Cúng tất niên gà quay ra hay quay vô? Gà cúng tất niên quay ra hay quay vô mới đúng? Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây để biết rõ câu trả lời hơn nhé.
Gà là một trong những đồ lễ đặc biệt quan trọng trong văn hóa thờ cúng của người Việt. Mùng 1, ngày Rằm, lễ tết hay bất cứ một nghi thức nào cũng đều cần có gà. Tuy nhiên, nên đặt gà cúng thế nào cho đúng, quay vào hay quay ra thì không bất kính với bề trên thì không phải ai cũng biết.
Cúng tất niên gà quay ra hay quay vô? Gà cúng tất niên quay hướng nào?
Khi đặt gà cúng tất niên còn phụ thuộc bạn cúng trong nhà hay ngoài trời mà có cách đặt gà cúng khác nhau:
- Cúng ngoài trời: Gà phải đặt đầu quay ra đường, với ý nghĩa gọi mặt trời chiếu vào nhà mình. Mong muốn năm mới gia đình sẽ gặp nhiều thuận lợi, nhận được nhiều tài lộc.
- Cúng trong nhà: Đầu gà quay vào trong, hướng về phía bát hương với tư thế miệng mở, ngậm hoa hồng hoặc ớt tỉa hoa, chân quỳ, cánh duỗi ra. Thể hiện con gà đang chầu, tỏ lòng hiếu thảo, thành kính của con cháu đến các vị gia tiên.
Cách đặt gà cúng Thần Tài – Thổ Địa
Cách bày gà cúng trên bàn thờ Thần Tài Ông Địa cũng khá giống với cách bày gà cúng trên bàn thờ gia tiên. Sau khi luộc/ quay gà cúng, gia chủ đặt gà nguyên con lên đĩa to. (Nếu gà cúng đang buộc dây thì hãy nhớ tháo ra.)
Hãy bày gà nguyên con ngay ngắn chính giữa đĩa, sau đó cho tiết lòng đặt phía dưới bụng gà. Miệng gà thì hãy cho ngậm một bông hoa hồng đỏ, điều này tượng trưng cho may mắn và thịnh vượng.
Lưu ý: Đầu gà cúng nên quay ra hướng cửa chính, hướng đón quan Hành. Trong phong thủy, hướng đặt gà cúng này có ý nghĩa gọi mặt trời chiếu sáng vào ngôi nhà của gia chủ. Mang lại tài lộc và may mắn vào nhà.
Cách đặt gà cúng cô hồn, rằm tháng 7
Cách bày gà cúng cô hồn, rằm tháng 7 có chút khác biệt so với cách bày trí gà cúng gia tiên. Sau khi gà cúng chín, gai chủ cũng đặt chính giữa một chiếc đĩa to. Miệng gà cúng phải há thật to quay về hướng bát hương. Chân gà cúng phải quỳ và cánh gà cúng phải duỗi ra tự nhiên. Nếu đặt gà cúng quay ra ngoài có nghĩ là gà không chịu chầu, điều này sẽ bất kính với các vong hồn.
Với 2 cách bày trí gà cúng trên mâm cỗ thì cách đặt gà hướng quay ra ngoài sẽ mang ý nghĩa tâm linh phong thủy hơn. Song điều quan trọng của người dâng lễ chính là sự thành kính. Hướng đặt lễ vật đẹp hay xấu không quan trọng.
Cách đặt gà cúng giao thừa
Khi chuẩn bị mâm cỗ giao thừa cúng ngoài trời, phải đặt gà cúng lên đĩa to, tháo dây buộc (nếu có), bầy ngay ngắn trên đĩa, tiết lòng đặt dưới bụng gà, mỏ ngậm bông hoa hồng đỏ. Điều quan trọng nhất là phải đặt đầu gà quay ra đường để đón quan Hành khiển cai quan năm mới đi qua, cách đặt gà cúng như vậy còn có ý nghĩa gọi mặt trời chiếu vào nhà mình.
Cách đặt gà cúng bàn thờ gia tiên
Khi đặt gà cúng trên ban thờ, theo một số chuyên gia nghiên cứu, nên quay đầu gà hướng về bát hương với tư thế được gọi là “con gà biết kêu, biết gáy, đang chầu” tức là há miệng, chân quỳ và cánh duỗi ra tự nhiên. Nếu làm theo cách nhiều gia đình làm có nghĩa có đầu gà hướng ra ngoài thì đó là gà không chịu chầu.
Thực tế là gà quay đầu ra ngoài sẽ đẹp hơn khi quay đầu về bát hương và phao câu chổng ra ngoài nhưng cách đặt gà cúng như vậy chỉ đẹp mắt về hình thức, chứ không đẹp về ý nghĩa tâm linh và sự thành kính.
Gà cúng tất niên nên chặt miếng hay để cả con?
Ngoài câu hỏi cúng tất niên gà quay ra hay quay vô thì câu hỏi nên chặt miếng hay để cả con cũng là vấn đề nhiều người thắc mắc.
Theo chuyên gia của trung tâm Nghiên cứu cổ học Phương Đông thì khi cúng bằng gà trống chúng ta không nên chặt ra mà nên để nguyên cả con. Việc này vừa thể hiện sự nghiên cẩn, vừa thể hiện được vẻ khỏe khoắn, đẹp mắt của con gà. Còn với gà mái thì ta có thể chặt miếng. Nhưng nó không toát lên được vẻ đẹp của giống như dùng gà trống nguyên con để thờ.
Nhưng ở miền Bắc nhiều gia đình lại không thờ gà nguyên con mà lại thường chặt ra. Với suy nghĩ chặt gà ra thành miếng sẽ giúp cho các vị thần linh và tổ tiên dễ thưởng thức. Đây là phong tục tập quán riêng của từng vùng miền, vậy nên bạn có thể cân nhắc trước khi thực hiện và hoàn toàn có thể điều chỉnh cho phù hợp nhất với từng gia đình.
Cúng tất niên chọn gà trống hay gà mái?
Trả lời cho câu hỏi cúng tất niên chọn gà gì, loại gà trống hay gà mái thì câu trở lời là gà trống. Tuy nhiên, lựa chọn gà trống gì để cúng tất niên không thể chọn qua loa mà cần lưu ý trước những đặc điểm quan trọng, đó là gà trống đó phải là con gà mới lớn, thể hiện sự tinh khiết.
Sở dĩ gà trống được chọn làm vật cúng lễ tế thần linh và gia tiên là bởi vì nó được coi là giống loài tinh túy có vẻ đẹp khỏe mạnh, thông minh, hội tụ đầy đủ đức nghĩa. Người xưa cúng gà trống với hi vọng tiếng gáy của nó sẽ đánh thức ông mặt trời vào sáng sớm để mang mưa thuận gió hòa cho mùa màng bội thu.
Ngày nay, gà trống vẫn là một biểu tượng của nền văn hóa xưa, trở thành vật cúng quen thuộc vào dịp tết đến xuân về của các gia đình Việt Nam. Gà trống được chọn để bày lên ban thờ dịp tết phải là con gà trống tơ có sức khỏe, mào thẳng, màu đỏ và to lớn, thân vàng, da căng và chưa từng đạp mái. Ngoài ra, các loại gà khác tượng trưng cho sự khỏe mạnh gồm gà trống hoa mơ, gà trống tía, gà đen,… cũng rất được ưa chuộng.
Những điều cần lưu ý khi đặt gà cúng
Để có gà cúng tất niên đẹp cần lưu ý những vấn đề sau:
- Khi luộc gà nên dùng nước lạnh, không nên dùng nước nóng có thể làm da bị co, không đẹp về mặt thẩm mỹ.
- Khi luộc gà nên cho thêm 1 củ hành và 1 củ gừng để gà được thơm hơn.
- Muốn da gà đẹp, bóng thì sau khi luộc xong vớt gà ra nên để gà vào nước lạnh. Nó sẽ giúp da đẹp và giòn hơn khi ăn.
- Không nên cúng gà rán, gà quay, chiên… vào dịp lễ tất niên vì điều này làm mất đi vẻ trang nghiêm, kính cẩn của buổi lễ.
- Khi bày gà ra đĩa nên bỏ hết các dây buộc, trang trí thêm bông hoa hoặc ớt cắt tỉa thành hoa để thể hiện thành ý của gia chủ đến các vị thần linh, tổ tiên.
**********
Trên đây là đáp án cho câu hỏi Cúng tất niên gà quay ra hay quay vô? Gà cúng tất niên quay hướng nào mới chính xác? Hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn, thể hiện được lòng thành kính đến các vị thần linh tổ tiên.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tết Cổ Truyền