6240 (Wh)
– 3 Ti vi: A5=P.t = 70.8.3 = 1680 (Wh)
A1 ngày = A1 + A2 + A3 + A4 + A5
= 260 + 2700 + 1560 + 6240 + 1680 = 12440 (Wh)
b. Trong một tháng (30 ngày), điện năng tiêu thụ của gia dình là:
A30 ngày = 12440 x 30 = 373200 (Wh) = 373,2 (kWh)
c. Tiền điện tháng đó phải trả, biết mỗi kWh giá 2000 đồng là :
T= 373,2 x 2000 = 746400 (đồng)
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục, Lớp 8