Đề cương ôn tập cuối kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2021 – 2022 là tài liệu cực kì hữu ích, tóm tắt lý thuyết và các dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận.
Đề cương ôn thi học kì 2 Sinh học 9 là tài liệu vô cùng quan trọng giúp cho các bạn học sinh có thể ôn tập tốt cho kì thi học kì 2 sắp tới. Đề cương ôn thi HK2 Sinh 9 được biên soạn rất chi tiết, cụ thể với những dạng bài, lý thuyết và cấu trúc đề thi được trình bày một cách khoa học. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Đề cương Sinh 9 học kì 2, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
I. Trắc nghiệm ôn thi học kì 2 Sinh học 9
Câu 1: Kĩ thuật gen là gì?
Bạn đang xem: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2021 – 2022
A. Kĩ thuật gen là kĩ thuật tạo ra một gen mới.
B. Kĩ thuật gen là các thao tác sửa chữa một gen hư hỏng.
C. Kĩ thuật gen là các thao tác chuyển một gen từ tế bào nhận sang tế bào khác.
4 D. Kĩ thuật gen là các thao tác tác động lên ADN, để chuyển một đoạn ADN mang một gen hoặc một cụm gen từ tế bào của loài cho sang tế bào của loài nhận nhờ thể truyền
Câu 2 : Công nghệ gen là gì
A. Công nghệ gen là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng kĩ thuật gen
B. Công nghệ gen là ngành kĩ thuật về quy trình tạo các ADN tái tổ hợp
C. Công nghệ gen là ngành kĩ thuật về quy trình tạo ra các sinh vật biến đổi gen
D. Công nghệ gen là ngành khoa học nghiên cứu về cấu trúc về hoạt động của các gen
Câu 3: Những thành tựu nào dưới đây không phải là kết quả ứng dụng của công nghệ gen?
A. Tạo chủng vi sinh vật mới
B. Tạo cây trồng biến đổi gen
C. Tạo cơ quan nội tạng của người từ các tế bào động vật
D. Tạo ra các cơ thể động vật biến đổi gen.
Câu 4 : Tia nào sau đây có khả năng xuyên sâu qua các mô?
A. Tia hồng ngoại, tia X, tia tử ngoại.
B. Tia X, tia gamma, tia anpha, tia bêta
C. Tia X, tia tử ngoại, tia gamma
D. Tia tử ngoại, tia anpha, tia bêta
Câu 5: Biểu hiện của hiện tượng thoái hóa giống là:
A. Con lai có sức sống cao hơn bố mẹ
B. Con lai sinh trưởng mạnh hơn bố mẹ
C. Năng suất thu hoạch luôn tăng lên
D. Con lai có sức sống kém dần
Câu 6: Khi thực hiện lai giữa các dòng thuần mang kiểu gen khác nhau thì ưu thế lai thể hiện rõ nhất ở thế hệ con lai:
A. Thứ 1
B. Thứ 2
C. Thứ 3
D. Mọi thế hệ
Đáp án: A
Câu 7: Lai kinh tế là:
A. Cho vật nuôi giao phối cận huyết qua một, hai thế hệ rồi dùng con lai làm sản phẩm
B. Lai giữa 2 loài khác nhau rồi dùng con lai làm giống
C. Lai giữa 2 dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai làm giống
D. Lai giữa 2 dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai làm sản phẩm
C. Lai phân tích
D. Tạo ra các dòng thuần
Câu 8: Sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy chất dinh dưỡng và máu từ cơ thể vật chủ là đặc điểm của mối quan hệ khác loài nào sau đây?
A Sinh vật ăn sinh vật khác
B Hội sinh
C Cạnh tranh
D Kí sinh
Câu 9: Các sinh vật cùng loài có quan hệ với nhau như thế nào?
A Cộng sinh và cạnh tranh
B Hội sinh. .. tranh
C Hỗ trợ và cạnh tranh
D Kí sinh, nửa kí sinh
Câu 10: Động vật ăn thịt con mồi, động vật ăn thực vật và thực vật bắt sâu bọ thuộc quan hệ khác loài nào sau đây?
A Cộng sinh
B Sinh vật ăn sinh vật khác
C Cạnh tranh
D Kí sinh
Câu 11: Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng “tự tỉa” ở thực vật là mối quan hệ gì?
A Cạnh tranh… tranh
B Sinh vật ăn sinh vật khác
C Hội sinh
D Cộng sinh
Câu 12: Rận và bét sống bám trên da trâu, bò Rận, bét với trâu, bò có mối quan hệ theo kiểu nào dưới đây?
A Hội sinh
B Kí sinh
C Sinh vật ăn sinh vật khác
D Cạnh tranh
Câu 13: Thế nào là môi trường sống của sinh vật?
A Là nơi tìm kiếm thức ăn, nước uống của sinh vật
B Là nơi ở của sinh vật
C Là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng
D Là nơi kiếm ăn, làm tổ của sinh vật
Câu 14: Nhóm sinh vật nào sau đây toàn là động vật ưa ẩm?
A Ếch, ốc sên, giun đất
B Ếch, lạc đà, giun đất
C Lạc đà, thằn lằn, kỳ đà
D Ốc sên, thằn lằn, giun đất
Câu 15: Quan hệ giữa hai loài sinh vật trong đó cả hai bên cùng có lợi là mối quan hệ?
A Hội sinh
B Cộng sinh
C Ký sinh
D Cạnh tranh
Câu 16: Quan… loài sinh vật, trong đó một bên có lợi còn bên kia không có lợi và cũng không có hại là mối quan hệ?
A Ký sinh
B Cạnh tranh
C Hội sinh
D Cộng sinh
II. Câu hỏi tự luận ôn thi học kì 2 Sinh 9
Câu 1.Những hoạt động nào của con người gây ô nhiễm môi trường?
Câu 2. Tác hại gây ô nhiễm môi trường?
Câu 3. Vì sao phải sử dụng tiết kiệm và hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên
Câu 4. Hãy lấy ví dụ minh họa:
-Chất thải từ các nhà máy làm ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên
-Rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường
Câu 5. Thế nào là cân bằng sinh học? Hãy lấy ví dụ minh họa về cân bằng sinh học
Câu 6. Kể tên các hệ sinh thái chủ yếu trên trái đất, lấy ví dụ
III. Ma trận đề thi học kì 2 Sinh học 9
NỘI DUNG MỨC ĐỘ KIẾN THỨC NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG TN TL TN TL TN TL
1. Sinh vật và môi trường
(6 tiết)
– Khái niệm môi trường, các loại môi trường chủ yếu.
– Nêu được được một số mối quan hệ cùng loài và khác loài.
– Nêu được một số nhóm sinh vật dựa vào giới hạn sinh thái của một số nhân tố sinh thái.
5 câu=2,5 đ
=25%
2 câu = 0,5đ
20%
1 câu = 1,5đ
60%
2 câu = 0,5đ
20%
2. Hệ sinh thái
(6 tiết)
– Khái niệm lưới thức ăn.
– Đọc được sơ đồ 1 chuỗi thức ăn và xây dựng được chuỗi thức ăn, lưới thức ăn đơn giản.
2 câu=2,5 đ
25%
1 câu = 0,5đ
20%
1 câu = 2,0đ
80%
3. Con người, dân số và môi trường
(5 tiết)
Khái niệm ô nhiễm môi trường.
– Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường.
2 câu = 2,0 đ
=20%
1 câu = 0,75 đ
37,5%
1 câu = 1,25đ
62,5%
4. Bảo vệ môi trường
(6 tiết)
– Nêu được các dạng tài nguyên chủ yếu;
– Các phương thức sử dụng các loại tài nguyên thiên nhiên: đất, nước, rừng.
– Hiểu được vì sao sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên; một số nội dung của Luật Bảo vệ môi trường.
8 câu= 3,0 đ
=30%
3 câu = 1,0 đ
33,3%
4 câu = 1,0đ
33,3%
1 câu = 1,0đ
33,3%
17 câu = 10đ 100%
5 câu = 1,5đ
15%
3 câu = 2,75đ
27,5%
6 câu = 1,5đ
15%
2 câu = 2,25đ
22,5%
1 câu = 2,0đ
20%
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục, Lớp 9