Dàn ý: Tâm sự của người cha nói với con trong bài thơ Nói với con
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả tác phẩm: Y Phương một nhà thơ người dân tộc đã bộc bạch bao tâm sự từ tận sâu trong trái tim nói với người người con của mình thông qua bài thơ “Nói với con”.
Bạn đang xem: Dàn ý tâm sự của người cha nói với con trong bài thơ Nói với con
2. Thân bài
· Tình cảm gia đình, nguồn gốc của con
· Phép liệt kê, số đếm đã miêu tả một gia đình hạnh phúc tràn ngập tiếng nói cười: chân phải, chân trái, cha, mẹ, một bước…
· Nguồn gốc, cội nguồn của con: Quê hương với những con người lao động chăm chỉ, luôn dang tay, chào đón, đùm bọc con vào lòng: đan lờ, cài nan hoa, ken, rừng, hoa, tấm lòng…
· Tấm lòng của người cha với quê hương: tự hào, mong con nối tiếp.
· Tự hào về “người đồng mình”- những con người có ý chí vươn lên: cao, xa, chí lớn…
· Người đồng mình yêu mảnh đất mình, luôn nỗ lực, phấn đấu vượt qua. Phép liệt kê: đá gập ghềnh, thung lũng gợi ra một miền đất nghèo khó. Phép so sánh ẩn dụ=> nhấn mạnh ý chí của người đồng mình.
· Người đồng mình có ý thức cao trong việc xây dựng quê hương đất nước: đục đá kê cao quê hương.
· Lời nhắc nhở đầy tâm tình của người cha dành cho con “nghe con”.
· Nghệ thuật:
· Ngôn từ mộc mạc giản dị, từ ngữ đậm chất của dân tộc.
· Thể thơ tự do, không gò bó tuôn chảy những lời tâm sự của cha
· Các biện pháp nghệ thuật: liệt kê, so sánh, ẩn dụ, điệp từ…
3. Kết bài
Kết luận lại nội dung, mở rộng: “Nói với con” là một bài thơ vô cùng xúc động và ý nghĩa về tình cảm cha con. Những lời tâm sự của người cha đã nhắc nhở con về cội nguồn của mình, chuẩn bị cho con những hành trang về cuộc đời. Mượn lời của người cha, Y Phương muốn gửi gắm tới thế hệ sau, những người con trẻ của quê hương hãy nỗ lực phấn đấu để xây dựng quê hương đất nước.
Xem bài mẫu: Tâm sự của người cha nói với con trong bài thơ Nói với con
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục