Đề bài: Chứng minh rằng: Với bài thơ ông đồ Vũ Đình Liên đã chạm được vào những rung cảm tâm linh của giống nòi nên nó còn tha thiết mãi
Bạn đang xem: Chứng minh rằng: Với bài thơ ông đồ Vũ Đình Liên đã chạm được vào những rung cảm tâm linh của giống nòi nên nó còn tha thiết mãi
Với bài thơ ông đồ Vũ Đình Liên đã chạm được vào những rung cảm tâm linh của giống nòi nên nó còn tha thiết mãi
1. Chứng minh rằng: Với bài thơ ông đồ Vũ Đình Liên đã chạm được vào những rung cảm tâm linh của giống nòi nên nó còn tha thiết mãi, mẫu 1:
Trước kia, vào những ngày Tết, trên bàn thờ tổ tiên, bên cạnh cặp bánh chưng, mâm ngũ quả là đôi câu đối Tết. Bởi chính vậy, những ông đồ già trên vỉa hè, phố xá rất đông khách thuê viết. Hình ảnh ông đồ đội khăn xếp, mặc áo the viết câu đối đã khắc ghi vào sâu trong tâm trí nhà thơ Vũ Đình Liên. Với bài thơ “Ông đồ”, Vũ Đình Liên đã chạm được vào những dung cảm tâm linh của giống nòi nên nó còn tha thiết mãi đến những thế hệ sau này.
Nhà thơ viết lên bài với một tấm lòng yêu thương, trân trọng, ngợi ca những tài năng, sự đóng góp của những lớp người đi trước với nền văn hoá của dân tộc. Nhà thơ đã làm như vậy khi viết bốn câu thơ đầu:
“Mỗi năm hoa đào nởLại thấy ông đồ giàBày mực tàu giấy đỏBên phố đông người qua”.
Bài văn Chứng minh nhận định về bài thơ Ông đồ
“Một thời vang bóng” của lớp người đã được xã hội trọng vọng, lúc mà nền tảng Hán học đang có một địa vị vững chắc. Gắn liền với sự hưng thịnh đó là hình ảnh những ông đồ giữa phố phường đông vui đầy sắc màu. Màu thắm của hoa đào, màu đỏ của giấy, màu đen nhánh của mực tầu và mái tóc hoa râm của ông đồ. Tất cả đã hài hoà, quyện với nhau thành một tác phẩm tranh lộng lẫy, ngoạn mục giữa phố xá tấp nập. Một vẻ đẹp sao vui tươi quá vậy!
Đây mới là những hình ảnh thoáng qua như gió xuân hây hẩy nhưng cũng đã đủ để gợi lên cài gì đó thật quen trong lòng người.
Ở khổ tiếp theo, hình ảnh ông đồ vẫn không phai nhạt:
“Bao nhiêu người thuê viếtTấm tắc ngợi khen tàiHoa tay thảo những nétNhư phượng múa rồng bay.”
Quả thực, đến lúc này, tài năng của ông đồ đã được phô bầy trong không khí phố phường, lúc này mọi người chú ý và trân trọng tài năng đó. Cái tài năng “Phượng múa rồng bay” của ông đồ dưới một bàn tay đầy khéo léo nghệ thuật đã làm rạng danh cho nên Hán học. Những con người đi trước với nền văn hoá dân tộc. Những câu chữ thánh hiền ông viết đã tặng cho mọi người về làm quà đón xuân, trang trí ngôi nhà ấm cúng, tình cảm gia đình thật ấm áp hơn.
Thật đáng buồn biết bao, một truyền thống đẹp của dân tộc đã bị mai một đi, một hình ảnh đầy sắc màu mùa xuân đã dần mất đi khi nền văn hoá phương Tây du nhập vào nước ta. Người ta quên lãng đi câu đối tết và thay vào đó những bức tranh màu sấc rất sặc sỡ.
“Nhưng mỗi năm mỗi vắngNgười thuê viết nay đâu?Giấy đỏ buồn không thắmMực đọng trong nghiên sầu.”
Độc giả đã hụt hẫng, cảm xúc tươi vui đã bị mất đi khi đọc khổ thơ này.
Trước sự tàn tạ, ra đi của ông đồ và lớp người xưa cũ, lòng thương người của nhà thơ Vũ Đình Liên được biểu hiện ở sự cảm thông, nỗi xót xa và niềm tiếc nuối khôn nguôi. Ở 2 câu thơ:
Nhưng mỗi năm mỗi vắngNgười thuê viết nay đâu?
Ta như thấy nhà thơ bâng khuâng đi tìm lại bóng dáng của lớp người xưa cũ. Giọng thơ xót xa khi những con người tài hoa đã bị đẩy ra ngoài lề đường. Trong bối cảnh ấy, tình cảnh ông đồ dần trở nên buồn chán. Người thuê viết giảm đi theo thời gian và năm tháng “mỗi năm mỗi vắng”. Hình ảnh ông đồ giữa đường phố đông vui chỉ còn là một thứ bóng mờ xa xôi. Nỗi xót thương của nhà thơ được bộc lộ rõ nét khi ông đồ và lớp người xưa cũ dần mất đi:
“Giấy đỏ buồn không thắmMực đọng trong nghiên sầu.”
Người buồn, nên những vật dụng từng gắn bó thân thiết với ông cũng sầu đạm theo: giấy không đỏ như xưa, mực trong nghiên cũng sầu não theo. Có lẽ, giấy, nghiên mực không có tâm trạng, nhưng cái bi kịch tâm trạng của giấy, mực mà nhà thơ Vũ Đình Liên nhìn thấy chính là những nỗi xót xa, bẽ bàng của ông đồ nói riêng và lớp người xưa cũ nói chung. Nỗi buồn ấy không chỉ thấm vào phương tiện mưu sinh mà còn thấm đẫm vào cảnh vật thiên nhiên, cảnh vật đã làm cho không gian thêm hiu quạnh và hoang vắng.
“Ông đồ vẫn ngồi đấyQua đường không ai hayLá vàng rơi trên giấyNgoài trời mưa bụi bay.”
Cho dù, ông đồ vẫn ngồi đấy nhưng đã bị mọi người quên lãng, ông chỉ còn là một di tích tiều tuỵ đáng thương của “một thời tàn’”. Và có lẽ từ đó, ông vĩnh viễn vắng bóng. Đây âu cũng là sự dĩ nhiên, phũ phàng. Một Tết nào đó, khi hoa đào lại nở, người đời đã thảng thốt nhận ra sự vắng bóng của ông đồ trước cảnh nhộn nhịp của chốn phố phường. Một tiếng gọi tha thiết vang lên:
“Năm nay đào lại nởKhông thấy ông đồ xưaNhững người muôn năm cũHồn ở đâu bây giờ?”
Ở hai khổ thơ đầu gợi lên cho độc giả niềm phấn chấn, tươi vui thì ba khổ thơ sau là một hình ảnh buồn bã, xót thương, sắc màu cũng phai nhạt theo. Giờ đây, ông đồ và lớp người xưa cũ đã trở nên vô nghĩa giữa cuộc đời. Bài thơ khép lại bằng những hình ảnh, câu thơ mang nặng nỗi buồn tha thiết của tác giả Vũ Đình Liên.
Đọc bài thơ “Ông đồ” xong, ta thấy Vũ Đình Liên đã diễn tả được tình yêu thương con người sâu sắc trước số phận hẩm hiu của ông đồ, nhưng nó đẹp biết bao. Bài thơ còn thể hiện một tâm Hồn cao cả và nhân hậu, một con người rất giàu tình yêu thương sâu đậm, ngợi ca những tài năng của người xưa và khuyên răn chúng ta hãy sống để giữ gìn và phát huy những tinh hoa văn hoá của dân tộc. Nền văn hoá đó xứng với một tầm cao mới.
——————-HẾT BÀI 1———————-
Ngoài Chứng minh rằng: Với bài thơ ông đồ Vũ Đình Liên đã chạm được vào những rung cảm tâm linh của giống nòi nên nó còn tha thiết mãi, để học tốt hơn các em cần tìm hiểu thêm các bài viết khác như Vũ Quán Phương đã nhận xét: Văn tả thật ít lời mà cảnh hiện ra như vẽ, không chỉ bóng dáng ông đồ mà cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt ông đồ. Phân tích bài thơ Ông Đồ để chứng minh ý kiến trên cũng như Phân tích nhân vật trữ tình trong bài thơ Ông đồ nằm trong phần Ngữ Văn lớp 8.
2. Chứng minh rằng: Với bài thơ ông đồ Vũ Đình Liên đã chạm được vào những rung cảm tâm linh của giống nòi nên nó còn tha thiết mãi, mẫu 2:
Giá trị của một bài thơ không phải được quyết định bằng giá trị của nó ở hiện tại mà là em xét khả năng dư vang của nó đến quá khứ và tương lai. Một bài thơ có thể gom góp hết giá trị của một quá khứ huy hoàng và gửi nó đến tương lai thì là một bài thơ đáng được mãi in sâu trong lòng người. Và “với bài thơ ông đồ Vũ Đình Liên đã chạm được vào những rung cảm tâm linh của giống nòi nên nó còn tha thiết mãi”.
Trước tiên, bài thơ “Ông đồ” đã chạm được vào những rung cảm tâm linh của giống nòi với cảm xúc luyến lưu xót xa cho những giá trị truyền thống dân tộc đang bị mai một:
Mỗi năm hoa đào nởLại thấy ông đồ giàBày mực Tàu, giấy đỏBên phố đông người qua
Hoa đào là loài hoa biểu tượng cho mùa xuân ở miền Bắc. Hoa đào nở gợi nhắc ta về một không khí tết, một ngày đầu xuân mà mỗi năm đều có theo quy luật muôn đời của tạo hóa. Trong khung cảnh thiên nhiên ấy, ông đồ xuất hiện là biểu tượng của một phong tục truyền thống đó là tục cho chữ ngày tết. Vào mỗi dịp tết đến xuân về, mọi người đều có thói quen đi xin câu đối đỏ, chữ Nho viết trên giấy đỏ với mong ước về một năm mới bình an. Khi ấy, ông đồ là một nhân vật rất được trọng vọng:
Bao nhiêu người thuê viếtTấm tắc ngợi khen tài:“Hoa tay thảo những nétNhư phượng múa, rồng bay”
Với bài thơ Ông đồ, Vũ Đình Liên đã chạm được vào những rung cảm tâm linh của giống nòi
Công việc của ông chính là công việc sáng tạo của một người nghệ sĩ, chữ mà ông viết ra được ví như là phượng múa rồng bay vừa đẹp, vừa cao quý. Viết những dòng này với giọng thơ giàu cảm hứng, ta có thể cảm nhận đươc tình cảm của nhà thơ đối với phong tục này. Nhưng chuyện ấy không giữ được mãi mãi:
Nhưng mỗi năm mỗi vắngNgười thuê viết nay đâu?Giấy đỏ buồn không thắmMực đọng trong nghiên sầu…
Đoạn thơ thứ ba giọng thơ chùng lại có lẽ đó là do tâm trạng của người người viết đang chùng lại. Câu hỏi tu từ “người thuê viết nay đâu như xoáy sâu vào lòng người đọc, câu nghi vấn của nhà thơ đâu chỉ đơn thuần là đang hỏi về những người thuê viết. Sự tấp nập của những người thuê viết chữ khi xưa chính là hiện thân của tình cảm của con người với một thời đại trọng đạo Nho truyền thống nói chung và những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc nói chung, nay đã vắng bóng, tức là con người đã không còn thiết tha với truyền thống dân tộc, liệu có phải là sự đau lòng ám chỉ về sự mai một của những giá trị văn hóa truyền thống ngày nào. Biện pháp nhân hóa “giấy đỏ buồn”- “mực sầu” đã cụ thể hóa nỗi sầu nơi con người, phải chăng, với từ “buồn”, từ “sầu”, nhà thơ như để người đọc cảm nhận được rằng, vì người đời đã thờ ơ nên giấy cũng “buồn” mà trở nên không còn tươi như trước, mực vì sầu mà cũng không buồn nhấc mình, cứ đọng lại trong nghiêng. Nỗi buồn của ông đồ hay là của nhà thơ đã thấu sang cảnh vật? Chữ cao quý là dùng để cho, vậy mà ông đồ phải bán chữ đã là dấu hiệu của sự suy đồi về giá trị văn hóa, ấy vậy mà thậm chí khi đem ra bán, cũng không còn ai mua, đó là một điều hết sức chua xót cho một nền văn hóa Nho học cổ truyền.
Ông đồ vẫn ngồi đấyQua đường không ai hayLá vàng rơi trên giấyNgoài trời mưa bụi bay
Một ông đồ năm xưa được trọng vọng, được ngưỡng mộ là thế mà nay như một người bị gạt ra khỏi lề xã hội. Ông vẫn như năm nào, trung thành với cây bút “vẫn ngồi đấy” chỉ có điều rằng nhân tình đã đổi thay, không còn ai chú ý đến ông, sư tồn tại của ông không hề có dấu vết. Có lẽ nỗi buồn đã tới mức có chiếc lá vàng rơi trên trang giấy cũng không còn buồn nhặt, mà có lẽ đó là lá vàng của một mùa thu sắp tàn của thời đại Nho Học. Vào cái thời buổi gió Á mưa Âu tấp nập thổi vào mảnh đất quê hương, con người dường như để bản thân bị luồng gió độc ấy cuốn đi mà bỏ rơi những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc khiến cho chúng ngày một tàn phai mai một, khi ấy cả hồn dân tộc nhuốm một màu buồn sầu lê thê như những đoạn mưa bụi không bao giờ dứt.
Năm nay đào lại nởKhông thấy ông đồ xưaNhững người muôn năm cũHồn ở đâu bây giờ?
Câu hỏi “Hồn ở đâu bây giờ” cứ vậy mà văng vẳng trong tâm thức người đọc. Câu hỏi như chứa cả sự đau đớn của tác giả khi nhìn thấy sự đổi thay của lòng người, sự mai một dần của các giá trị văn hóa truyền thống đồng thời đó là lời chiêu hồn đất nước, gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự một đi không trở lại của các giá trị truyền thống.
Bài thơ đã đặt ra một vấn đề muôn thủa đó là làm thế nào trước sự đổi thay của thời cuộc, ta vẫn giữ được tâm hồn dân tộc? Và câu hỏi ấy còn giá trị mãi về sau, nó chạm đến tâm linh hồn cốt dân tộc và vì vậy, tác phẩm sẽ sống trong lòng người đọc mãi mãi.
“Ông đồ” sẽ còn mãi chỗ đứng trong lòng độc giả và trong cả nền văn học nước nhà bây giờ và mãi mãi về sau.
3. Chứng minh rằng: Với bài thơ ông đồ Vũ Đình Liên đã chạm được vào những rung cảm tâm linh của giống nòi nên nó còn tha thiết mãi, mẫu 3:
Pôn-ê-luya từng nói: thơ ca phải đi từ chân trời của một người đến chân trời của muôn người. đúng như vậy, một tác phẩm chân chính phải vượt qua mọi bờ cõi, và giới hạn, nó chạm được vào những rung cảm sâu xa nhất của tâm hồn con người-mẫu số chung của giống nòi, như thế mới mông làm bạn với ocn người cho đến ngày tận thế, mới mong còn tha thiết mãi trong lòng bạn đọc. Và, với bài thơ “Ông đồ” Vũ Đình Liên đã chạm được vào những rung cảm tâm linh của giống nòi nên nó còn tha thiết mãi.
Vũ Đình Liên viết Ông Đồ trong giai đoạn thơ Mới, chính điều này đã chi phối một nét trong giọng điệu và cảm hứng nghệ thuật của ông, đó là cái đẹp bao giờ cũng buồn. Buồn thương, đó là điệu cảm xúc chủ đạo của các thi sĩ thơ Mới. do bất hào, bất lực, bất mãn với thực tại dân tộc, họ trốn tránh và không tìm được lối thoát nên mất sợi dây liên kết với cuộc đời, do vậy luôn trong tâm trạng bơ vơ bế tắc. Mỗi thi sĩ tìm một cách thoát ly riêng. Nếu Xuân Diệu trốn vào tình yêu, Thế Lữ thoát lên tiên, Lưu Trọng Lư mơ màng trong cõi mộng, Huy Cận tìm cái xa trong không gian thì đây, Vũ Đình Liên tìm cái xưa trong thời gian, đó là vẻ đẹp của một thời vang bóng, vẻ đẹp của một nét đẹp văn hóa cổ truyền dân tộc: chữ Nho.
Việc mở cửa, giao lưu, đồng thời do hoàn cảnh đất nước mà chữ Nho không còn ưu thời như trước kia. Nếu xưa kia ông Đồ:
Bao nhiêu người thuê viếtTấm tắc ngợi khen tàiHoa tay thảo những nétNhư phượng múa rồng bay”.
Ông đồ mang đến cảm xúc hoài cổ về những giá trị truyền thống của dân tộc
Thì nay, thời thế đổi thay, ông Đồ chỉ còn là cái di tích tiều tụy đang thương của một thời tàn.
Nhưng mỗi năm mỗi vắngNgười thuê viết nay đâu?Giấy đỏ buồn không thắmMực đọng trong nghiên sầu…Ông đồ vẫn ngồi đấyQua đường không ai hayLá vàng rơi trên giấyNgoài giời mưa bụi bay.
Ông đồ rơi vào tình cảnh một nghệ sĩ hết công chúng, một cô gái hết nhan sắc. Còn duyên kể đón người đưa, Hết duyên đi sớm về trưa một mình. Ông đồ vẫn ngồi đấy mà không ai hay. Ông Đồ giữa dòng đời vội vã của những con người hiện đại chỉ như một ốc đảo trơ trọi, cô đơn lạnh giá. Cái hiện thực ngoài đời là thế và chỉ có thế, nó là sự ế hàng. Nhưng ở thơ, cùng với cái hiện thực ấy còn là nỗi lòng tác giả nên giấy đỏ như nhạt đi và nghiên mực hóa sầu tủi. Biện pháp nhân hóa được sử dụng rất đắt đã khiến những vật dụng vô tri như mang nặng một linh hồn, như càng thêm ám ảnh trong tâm trí người đọc. Hay nhất là cộng hưởng vào nỗi sầu thảm này là cảnh mưa phùn gió bấc. Là mưa của đất trời giăng giăng hay là nỗi giá rét và buốt lặng trong tâm hồn con người. không biết nữa, chỉ biết rằng có một di tích tiều tụy đáng thương ngồi đấy, trong dáng ngồi bất động, giữa làn mưa bụi bay. Mùa xuân lại có lá vàng, quả là một sự đối nghịch, nhưng cái nghịch lí để lí giải sự có lí của tình cảm:
“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầuNgười buồn cảnh có vui đâu bào giờ?”.
Để rồi vọng lên một lời xót xa đến quặn thắt đáy lòng:
Năm nay đào lại nởKhông thấy ông đồ xưaNhững người muôn năm cũHồn ở đâu bây giờ?
Ông đồ đã bị hất tung ra khỏi ngoài rìa xa hội, một mình ôm bút nghiên giấy mực lặng lẽ về với mảnh đất của mình. Ông đã cố bám lấy xã hội hiện đại, lũ người hiện đại chúng ta đã nhìn thấy sự cố sức của ông, đã thấy ông chới với, nhưng chúng ta đã không làm gì, để đến bây giờ quay nhìn lại, mới biết ông đã bị buông rơi tự bao giờ. Bóng dáng ông đâu phải bóng dáng của một người, của một nghề, mà là dáng của cả một thời đại, bóng dáng kí ức của chính tâm hồn chúng ta. Đến bây giờ chúng ta mới thấy luyến tiếc, nhưng quá muộn rồi. Hỏi trời, hỏi đất, hỏi người, hỏi cả một xã hội. rằng thế hệ chúng ta đã làm gì với một nét đẹp văn hóa của dân tộc, đã cuốn phăng đi có lẽ nào là cả chính mình trong xã hội nhỡn tiền. hôm nay ngoảnh đầu nhìn lại, thảng thốt bỗng nhớ cái gọi là “ngày xưa”. Hỏi hay khấn khứa tưởng niệm, hay ân hận sám hối. đó đâu chỉ là câu hỏi, mà là lời day dứt, là tiếng nấc nghẹn của nhà thơ khi chứng kiến cảnh tượng ấy của văn hóa dân tộc. Hai câu thơ hàm súc nhất của bài, chúng ta đọc ở đấy số phận của ông đồ và nhất là đọc được thái độ, tình cảm của cả một lớp người đối với những gì thuộc về dân tộc, về ngữ pháp câu thơ này rất lạ, nhưng không ai thấy cộm: Những người muôn năm cũ. Muôn năm, thật ra chỉ là vài ba năm, nhưng nói muôn năm mới đúng, thời ông đồ đã xa lắc rồi, đã lẫn vào với những bút, những nghiên rất xa trong lịch sử. Chữ muôn năm cũ của câu trên dội xuống chữ bây giờ của câu dưới càng gợi bâng khuâng luyến nhớ.
Rõ ràng, trong xã hội kim tiền, nhờ một cơn gió lạ từ phương xa thổi tới đã hất tung những gì bấy lâu nay thời đại ta có, mà không tránh khỏi sự hào nhập mà không hòa tan. Không cầm súng đấu tranh trên mặt trận chính trị, nhưng trên mặt trận tư tưởng, ông Đồ của Vũ Đình Liên đã kín đáo bày tỏ một tấm lòng yêu nước thầm kín, đó là sự xót xa cho việc đánh mất những nét bản sắc, văn hóa truyền thống của dân tộc, kêu gọi và thức tỉnh mọi người hãy quy trở về với con người của ta một thuở. Như thế, vấn đề bản sắc đã chạm được vào những rung động tâm linh của giống nòi. Bởi đó là vấn đề muôn thuở. Qua đó, kín đáo bày tỏ một trái tim yêu nước, một ruột thơ đau đời không tránh khỏi bế tắc, bi quan. Nhưng trên tất cả, với bài thơ “Ông đồ” Vũ Đình Liên đã chạm được vào những rung cảm tâm linh của giống nòi nên nó còn tha thiết mãi.
4. Chứng minh rằng: Với bài thơ ông đồ Vũ Đình Liên đã chạm được vào những rung cảm tâm linh của giống nòi nên nó còn tha thiết mãi, mẫu 4:
Vũ Đình Liên là một trong những nhà thơ thuộc lớp đầu tiên của phong trào thơ Mới. Thơ ông mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ. Với bài thơ “Ông đồ” được sáng tác năm 1935-1936 đã chạm được vào những rung cảm tâm linh của giống nòi nên nó còn tha thiết mãi.
Hai khổ thơ đầu là cảm nhận của nhà thơ về hình ảnh ông đồ thời huy hoàng. Mở đầu bài thơ nhà thơ đưa chúng ta về với không gian của những ngày Tết cổ truyền:
“Mỗi năm hoa đào nởLại thấy ông đồ giàBày mực tàu giấy đỏBên phố đông người qua”
Ở đó có màu sắc tươi thắm của hoa đào song có lẽ nổi bật nhất trong bức tranh đầy màu sắc ấy là hình ảnh “ông đồ già, bày mực tàu giấy đỏ, bên phố đông người qua”. Sự có mặt của ông cùng mực tàu giấy đỏ như góp vào cái đông vui, náo nhiệt của phố phường. Các từ ngữ “mỗi năm, lại thấy” ở đầu hai câu thơ chứng tỏ hình ảnh ông đồ ngồi viết thuê câu đối bên lề phố đã trở thành thân quen như không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về. Sự xuất hiện của ông đã trở thành trung tâm sự chú ý của mọi người:
“Bao nhiêu người thuê viếtTấm tắc ngợi khen tàiHoa tay thảo những nétNhư phượng múa rồng bay”
Người ta xúm xít quanh ông để thuê ông viết, để chiêm ngưỡng tài năng viết chữ đẹp như phượng múa rồng bay và không ngớt lời tấm tắc ngợi khen. Những câu thơ với nhịp điệu dồn dập như một tiếng reo vui khiến người đọc cảm nhận được niềm hạnh phúc bình dị mà tràn đầy của ông đồ. Lúc này ông trở thành người nghệ sĩ trổ tài trước công chúng và quan trọng hơn là được góp mặt trong cuộc đời, được có ích cho mọi người. Như vậy với những hình ảnh thơ bình dị, gợi cảm hai khổ thơ đã tái hiện một thời vàng son của ông đồ, của một thế hệ nhà nho. Qua đó nhà thơ cũng đã kín đáo bộc lộ niềm tự hào của mình về một giá trị văn hóa của dân tộc- văn hóa chứ nho.
Khổ thơ thứ ba là cảm nhận sâu sắc của nhà thơ về thời tàn tạ, đáng thương của ông đồ và là niềm cảm thương chân thành của tác giả:
“Nhưng mỗi năm mỗi vắngNgười thuê viết nay đâu?Giấy đỏ buồn không thắmMực đọng trong nghiên sầu”
Vẫn hiện lên hình ảnh ông đồ với mực tàu giấy đỏ bên lề phố ngày Tết nhưng tất cả đã khác xưa, hoàn toàn đối lập với những ngày đã qua. Điệp từ “mỗi” cùng câu hỏi tu từ gợi lên ám ảnh: theo thời gian người thuê viết cứ thưa vắng dần để lại nỗi hẫng hụt, bàng hoàng, buồn tủi trong lòng người viết thuê và khơi sâu vào nỗi xa vắng, ngậm ngùi, xót xa, nuối tiếc. Đọc câu thơ, ta dễ dàng tưởng tượng ra cảnh: bên lề phố, một con người già nua, đơn độc đang ngơ ngác kiếm tìm trong dòng người tấp nập đi sắm tết xem có còn ai biết đến sự có mặt của mình. Ông đồ ngồi lặng lẽ buồn trong cảnh vắng vẻ. Nỗi buồn tủi dường như thấm vào cả những vật vô tri vô giác. Màu giấy điều vốn đỏ thắm giờ vẫn đỏ mà không thắm lên được vì chẳng ai động đến nên trở thành vô duyên, bẽ bàng. Nghiên mực không hề được chiếc bút lông thấm vào nên mực đọng lại bao sầu tủi. Biện pháp nhân hóa “giấy buồn, nghiên sầu” đã đem nỗi buồn tủi của con người phú cho giấy mực làm cho nỗi buồn càng sâu sắc, thấm thía. Tóm lại, những câu thơ bình dị, hình ảnh thơ chắt lọc, hàm súc không chỉ tái hiện tình cảnh đáng thương của ông đồ mà qua mỗi chữ mỗi lời nhà thơ đã gửi vào đó viêta bao ngậm ngùi, thương cảm trước một lớp người sinh ra không gặp thời nên bị lạnh nhạt, lãng quên.
Khổ thơ thứ tư là cảm nhận sâu sắc và niềm thương cảm chân thành của nhà thơ về số phận tàn tạ của ông đồ trong buổi nho học suy tàn.
“Ông đồ vẫn ngồi đấyQua đường không ai hayLá vàng rơi trên giấyNgoài trời mưa bụi bay”
Hai câu thơ đầu có sự đối lập xót xa giữa cái không thay đổi và cái đã đổi thay: ông đồ vẫn ngồi đấy như xưa nhưng cuộc đời đã khác xưa. Đường phố vẫn đông người qua lại nhưng không ai biết đến sự có mặt của ông mặc dù ông vẫn kiên trì cố bám lấy cuộc sống, vẫn muốn có mặt với cuộc đời. Ông đồ ngồi giữa phố đông mà trong lòng là cả một tấn bi kịch, một sự sụp đổ bởi ông đã bị cuộc đời, bị mọi người lãng quên. Lòng ông trống vắng, sụp đổ nên trời đất cũng lạnh lẽo, thê lương. Hai câu thơ tả cảnh nhưng chính là tả nỗi lòng. Trước mắt người đọc hiện lên hình ảnh ông đồ ngồi bó gối trên vỉa hè, lá vàng rơi trên giấy đỏ mà không buồn nhặt, mặt ngơ ngác buồn rầu nhìn ra màn mưa bụi mịt mờ. Lá vàng rơi bao giờ cũng gợi lên cảm giác buồn bã, tàn lụi cũng như vận ông đồ đã đến lúc tàn suy. Mưa bụi nhẹ bay lất phất ngoài trời gợi sự ảm đạm, lạnh lẽo hay là mưa trong cõi lòng ông tan nát. Giọng thơ trầm lắng, ngậm ngùi, hình ảnh hơ gợi cảm cùng với lòng cảm thương chân thành của nhà thơ đối với một lớp người sinh ra không gặp thời đã cho ra đời những câu thơ có cánh đậu nhẹ vài tâm hồn người để rồi càng đọc càng thấy bâng khuâng, ngậm ngùi, thương cảm.
Khổ thơ cuối cùng là sự vắng bóng của ông đồ và bộc lộ trực tiếp tình cảm nhà thơ:
“Năm nay đào lại nởKhông thấy ông đồ xưaNhững người muôn năm cũHồn ở đâu bây giờ?”
Tứ thơ “cảnh cũ người đâu” cái còn gợi nhớ về cái mất tạo nên cảm giác hẫng hụt, chơi vơi, xót xa, thương cảm. Bài thơ khép lại bằng một câu hỏi bâng khuâng, tiếc nhớ đã trực tiếp bày tỏ tâm tư của nhà thơ. Những từ “xưa, muôn năm cũ” khơi sâu vào nỗi xa vắng, ngậm ngùi. Từ sự vắng bóng của ông đồ xưa, nhà thơ xót xa nghĩ đến bao thế hệ nhà nho đã bị vùi sâu vài quên lãng trong buổi nho học suy tàn. Trong tâm sự của nhà thơ có niềm cảm thương chân thành trước những số phận hẩm hiu, bất hạnh, có niềm hoài cổ, ngưỡng mộ và tiếc nhớ một nét đẹp trong quá khứ. Nhà thơ không phải bảo thủ đến mức cứ khư khư với mực tàu, giấy đỏ mà điều chủ yếu là nhà thơ biết gắn bó và trân trọng một lớp người đáng kính, một nét đẹp văn hóa đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi người Việt Nam- một tình cảm một thái độ giàu chất nhân văn. Chính vì vậy, nhà thơ chạm vào những rung động tâm linh của giống nòi nên tác phẩm sẽ bất diệt mãi với thời gian.
——————-HẾT———————
Để chuẩn bị tốt cho nội dung sắp học, các em có thể tham khảo hướng dẫn Soạn bài Quê hương của Tế Hanh tại Thuthuat.Taimienphi.vn.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục