Dàn ý nghị luận xã hội về truyền thống Uống nước nhớ nguồn của dân tộc
I. Dàn ý nghị luận xã hội về truyền thống Uống nước nhớ nguồn của dân tộc
1. Mở bài
Bạn đang xem: Dàn ý nghị luận xã hội về truyền thống Uống nước nhớ nguồn của dân tộc
– Dân tộc ta có truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”- Đây là một đạo lý tốt đẹp dạy con cháu ghi nhớ công ơn của thế hệ trước, khuyên chúng ta phải có lòng biết ơn.
2. Thân bài
– Giải thích câu tục ngữ:+ “Uống nước”: Hành động hưởng thụ -> hưởng thụ thành quả, kết quả người khác tạo ra mà không phải làm gì cả.+ “Nguồn”: Nơi ngọn nguồn xuất phát của dòng nước -> chỉ những con người, tập thể tạo nên thành quả cho người khác hưởng thụ+ Nghĩa đen: Thiên nhiên ban tặng cho con người nước, con người phải ghi nhớ, biết ơn+ Nghĩa bóng: Khuyên răn chúng ta khi hưởng thụ thành quả phải biết ơn công lao người tạo ra thành quả đó.
– Tại sao phải “Uống nước nhớ nguồn”?+ Các thành quả không tự có mà được tạo dựng từ bàn tay lao động của con người.+ Trong gia đình, cha mẹ sinh thành, nuôi dưỡng ta nên người, tạo ra của cải vật chất nuôi ta -> biết ơn cha mẹ+ Ngoài xã hội, các thành quả có được đều do lớp người đi trước tạo nên, hi sinh cả xương máu -> biết ơn những người thầm lặng.+ Lòng biết ơn là một đức tính tốt đẹp, nền tảng đạo đức con người trong xã hội.+ Dẫn chứng: Những người lính hi sinh, thương binh trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ+ Các thầy cô giáo dạy ta tri thức, bác nông dân làm ra hạt gạo….
– Phải làm gì để “Uống nước nhớ nguồn”?+ Luôn tự hào về truyền thống dân tộc, có lòng tự tôn dân tộc+ Ra sức bảo vệ, học tập, lao động đóng góp cho quê hương+ Giữ gìn bản sắc dân tộc, không để bị lai căng, đồng hóa+ Trong gia đình: Luôn nghe lời ông bà, cha mẹ, cố gắng học tập tốt+ Sống có ý thức, có trách nhiệm với gia đình, xã hội
– Phản đề:+ Vẫn còn những người đánh mất đạo lý này+ Dẫn chứng: Con đánh chết cha ở Thái Nguyên do mâu thuẫn đất đai+ Dẫn chứng: Hội Việt Tân- Kết luận chung: Đây là truyền thống tốt đẹp cần phải giữ gìn, phát huy
3. Kết luận
– Khẳng định lại vấn đề
II. Bài văn mẫu Nghị luận xã hội về truyền thống Uống nước nhớ nguồn của dân tộc
Một trong những đạo lý truyền thống tốt đẹp nhất của dân tộc ta là “Uống nước nhớ nguồn” hay “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Đạo lý ấy luôn tồn tại trong văn hóa của dân tộc Việt Nam suốt chiều dài bốn ngàn năm lịch sử. Đó là lời răn dạy của cha ông chúng ta với thế hệ con cháu rằng: Phải biết ghi nhớ công ơn, biết ơn các thế hệ đi trước đã tạo dựng lên thành quả để chúng ta hưởng thụ ngày hôm nay.
Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” thật mộc mạc, súc tích mà hàm chứa thật nhiều ý nghĩa. “Uống nước” – một hành động mà chúng ta thường xuyên làm, đó là chỉ sự hưởng thụ, là hành động hưởng thành quả, kết quả mà người khác đã tạo dựng sẵn, chúng ta không cần phải lao động cũng có được. Còn “nguồn” tức là chỉ mạch nguồn, ngọn nguồn nơi xuất phát của dòng nước. Hay “nguồn” cũng là để chỉ những con người, tập thể đã tạo dựng lên thành quả cho chúng ta hưởng thụ “uống nước”. Nguồn nước mà chúng ta hưởng thụ mỗi ngày đều là do thiên nhiên ban tặng, vậy nên chúng ta cần biết ơn thiên nhiên đã hào phóng ban tặng cho chúng ta nguồn nước quý giá ấy. Hay cũng là lời ông cha ta muốn khuyên dạy chúng ta rằng: Phải luôn ghi nhớ những hành động của người khác, của thế hệ trước đã giúp đỡ, hi sinh cho mình để mình có được niềm vui, hạnh phúc, được hưởng trái quả ngọt ngào. Đây là một đạo lý thật hàm súc, là nền tảng của một xã hội tốt đẹp…(Còn tiếp).
>> Bài văn đầy đủ Nghị luận xã hội về truyền thống Uống nước nhớ nguồn của dân tộc tại đây.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục