Dàn ý lí giải tính biểu tượng của nhan đề truyện ngắn Bến quê
1. Mở bài– Giới thiệu tác phẩm và nhan đề Bến quê:+ Bến quê của Nguyễn Minh Châu là một tác phẩm giàu giá trị tư tưởng và chứa đựng những tầng ý nghĩa nhân sinh sâu sắc.+ Nhan đề tác phẩm là một nét độc đáo mang tính biểu tượng, góp phần tạo nên sự thành công của tác phẩm.
2. Thân bài+Bến quê là chốn quê nhà, là nơi mà mỗi còn người dẫu đi xa luôn mong về+ Bến quê chứa đựng cả những chân giá trị bền vững nhất, sâu xa nhất, những gì đẹp đẽ và đáng trân trọng nhất.+ Bến quê còn là biểu tượng cho những gì gần gũi đó là bông bằng lăng tím, là bãi phù sa, là hình ảnh người vợ dịu hiền tần tảo,..+ Bến quê chỉ hai tiếng bình dị mà như một lời thức tỉnh mỗi con người về cách sống, về cách nhìn nhận những giá trị sống, mang thông điệp của tác giả.
Bạn đang xem: Dàn ý lí giải tính biểu tượng của nhan đề truyện ngắn Bến quê
3. Kết bàiCách đặt tên nhân đề ” bến quê” đã cho thấy được ý đồ của tác giả trong việc sáng tạo một truyện ngắn đặc sắc.
Xem bài mẫu: Lí giải tính biểu tượng của nhan đề truyện ngắn Bến quê
Trên đây là Dàn ý lí giải tính biểu tượng của nhan đề truyện ngắn Bến quê, truyện ngắn được giới thiệu trong tuần học thứ 27 SGK Ngữ văn lớp 9 của tác giả Nguyễn Minh Châu. Truyện Bến quê gửi gắm những suy nghĩ, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, thức tỉnh mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi của gia đình, quê hương. Ngoài bài dàn ý trên, các em học sinh có thể tham khảo thêm một số bài viết sau: Phân tích nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn Bến quê, Những cảm nhận về truyện Bến quê, Soạn bài Bến quê ngắn gọn, Nghịch lí trong truyện ngắn Bến quê của nhà văn Nguyễn Minh Châu;…
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục