Cô Ba Trà là ai?
Cô Ba Trà tên thật là Trần Ngọc Trà sinh năm 1906. Cô Ba Trà khi đặt chân lên đất Sài Gòn chỉ mới 16 tuổi, xuất thân từ làng quê nghèo Cần Đước (Long An). Từ khi sinh ra và lớn lên cho tới tuổi 16, Ba Trà chỉ biết đi chân trần và bắt ốc, hái rau ngoài vườn, cuộc sống cơ cực, thiếu thốn. Từ khi cha mất, Cô Ba Trà liên tục phải chịu cay đắng với những trận đòn roi khôn ngớt của mẹ. Sau đó bị bên nội hắt hủi cô Ba Trà bỏ quê lên Sài Gòn làm người giúp việc nuôi thân.
Nhưng cuộc đời của cô gái 16 tuổi không bằng phẳng trôi theo cái kiếp làm thuê làm mướn, mà lại sớm vướng vào một bi kịch cuộc đời ngay những ngày đầu đời. Những biến cố trong cuộc sống thuở thiếu thời góp phần hình thành nên tính cách của người đẹp đất Nam Kỳ sau này: Coi đời lạnh như băng.
Với nhan sắc hiếm có của mình, cô lần lượt “đốn ngã” hàng loạt những tay chơi hào hoa, giàu có bậc nhất, trong đó có cả Công tử Bạc Liêu ăn chơi khét tiếng một thời của Lục tỉnh. Trong ký ức của người miền Nam thời bấy giờ, Trần Ngọc Trà là đại mỹ nhân trăm năm có một. Với dung mạo xinh đẹp, cô Ba nhanh chóng trở thành “Hoa khôi Sài Gòn”, được mệnh danh là Étoile de Saigon (tạm dịch:Ngôi sao Sài Gòn).
Cánh báo chí, nhà văn thời ấy đã tốn biết bao nhiêu giấy mực để miêu tả vẻ đẹp của Cô Ba Trà. “Cô ấy đẹp lắm, đẹp đổ quán xiêu đình, đài các như một bà hoàng, quần áo lụa cùng màu, có quàng khăn voan mỏng, ngồi trên xe mui trần lượn trên đường phố Sài Gòn”.
Vẻ đẹp đó làm mê hoặc bất cứ người đàn ông nào, bao gồm các tay chơi hào hoa khắp cả Nam Vang, Băng Cốc.
Học giả Vương Hồng Sển, người cũng từng si mê nhan sắc của Ba Trà, đã viết trong cuốn “Sài Gòn tả pí lù” rằng:
“Những ai được quen biết hay được cô hạ cố giao thiệp đều xem đó là niềm vinh dự để chứng minh đẳng cấp”…
Ba Trà có một cái thú tiêu khiển rất đàn bà, đó là mê hột xoàn (kim cương), cho nên mỗi lần vua cờ bạc Sáu Ngọ hoặc Hắc bạch công tử dẫn nàng đi lên lầu của thương xá Tax (góc Nguyễn Huệ và Lê Lợi ngày nay) hoặc là tới cửa hiệu Alphana Kim Thịnh, cô nàng mặc sức chỉ dây kim cương nào trong tủ kính, thì y như rằng các tay chơi kia đều gật đầu đồng ý cái rụp, để rồi xỉa rèn rẹt những tờ giấy Cent (tờ giấy một trăm Đông Dương) ra trả mà không cần thắc mắc.
Nhưng cô Ba Trà không dừng ở thú vui đó, cô có thú vui tiêu khiển nguy hiểm hơn rất nhiều đó là thuốc phiện. Để rồi những chiếc nhẫn kim cương, những chiếc vòng ngọc thạch và những món trang sức đắt tiền được các tay chơi ưu ái tặng cũng đã bay theo khói thuốc.
Sau nhiều lần chơi bạc thua đậm, cô Ba Trà lại sang Xiêm để xin ngải. Ông thầy làm phép cho cô tuy không cùi nhưng lại cụt mất 10 ngón tay. Ông đưa cô đi lạy trước bàn thờ tổ, rồi thoát y múa trước bàn thờ. Sau đó, ông đưa cho cô đủ số ngải cần thiết rồi cho đệ tử đi cùng cô về Việt Nam luyện ngải.
Hàng ngày, cô Ba Trà đóng kín cửa để luyện ngải. Cô phải thoát y, ăn chay, nằm đất đủ bảy ngày bảy đêm. Mỗi đêm, ông thầy theo cô về Việt Nam bảo cô quỳ trước bàn tổ để đọc thần chú lâm râm rồi cầm nhang đang cháy vẽ bùa trước mặt cô thổi ba hồi dài.
Có lần Ba Trà thú thật với vài người tâm phúc, khi thỉnh ngải và cho ngải xâm nhập vào cơ thể, thì ông thầy ngải xứ Xiêm La đã đưa ra những điều răn đe rất nghiêm khắc rằng: Đã chuộc ngải vào thân rồi thì không được làm cho cơ thể ô uế, không được để cho đàn ông hành hạ thân xác, không được ăn uống những thứ thịt thà cấm kị, như thịt trâu, thịt rắn, thịt rùa, thịt chó.
Và nhất là không được uống huyết tươi, không được chui qua sào quần áo, không được bước dưới những nơi mà trên đầu có chất ô uế như cầu tiêu, cầu tiểu…
Cô phát hiện ra là mỗi lần cô bị những tay đàn ông vùi dập thân thể với đủ cách theo kiểu phương Tây, thì y như rằng cô như bị một cơn bệnh gì đó hành hạ đến chết đi sống lại.
Cho nên cô lẳng lặng bỏ xứ Xiêm trở về nước, và toan tính một cách cho ổn thỏa: Cô lơi dần những mối tình thâu đêm suốt sáng để chỉ giữ lại bên cạnh những mối tình lớn, tức là những người đàn ông có thế lực và tiền của dồi dào hơn, để cung phụng cho cô tiếp tục cuộc sống.
Theo năm tháng, nhan sắc cô Ba qua tuổi xuân thì cũng dần nhạt phai. Những công tử, đại gia trước kia theo đuổi cũng ít dần và lảng tránh. Không có tài liệu nào nói về năm mất của bà. Nhưng có thông tin bà qua đời trong nghèo khổ và cô đơn một mình ở gầm cầu thang của một chung cư tại Sài Gòn, với tài sản chỉ là một chiếc ghế da do bố cô để lại từ xưa.
Một cuộc đời khốn khổ thuở thiếu thời, một cuộc sống như bà hoàng lúc thanh xuân và nỗi cô quạnh khốn khổ lúc xế chiều đã làm cho giai thoại cuộc đời cô Ba quá đỗi khó quên. Cô Ba Trần Ngọc Trà chính là một chứng minh rõ ràng nhất cho lời nguyền: “Hồng nhan bạc mệnh.”
Cuộc đời của cô Ba Trà
Tuyệt sắc giai nhân xuất thân nghèo khó
Mặc dù không trải qua cuộc thi sắc đẹp nào nhưng cô Ba Trà hay còn gọi là cô Ba Sài Gòn được người đương thời ca ngợi với những mỹ từ “Hoa hậu”, “Người đẹp”, “Hoa khôi”. Thời ấy, cái tên cô Ba Trà có lẽ đã trở thành một huyền thoại khiến người ta mặc định với nhau rằng cô là niềm mơ ước của tất thảy đàn ông khắp Sài Gòn.
Cô Ba Trà tên thật là Trần Ngọc Trà, sinh năm 1906, quê ở Long An. Cô có một tuổi thơ khá nhọc nhằn, ngày ngày chỉ biết đi chân trần bắt ốc, hái rau, gánh nước.
Có người nói bố mẹ cô sống không hạnh phúc nên cô phải theo mẹ về bên ngoại sống. Cũng có lời đồn rằng cô phải chịu sự ghẻ lạnh từ gia đình bên nội bởi cha mất sớm và nhà nội tin rằng cô là người mang xui xẻo, tang tóc đến cho gia đình. Cũng vì thế, tuổi thơ của cô Ba Trà chịu nhiều đòn roi của nhà nội, thậm chí từ cả người mẹ của mình.
Mang những tổn thương sâu sắc trong tâm hồn lẫn những thiếu thốn về vật chất nhưng càng lớn cô Ba Trà càng xinh đẹp hút hồn.
Bước qua tuổi 13- 14 cô đã khiến bao người phải mê đắm với nước da trắng ngần, đôi má hồng, hàng lông mi cong vút, đôi mắt ướt át. Người ta bảo nhau ai may mắn mới quen được cô và từ đó cô trở thành mục tiêu của rất nhiều đấng mày râu giàu có.
Mỹ nhân lận đận 3 đời chồng, vô số người tình
Cũng vì muốn thoát cảnh sống cơ cực nên mẹ đã ép gả cô Ba Trà cho một người Tây già hơn vài chục tuổi. Cuộc hôn nhân được đặt nhiều niềm tin ấy lại kết thúc chóng vánh đầy nước mắt chỉ sau 1 năm khi người chồng của cô về nước và không quay trở lại.
Sau khi bị người chồng đầu bỏ rơi với vài chục đồng bạc, cô Ba Trà quyết định mưu sinh tại Sài Gòn. Ở mảnh đất hoa lệ này cộng với nhan sắc nổi bật, cô có cơ hội quen được rất nhiều người đàn ông giàu có. Cuộc hôn nhân thứ hai của cô khi mới 15 tuổi là với một thiếu gia trong một gia đình tỷ phú tên Toàn.
Người chồng này không tiếc tiền để chiều chuộng cô Ba Trà. Những tưởng cuộc sống an yên giữa nhung lụa sẽ là bến đỗ cuối cùng nhưng vỏn vẹn 2 năm sau, hôn nhân của cô Ba Trà tan vỡ. Nguyên nhân bởi vị thiếu gia đó lại si mê những giai nhân khác mà bỏ mặc vợ.
1 năm sau khi ở tuổi 18, cô Ba Trà tiếp tục trở thành vợ của một bác sĩ danh tiếng nhưng không lâu sau, cô lại ly hôn lần thứ ba.
Bỏ mặc quá khứ, những đại gia đất Sài Thành vẫn hết lòng cưng nựng mỹ nhân sở hữu sắc nước hương trời nhưng lận đận tình duyên này. Dù đã trải qua 3 đời chồng thế nhưng cô vẫn là “thỏi nam châm” thu hút biết bao sự chú ý ở những chốn ăn chơi.
Cái tên của cô nhanh chóng trở nên nổi tiếng với hàng loạt mệnh danh như: “Ngôi sao Sài Gòn”, “Tuyệt thế gia nhân Sài Gòn”,…
Học giả Vương Hồng Sển, người sinh sống cùng thời với Ba Trà có viết trong cuốn Sài Gòn Tả Pín lù rằng: “Những ai được quen biết hay được cô hạ cố giao thiệp đều xem đó là niềm vinh dự để chứng minh đẳng cấp…
Cô Ba Trà, đệ nhất Huê khôi ở miền Nam, một người đẹp sắc nước hương trời từng làm say mê biết bao công tử miền Nam. Họ bao quanh cô, tranh nhau vung tiền qua cửa sổ. Bao nhiêu tiền bạc, của cải cha mẹ để lại, các công tử ấy ăn xài, bao gái không tiếc”.
Quá chán nản với chuyện trăm năm, cô Ba Trà lao vào rất nhiều cuộc tình. Danh sách người tình của cô tạo thành một “bộ sưu tập” mà ở đó toàn các đại điền chủ, đại công tử hào hoa bậc nhất Nam Kỳ và cả tầng lớp trí thức. Trong đó có thể kể đến con trai của quan Đốc Phủ Sứ Lê Công Sủng tên Lê Công Phước (biệt hiệu Bạch công tử), chủ nhà băng Đông Pháp là công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy (biệt hiệu Hắc công tử),…
Trong những cuộc tình ấy, cô được coi như bà hoàng, được cung phụng, chu cấp tiền bạc. Trong 10 năm tuổi đôi mươi rực rỡ, cô đã có khoảng trên mười nghìn lượng vàng từ các tỷ phú đã vung ra để lấy lòng mình.
Trong số những người tình của cô Ba Trà, có lẽ giai thoại về cuộc đối đầu giữa 2 người tình Hắc – Bạch công tử đình đám hơn cả. Cả hai đều si mê cô Ba Trà và liên tục tìm mua những món đồ đắt giá để vượt mặt đối thủ. Vì thế mà chẳng cần đòi hỏi những thứ như trang sức, tiền bạc, nhà cửa, xe cộ, đồ hiệu của người đẹp bỗng ngập ngụa.
Đặc biệt nhất phải kể đến giai thoại hai vị công tử này tổ chức một cuộc thi luộc trứng hoặc nấu chè mà lửa để nấu được dùng chính tiền để đốt. Để nấu sôi một nồi chè trong gần 1 giờ, mỗi công tử phải đốt 100 tờ giấy bạc. Cuối cùng, nồi chè của Bạch công tử đã sôi trước.
Dù vậy, cô Ba Trà không lựa chọn ai trong 2 vị công tử ấy. Người mà cô ưng thuận và cũng là người chu cấp nhiều tiền nhất cho mình chính là Lâm Kỳ Xuyên, còn gọi là công tử Bích.
Công tử Bích là chủ chi nhánh ngân hàng Đông Dương ở Cần Thơ, cha là chủ hãng rượu lớn ở miền Tây. Ông đã từng tặng người đẹp mình si mê hơn 70.000 tiền Đông Dương.
Thế nhưng những năm tháng sau này của cô lại lâm vào cảnh làm thuê. Khi nhan sắc đang ở độ rực rỡ nhất, cô đốt hết tiền bạc của các đại gia chu cấp vào cờ bạc, đỏ đen. Đến khi sắc đẹp tàn phai, cô chẳng còn tiền mà phải đi làm thuê ở một tiệm tồi tàn ở chợ lớn. Ngoài 60 tuổi, mỹ nhân lừng lẫy một thời sống trong cô đơn. Nhiều người đương thời đồn đại rằng, họ thấy cô Ba Trà qua đời trong cô đơn ở gầm cầu thang tại một khu chung cư ở Sài Gòn.
********************
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tổng hợp