Chu Tước là con gì?
Chu Tước có tên tiếng Trung: 朱雀 là một trong tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, và triết học phương Đông.
Chu Tước thời cổ còn gọi là Chu Điểu ( con chim màu đỏ) là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con chim sẻ, có màu đỏ là màu của hành Hỏa. Chu Tước đại diện cho yếu tố Hỏa, hướng Nam và mùa hạ.
Nó còn được gọi là Vermilion Bird trong tiếng Anh, Suzaku trong tiếng Nhật, và Jujak trong tiếng Hàn. Nó được mô tả là một con chim màu đỏ có ngoại hình giống chim trĩ với bộ lông năm màu và được bao phủ trong ngọn lửa.
Chu Tước thường hay bị nhầm lẫn với chim Phượng Hoàng do ngoại hình có nét tương đồng nhưng thật ra chúng là những sinh vật khác nhau.
Phượng Hoàng là loài vật linh thiêng huyền thoại của các loài chim thường gắn liền với hình ảnh Hoàng hậu trong văn hóa Trung Hoa.
Trong khi đó, Chu Tước là linh thú thần thoại trong Thiên văn và phong thủy học Trung Quốc.
Hình dạng của Chu Tước
Ở thời cổ đại, Chu Tước được cho là có hình dạng chim sẻ có màu đỏ rực lửa. Nhưng ngày nay, dân gian tuyên truyền rằng hình dạng Đan Điểu có màu đỏ với ngoại hình giống chim trĩ cùng bộ lông năm màu, được bao phủ quanh mình như ngọn lửa.
Linh vật này được cho là đại diện cho yếu tố Hỏa, hướng Nam và tượng trưng cho mùa Hạ.
Ý nghĩa Chu Tước trong phong thủy
Trong phong thủy, Chu Tước đại diện cho Hỏa, thường trấn giữ phương Nam và mang ý nghĩa biểu tượng gò núi phía trước huyệt mộ. Sách Táng Kinh có viết một câu “Án táng lấy tiền Chu Tước, hậu Huyền Vũ” ý chỉ đặt mộ ở vị trí phía trước là Chu Điểu, sau Huyền Vũ để mang lại sự bình yên và thịnh vượng cho con cháu.
Trong phong thủy xây dựng, điển hình là xây cung điện cho vua, người xưa dùng cách đặt Tứ tượng gồm Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước và Huyền Vũ để chính ở bốn phương, với quan niệm nơi ở sẽ được canh giữ và trấn áp các năng lượng xấu.
Đan Điểu được cho là biểu tượng của núi hình thủy, nên người ta thường sử dụng biểu tượng nước thay cho hỏa trong phong thủy dựng nhà để đảm bảo sự an- toàn. Vị trí đặt Chu Điểu cần có sự uốn lượn và chỉn chu như hình ảnh bách quan chầu Vua, mang lại sự uy nghiêm.
Nếu vị trí linh vật bị đặt nghiêng, bay, xung, tức giận hoặc hình ảnh chuẩn bị bay đi thì sẽ không tốt. Gò Chu Điểu nên được đặt ngay ngắn, vươn cao, tú lệ là cách tốt nhất. Đây cũng là vị trí triều bái huyệt mộ gia tiên tốt cho gia chủ.
Dân gian còn cho rằng khi Chu Điểu trông như đang khóc than, là biểu tượng rất xấu ám chỉ điều hung hoặc họa. Người dân thường lấy hình ảnh nước tượng trưng cho Đan Điểu, thịnh suy do hình ứng và kỵ nước chảy xiết hoặc chảy ầm ầm. Chỉ nên để nước chảy uốn khúc, quanh co, êm đềm, du dương và chầm chậm sẽ mang lại cát tường, thịnh vượng.
Ý nghĩa Chu Tước trong thiên văn
Trong thiên văn, Chu Tước là cung gồm 7 chòm sao phương Nam trong Nhị thập bát tú, bao gồm:
- Tỉnh Mộc Hãn (sao Tỉnh): bệ ngạn.
- Quỷ Kim Dương (sao Quỷ): con dê.
- Liễu Thổ Chương (sao Liễu): con cheo cheo.
- Tinh Nhật Mã (sao Tinh): con ngựa.
- Trương Nguyệt Lộc (sao Trương): con nai.
- Dực Hỏa Xà (sao Dực): con rắn.
- Chẩn Thủy Dẫn (sao Chẩn): con giun.
Trong đó, sao Tỉnh tượng hình mỏ chim, sao Quỷ tượng hình mào chim, sao Liễu tượng hình diều chim, sao Tinh tượng hình cổ chim, sao Trương tượng hình bụng chim, sao Dực tượng hình cánh chim và sao Chẩn tượng hình đuôi chim.
Tuy nhiên, ba sao Liễu, Tinh và Trương là có vị trí gần nhau nhất trong cung Chu Tước, thường xuất hiện cùng lúc trên bầu trời, tạo thành một đường thẳng.
Truyền thuyết về Chu Tước
Tương truyền từ thời sơ khai, khi chưa có sự tồn tại của loài người và muôn thú, thế gian xuất hiện khối ánh sáng Thái cực phân tách thành Tứ tượng và biến hóa thành Bát Quái. Ánh lửa của Cung Ly trong Bát Quái hiện thành linh vật có hình tướng như loài chim với toàn thân sắc đỏ rực rỡ, được gọi là Chu Tước.
Do hóa thân từ ngọn lửa thiêng, mang hỏa tính nên toàn thân linh vật này đều có màu đỏ son và ánh kim lấp lánh tựa như ánh sáng mặt trời.
Linh vật này có đuôi rất dài, tựa như chiếc lông đuôi của loài chim công. Toàn thân Đan Điểu luôn tỏa ra nhiệt khí lớn và hỏa quan ngũ sắc, tạo nên nét nổi bật cho loài chim này.
Chu Tước sinh ra đã có tấm lòng từ bi, sẵn sàng hi sinh vì chính nghĩa và cứu giúp muôn sinh. Dân gian còn tin rằng hỏa quang trên thân linh thú này có khả năng xoa dịu sự cô độc, đau khổ và bi thương của chúng sinh.
Lông vũ và nước mắt của Đan Điểu có thể giúp cải tử hoàn sinh cho muôn loài. Do đức hy sinh và lòng từ bi, bao la quảng đại nên khi chết, Đại Bi Tâm của Đan Điểu đã phát ra Đại Linh Quang, hồi sinh từ đống tro tàn và hóa thân thành một trong Tứ Đại Bất Diệt hay còn được gọi là Tứ tượng.
Ảnh hưởng của Chu Tước trong văn hóa
Chu Tước có sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến trong văn hóa phương Đông, đặc biệt là phong thủy xây dựng. Người dân Việt Nam thường xem xét, áp dụng vị trí phong thủy của Tứ tượng vào việc xây dựng nhà cửa, mang lại thành công, thịnh vượng, ấm êm và bình an cho gia đình.
Khi xây nhà, người dân thường chừa trống khoảng đất phía trước nhà, có địa thế bằng phẳng hoặc thấp hơn các vùng đất phía sau nhà, bên trái và bên phải nhà, biểu hiện cho hình ảnh tiền Chu Điểu.
Ngoài ra, nhiều người còn kết hợp sử dụng các vật phẩm hoặc trang sức phong thủy như Hồ ly, Tỳ Hưu, con Hạc… cùng với Tứ tượng, để mang lại sự tài lộc và may mắn nhiều hơn cho gia chủ.
Cách bày trí Chu Tước trong nhà ở
Vị trí không tốt cho Chu Tước
Trong phong thủy nhà ở, phong thủy vị trí của Chu Tước cần tránh các khe hở, tức là sự hiện diện của lối vào nhà để xe hoặc lỗ thông gió trước nhà là phạm vào phong thủy Chu Tước
Ngoài ra, mặt tiền đối diện với cửa nhà người khác, cũng là phạm vào Họa hại. Nếu mở cửa trước cửa, nếu đối diện có cửa khác và không quá sát bên kia đường, mẫu này cũng là tình thế rút lui.
Trong kinh dịch phong thủy có ghi chép về hình thế phong thủy cửa nhà: “Hai nhà không được đối mặt nhau, chủ và gia phải lui, cửa không được xung nhau. , phải có một gia đình dữ dội. ” Nói chung, bên có linh khí yếu ở cửa rút lui, hoặc gia đình có ít người ở cửa rút lui.
Như có câu nói “Một cửa thịnh thì cửa kia suy” Nếu hai cửa cạnh tranh nhau sẽ gây ra sự mất cân bằng về hòa khí .
Vị trí Chu Tước bị lỗi “Ngóc đầu lên trời”
Ngũ hành tương khắc thuộc Hỏa, nếu Chu Tước bị áp lực từ nhà cao tầng, núi cao thì phạm tội “Chu Tước phải ngóc đầu lên” trong Phong Thủy Sách cổ nói: “Cửa trước bị cản, nhà bị chướng.” Đây là sự thật.
Làm theo kiểu như vậy rất dễ tiền mất tật mang, thậm chí còn dẫn đến tai họa xương máu. Nếu phía trước nhà bạn là tháp cao thế, máy biến áp, trạm biến áp hay ống khói cao thì sẽ mang đến điềm xấu cho bạn.
Bày trí Chu Tước cần thông thoáng
Chu Tước ở trước huyệt Thái Cực thuộc quẻ Càn, thân thuộc dương nên cần trống hoặc không để âm dương cân bằng, vì vậy chim đỏ ở trước nhà. cần phải thông thoáng để đón nhận Khí, không thể bị núi cao hay nhà cao tầng cản trở, mặt trời thêm nắng.
Phong thủy Chu Tước tránh gò bó
Trong dân cư, vị trí của ngôi nhà phải rộng rãi và không bị cản trở, chức năng của Chu Tước là thu thập linh khí. Sau đó, sự may mắn của sự giàu có tự nhiên sẽ tốt hơn.
Nếu không có khoảng trống giữa một ngôi nhà và những ngôi nhà xung quanh, coi như Minh đường quá nhỏ, hoặc thậm chí gần đó bị các công trình khác chắn ngang, thì không có Minh đường, và một ngôi nhà như thế này cũng không thể tụ linh khí được. bất lợi cho của cải.
Đặc biệt đối với các cửa hàng, nếu Chu Tước chật hẹp và bị ép giá sẽ ảnh hưởng lớn đến sự giàu có.
Nếu Chu Tước có một tảng đá lớn chắn ngang đường thì họa tiết này dễ dẫn đến các bệnh về tim mạch cho người phụ nữ trong gia đình, cũng không may mắn là Minh môn đầy đá vụn hoặc cỏ dại mọc um tùm, không có lợi cho sự nghiệp. và sự giàu có.
Trong phong thủy nhà ở thì Chu Tước có cần nước không?
Trong phương pháp phong thủy âm dương độc đáo, Chu Tước mà có nước nếu tốt thì sẽ lợi về tiền bạc, vì thế núi, thế nước dễ kiếm tiền, quản vận khí. nước có thể nhanh chóng làm tăng sự giàu có.
Tuy nhiên, nhiều thầy phong thủy nói rằng vượng ngay khi nhìn thấy nước có chu tước vào nhà, điều này là sai lầm vì nếu hình dạng không tốt thì nước sẽ trở thành tà khí, nước xấu thì sinh bệnh, họa đào hoa và các ảnh hưởng tiêu cực khác.
So sánh Chu Tước và Phượng Hoàng
Chu Tước và Phượng Hoàng đều có ngoại hình xuất thần và bộ lông màu đỏ rực rỡ, nên nhiều người thường hay nhầm lẫn giữa hai linh vật này.
Phượng Hoàng tượng trưng cho hoàng tộc, sự vĩnh cữu bền lâu và điềm lành, vượng khí tốt đẹp. Đây là loài vật linh thiêng huyền thoại của các loài chim, gắn liền với hình ảnh Hoàng Hậu trong văn hóa Trung Quốc.
Hỏa Điểu Chu Tước được coi là linh thú trong thần thoại thiên văn và phong thủy Trung Quốc, tượng trưng cho Ngũ hành nên hoàn toàn khác với Phượng Hoàng.
Do Hỏa Điểu thuộc về Tứ tượng, được xem là thần linh nên dân gian thường cho rằng Chu Điểu có quyền năng cao hơn Phượng Hoàng. Tuy nhiên, vẫn chưa có minh chứng nào tồn tại cho việc này.
Trang sức và vật phẩm Chu Tước
Hình ảnh Chu Tước được sử dụng nhiều trong các loại trang sức dành cho nam giới như nhẫn, vòng tay, mặt dây chuyền với kiểu dáng đặc biệt, được nhiều người yêu thích.
Các loại trang sức này thường được làm bằng các kim loại quý như vàng 18K vàng, vàng 14K vàng, vàng 10K vàng, bạc Thái hoặc được làm bằng các loại đá quý như đá Cẩm thạch, Bạch Ngọc.
Linh vật này còn được chế tác bằng các tượng đá, gỗ, đồng, vàng vàng hoặc được điêu khắc trên tường và bình phong thủy, để mang lại sự may mắn, thịnh vượng và giàu có cho gia chủ.
Những điều nên và không nên làm trong ngày Chu Tước Hắc Đạo
Ngày Chu Tước Hắc Đạo thường bị lầm tưởng là ngày hoàn toàn xấu nhưng thật ra không phải như vậy mà tùy thuộc vào phong thủy trong từng gia đình. Tuy nhiên, để mọi chuyện được suôn sẻ và thuận lợi hơn trong cuộc sống, bạn nên cân nhắc những điều nên và không nên làm sau đây.
5 điều nên làm trong ngày Chu Tước hắc đạo
Chu Tước Hắc Đạo là một trong những ngày có năng lượng sát khí mạnh mẽ. Do vậy, bạn có thể thực hiện tốt và thuận lợi 5 công việc mang sát khí mạnh trong ngày này như:
- Sản xuất vũ khí, dụng cụ săn bắt chim thú được cho phép.
- Phá dỡ nhà cửa hoặc những đồ dùng cũ trong nhà.
- Trưng bày đồ dùng phong thủy tại nơi làm việc hoặc trong gia đình.
- Phun hóa chất trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, kiến gián…
- Truy bắt tội phạm hoặc thi hành án.
4 điều không nên làm trong ngày Chu Tước Hắc Đạo
Ngày Chu Tước Hắc Đạo có lượng sát khí mạnh mẽ nên có sự ảnh hưởng tiêu cực đến sự may mắn, công danh và tài lộc của gia chủ. Khiến gia chủ trở nên nóng nảy, vội vàng và dễ buông xui mọi chuyện.
Để mọi chuyện được tốt đẹp và thuận lợi hơn, cần tránh 4 việc làm sau đây:
- Tránh động thổ, khởi công trong ngày hắc đạo, gây ảnh hưởng xấu như tai nạn lao động, kiện tụng, mất cắp hoặc khó khăn trong tài chính và cuộc sống.
- Tránh khai trương, ký hợp đồng, cầu tài lộc, dễ đưa ra quyết định sai lầm và thua lỗ trong việc kinh doanh hoặc liên quan đến các vấn đề pháp lý.
- Tránh tổ chức hôn lễ, đề phòng thị phi, vợ chồng không hòa thuận, gia đình không hạnh phúc và dễ chia ly.
- Tránh nhập học, nhận chức, mua xe, mua nhà, không gặp được nhiều điều thuận lợi.
Hình xăm Chu Tước
Chu Điểu là linh vật mang sức mạnh tượng trưng lửa và sự may mắn, thành công nên thường được lấy làm cảm hứng trong nghệ thuật xăm hình. Linh vật này có rất nhiều hình xăm khác nhau, tạo nên sự độc đáo, cá tính và riêng biệt cho người sở hữu.
********************
Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tổng hợp