Dàn ý: Bình giảng bài thơ Nói với con của Y Phương
1. Mở bài
– Giới thiệu về tác giả Y Phương.
Bạn đang xem: Dàn ý bình giảng bài thơ Nói với con
– Giới thiệu về tác phẩm “Nói với con”
2. Thân bài
a. Bài thơ “Nói với con” chứa đựng một thế giới ấm áp và chứa chan tình yêu thương của gia đình và quê hương
– Tác giả khẳng định cội nguồn sinh thành và nuôi dưỡng con người chính là mái ấm gia đình
+ Sử dụng điệp từ “bước tới” lặp lại hai lần kết hợp với phép liệt kê “chân trái”, “chân phải”, “một bước”, “hai bước” trong sự hô ứng và tương xứng.
+ Hình ảnh ẩn dụ “chạm tiếng nói”, “tới tiếng cười” thể hiện sự mừng vui, đón nhận và dõi theo của cha mẹ.
– Bên cạnh gia đình thì quê hương cũng là chiếc nôi có ý nghĩa quan trọng trong quá trình trưởng thành của mỗi một con người:
+ Cách gọi đầy thân thương, trìu mến “người đồng mình”
+ Vẻ đẹp của quê hương hiện lên qua đôi bàn tay lao động tài hoa, khéo léo và đời sống tâm hồn dạt dào tình cảm, tràn đầy niềm tin yêu lạc quan của con người.
b. Bài thơ thể hiện sự ngợi ca, tự hào đối với những phẩm chất cao quý của con người và quê hương
– Vẻ đẹp về ý chí, nghị lực vươn lên của “người đồng mình”.
– Cuộc sống tràn đầy niềm vui và sự lạc quan cùng sự gắn bó thủy chung đối với nơi chôn rau cắt rốn.
– Ý thức gìn giữ, tôn trọng và phát huy những giá trị tốt đẹp của quê hương.
c. Bài thơ chất chứa bài học về ý chí, nghị lực và bản lĩnh sống:
– Vững bước tự tin trên đường đời.
– Mạnh mẽ đối diện và vượt qua mọi chông gai, thử thách
3. Kết bài
Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm “Nói với con”
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục