Đề bài: Em hãy lập dàn ý phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh
I. Dàn ý Phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh, mẫu số 1 (Chuẩn):
1. Mở bài
– Sơ lược về đề tài “quê hương”.- Sơ lược về Tế Hanh và bài thơ Quê hương của ông.
Bạn đang xem: Dàn ý phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh
2. Thân bài:
a. Lời đề từ: “Chim bay dọc biển mang tin cá”:– Khái quát một cách chung nhất về cuộc sống gắn bó với miền sông nước, với hơi thở mặn mòi của biển cả trong cuộc sống của những người dân làng chài nơi quê hương Quảng Ngãi của tác giả.
b. Hai câu thơ đầu: “Làng tôi…nửa ngày sông”: – Gợi ra dáng hình của quê hương với đặc điểm địa hình đặc biệt “nước bao vây”, tựa như một cù lao nổi lên giữa sóng nước mênh mông, và khoảng cách địa lý được đo đếm bằng thời gian “cách biển nửa ngày sông”, rất đậm lối nói của người vùng sông nước.- Gợi ra công việc chài lưới quanh năm.
c. 6 câu thơ tiếp “Khi trời trong…thâu góp gió”: Cảnh ra khơi của ngư dân– “Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng”: Thời tiết thuận lợi, nét vẽ mang màu sắc hứng khởi, cảm xúc lãng mạn tràn ngập, gợi không khí hào hứng trước khi ra khơi.- “Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá”: Vẻ đẹp khỏe mạnh, tràn trề sức sống của người dân lao động .- “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã” trước là để chỉ khí thế hăng hái, sự mạnh mẽ, kiên cường, vẻ đẹp kiêu hùng của người dân trong lao động, ở họ luôn có vẻ hiên ngang, kiêu hãnh, và lòng quyết tâm sâu sắc.- “Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang”: Sử dụng động từ mạnh “phăng” để thể hiện sức mạnh và tầm vóc của con người trong lao động, “trường giang” tức là con sông dài, rộng lớn, thế nhưng khi vào thơ của Tế Hanh thì nó lại trở thành bệ phóng cho tầm vóc kỳ vĩ của con người.- “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng/Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”:+ Tác giả vẽ nên mảnh hồn làng, mảnh hồn quê hương bằng một cánh buồm trắng, lấy cái trừu tượng đem so với cái hữu hình, cánh buồm theo ngư dân đi đánh cá, nó mang theo trong đó là nỗi nhớ, nỗi mong chờ tha thiết của những người ở lại, là lời nhắc nhở, gợi nhớ của quê hương sâu nặng đối với những người ra đi.+ Cánh buồm không chỉ mang tính biểu tượng, mà bản thân nó dường như cũng có linh tính, cũng cố gắng góp công góp sức trong công cuộc lao động của người ngư dân như một cách thể hiện tình cảm, sự ủng hộ của quê hương qua hình ảnh “rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.=> Sự đoàn kết trong công cuộc lao động của người dân làng chài, gắn bó với nhau không chỉ trong hoạt động mà còn là trong tâm hồn, đến mức cả một vật vốn vô tri cũng cảm nhận được mà chúng tay góp sức tạo thành quả.
d. Bốn câu thơ tiếp: “Ngày hôm sau…bạc trắng”:– Cảnh dân làng đón thuyền trở về trong không khí vui mừng náo nhiệt, hạnh phúc trước những thành quả đạt được sau tròn một ngày lao động cật lực.- Thể hiện sự ấm no, yên vui trong khung cảnh “ồn ào”, “tấp nập”.- Truyền thống ân tình, ân nghĩa họ thầm biết ơn mẹ thiên nhiên đã nuôi dưỡng và ban cho “những con cá tươi ngon thân bạc trắng”, đã lặng lẽ, bao dung tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân được lao động, đánh bắt.
e. Bốn câu tiếp “Dân chài lưới…thớ vỏ”:– Hình tượng người ngư dân đậm phong vị biển cả với vẻ đẹp khỏe khoắn, mạnh mẽ nhưng cũng không kém phần lam lũ vất vả trong công cuộc mưu sinh.- Hình tượng con thuyền được nhân hóa, dường như có giác quan, biết nghe biết cảm nhận vị muối của quê hương thấm dần vào từng thớ vỏ, đang lặng lẽ ngẫm nghĩ về những chuyến khơi xa, những lần vượt muôn trùng sóng biển đầy kỷ niệm gắn bó.=> Có thể thấy rằng Tế Hanh là một nhà thơ rất tinh tế và nhạy cảm, tầm mắt của ông không chỉ dừng ở con người mà nó còn nằm ở cả sự vật ông dành tình cảm yêu thương trân trọng cho con người quê hương, cũng dành ánh mắt thông cảm, thấu hiểu, thậm chí là vẽ lên vẻ đẹp tâm hồn cho từng sự vật.
f. Khổ thơ cuối: Nỗi nhớ của nhà thơ về quê hương.
3. Kết bài:
Nêu cảm nhận cá nhân.
II. Dàn ý Phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh, mẫu số 2:
1. Mở bài
– Giới thiệu nhà thơ Tế Hanh với bài thơ Quê hương- Bài thơ thể hiện tình cảm nhớ thương đằm thắm, tha thiết của tác giả với quê hương. Mà cụ thể là một làng quê với những con người miền biển tươi sáng, đầy sức sống và khỏe khoắn.
2. Thân bài
a) Giới thiệu chung về làng quê của tác giả (2 câu thơ đầu).b) Khung cảnh bức tranh quê hương và nỗi lòng của nhà thơ.* Miêu tả cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá (6 câu thơ tiếp)- Tác giả sử dụng hình ảnh so sánh: “con tuấn mã”- Cùng với những động từ mạnh: “phăng, hăng, vượt”- Tính từ: “mạnh mẽ”=> Tái hiện lại thật ấn tượng khí thế dũng mãnh của con thuyền ra khơi. Toát lên một bức tranh lao động đầy hứng khởi với sức sống mãnh liệt, một vẻ đẹp hùng tráng nên thơ.
* Cảnh đoàn thuyền trở về bến (8 câu thơ tiếp)- 4 câu đầu: Miêu tả bức tranh lao động tấp nập, hối hả, đầy ắp niềm vui, niềm hân hoan của những người dân chài đang háo hức thu hoạch những thành quả của mình.- 4 câu tiếp theo: Miêu tả cảnh người dân chài và con thuyền nằm nghỉ ngơi sau một chuyến ra khơi. Với nghệ thuật nhân hóa “con thuyền” từ một vật vô tri đã trở nên có hồn.
c) Khổ kết: Nói về nỗi lòng của nhà thơ với quê hương. Xa quê đã lâu nên nỗi nhớ càng trở nên da diết, chân thành, mộc mạc và giản dị như được thốt ra từ trái tim với cái “mùi mặn nồng”, nhớ những cái quen thuộc, những đặc trưng của thôn quê như một hương vị riêng đầy quyến rũ của quê hương mình. Chỉ có một tâm hồn yêu thương gắn bó thật sâu nặng với người dân làng chài thì nhà thơ mới cảm nhận được tinh tế như thế.
3. Kết bài
– Giọng thơ sôi nổi, tha thiết, mãnh liệt- Qua đó thấy được tình cảm đằm thắm của tác giả giành cho người dân làng chài ven biển.Một tình cảm cao đẹp và thiêng liêng. Một biểu hiện cụ thể của tình yêu quê hương đất nước.
III. Dàn ý Phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh, mẫu số 3 (Chuẩn):
>> Xem bài mẫu: Phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh tại đây.
——————-HẾT————————-
Bài thơ Quê Hương của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, tác giả đã làm nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và cảnh sinh hoạt lao động chài lưới. Bài thơ được giới thiệu với bạn đọc trong tuần học thứ 19 SGK Văn lớp 8. Cùng với Dàn ý phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh, các em có thể tham khảo thêm một số bài viết khác như: Cảm nhận về bài thơ Quê hương của Tế Hanh, Phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh, Hình ảnh người dân làng chài qua bài thơ Quê hương của Tế Hanh, Nhận xét về tình cảm của Tế Hanh trong bài thơ Quê hương;…
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục