Dàn ý cảm nhận về đoạn thơ: Thuyền ta lái gió với… ta tự buổi nào
1. Mở bài
– Giới thiệu tác giả và tác phẩm
Bạn đang xem: Dàn ý cảm nhận về đoạn thơ: Thuyền ta lái gió với… ta tự buổi nào
– Bài thơ là lời ca ngợi vẻ đẹp, sự giàu có của quê hương đất nước
– Trong đó, đặc sắc là ba khổ thơ miêu tả cảnh đánh bắt cá trên biển: “Thuyền ta… tự buổi nào”
2. Thân bài
* “Thuyền ta … vây giăng”: Đoàn thuyền trên mặt biển lớn
– Hình ảnh đoàn thuyền giữa thiên nhiên rộng lớn
+ Hình ảnh nhân hóa “thuyền ta … biển bằng”: Đoàn thuyền của con người đang lướt đi dưới ánh trăng, hòa vào với thiên nhiên, mang tầm vóc kì vĩ
Đoàn thuyền của con người không còn nhỏ bé, mà mang tầm vóc lớn lao của vũ trụ => con người đã làm chủ thiên nhiên.
– Hình ảnh con người chuẩn bị chiến đấu với thiên nhiên bằng trí tuệ và năng lực của mình
+ “Dò bụng biển”: Con người đang tìm kiếm những đàn cá lớn giữa biển khơi bao la
+ “Dàn đan … giăng”: Con người đang dùng trí tuệ và năng lực của mình để có thể đánh bắt được mẻ cá lớn.
Khổ thơ là hình ảnh của con người trong tư thế hiên ngang, sánh ngang cùng vũ trụ bao la. Một hình ảnh đẹp vừa hiện thực lại cũng vừa lãng mạn.
* “Cá nhụ … Hạ Long”: Miêu tả các loài cá trên biển
– Biện pháp liệt kê: Liệt kê nhiều loại cá – những loài cá hiếm, đặc sản -> sự giàu có của biển cả.
– Hình ảnh “cá song … đen hồng”: Hình ảnh hiện thực được nhìn bằng con mắt lãng mạn của nhà thơ
+ Cá song vốn có đặc điểm cái đuôi màu đỏ đen được Huy Cận so sánh như mang ngọn đuốc -> sự so sánh đẹp và thực sự đặc sắc.
– Hình ảnh ánh trăng hòa cùng mặt nước lóng lánh “Cái đuôi … chóe”: “Vàng chóe” – màu vàng óng ánh, tươi mát.
– “Đêm thở: … Long”: hình ảnh nhân hoa đặc sắc nhất bài thơ
+ Sao, nước: Xuất hiện và tồn tại tại trong nhịp hơi thở của màn đêm
+ Hình ảnh thủy triều lên xuống như nhịp thở đều đặn của màn đêm -> nhịp thở của biển khơi.
=> Khổ thơ cho thấy sự giàu có của biển cả cùng với những sáng tạo độc đáo của Huy Cận trong nghệ thuật miêu tả các loại cá.
* ” Ta hát … tự buổi nào”: Miêu tả công cuộc đánh bắt cá và lòng biết ơn đối với mẹ thiên nhiên
– Bài ca gọi cá được cất lên như để xua đi cái mệt mỏi, vất vả
– Hành động “gõ thuyền”: dồn cá vào lưới. “Nhịp trăng cao”: vầng trăng làm nhịp phách đánh lên để người lao động cất lên tiếng hát ca
– Hình ảnh so sánh “biển … mẹ”: Biển như người mẹ bao dung và rộng lượng, giúp con người có thức ăn, lại giúp con người làm giàu thêm cho quê hương, đất nước.
– Lòng biết ơn với mẹ biển cả ” nuôi lớn … nào: Biển cả đã nuôi lớn con người lao động qua bao thế hệ.
-> Khổ thơ vừa là lời miêu tả cuộc đánh bắt cá vừa là lời cảm thán biết ơn sâu sắc tới mẹ biển cả đã mang đến cho con người những nguồn tài nguyên vô giá.
* Kết luận chung: Ba khổ thơ là hình ảnh của con người trong công cuộc đánh bắt cá giữa biển khơi.
– Nó đã tái hiện bức tranh con người lao động giữa thiên nhiên rộng lớn vừa đẹp lại vừa hùng vĩ sánh ngang với vũ trụ
– Đồng thời ca ngợi sự giàu có của biển cả cùng lòng biết ơn sâu sắc tới mẹ biển cả thiêng liêng nuôi sống bao thế hệ con người.
– Nghệ thuật được Huy Cận sử dụng vô cùng nhuần nhuyễn: so sánh, nhân hóa, … mang đến cho người đọc nhiều cảm xúc về bức tranh thiên nhiên con người giàu màu sắc và âm thanh.
3. Kết luận:
– Ba khổ thơ trên trong Đoàn thuyền đánh cá đã tái hiện bút pháp tài hoa của Huy Cận
– Đó là bức tranh thiên nhiên hùng vĩ hòa quyện cùng con người lao động
– Ông xứng danh là một nhà thơ lớn trong nền thơ ca Việt.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục