Cùng THPT Ngô Thì Nhậm tìm hiểu các vấn đề liên quan đến cân bằng sinh học, bao gồm: Cân bằng sinh học là gì, nguyên nhân của cân bằng sinh học, ý nghĩa cân bằng sinh học, mất cân bằng sinh học là gì và mức độ nguy hiểm của nó.
Cân bằng sinh học là gì? Khái niệm cân bằng sinh học trong quần xã và cân bằng sinh thái
Cân bằng sinh học là sự khống chế số lượng cá thể của mỗi quần thể trong quần xã luôn ở mức phù hợp với khả năng của môi trường. Vậy, quần xã là gì và cân bằng sinh học trong quần xã diễn ra như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ điều này.
Cân bằng sinh học trong quần xã
Cân bằng sinh học trong quần xã cho biết nó biểu hiện ở số lượng cá thể sinh vật trong quần xã luôn luôn được khống chế ở mức độ nhất định, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
Ví dụ: Sau những mùa nước nổi ở Đồng bằng Sông Cửu Long, số lượng các loài chuột giảm rất mạnh nhưng sau đó chúng có nguồn thức ăn dồi dào, sự cạnh tranh trong quần thể sống không cao. Từ đó, số lượng chuột tăng lên nhanh chóng.
– Khi số lượng cá thể của mỗi quần thể trong quần xã luôn được không ở mức nhất định, phù hợp với khả năng của môi trường thì tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã.
Ví dụ: Rừng bị cháy dẫn đến nguồn thức ăn cạn kiệt làm cho số luomhwk thỏ trong khu rừng đó giảm mạnh.
Quần xã sinh học
Là một tập hợp các quần thể sinh vật khác loài, cùng sống trong một sinh cảnh và một khoảng thời gian nhất định. Theo sinh thái học, một hệ sinh thái bao giờ cũng gồm những thành phần hữu sinh và thành phần vô sinh. Chính những thành phần hữu sinh sẽ tạo nên quần xã sinh vật.
– Các quần thể sinh vật có quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau và với môi trường để tồn tại và phát triển ổn định qua thời gian. Do đó, quần xã có cấu trúc tương đối ổn đinh.
Ví dụ: Vườn quốc gia Cúc Phương ở Việt Nam, đây là một quần xã rừng nhiệt đới, có nhiều quần thể sinh vật cùng sinh sống ở nơi đây như các loài chò xanh, khướu,…
– Cũng giống như quần thể hay hệ sinh thái, quần xã là một cấp độ tổ chức sống của sinh giớ vì quần xã có cấu trúc tương đối ổn định, quần xã luôn phát triển và tiến dần đến một quần xã ổn định, các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
– Các thành phần trong quần xã và mối quan hệ giữa quần xã với môi trường có mối quan hệ mật thiết với nhau. Giữa quần xã với môi trường có sự trao đổi, chuyển hóa vật chất và năng lượng.
Trong sinh học, khái niệm “ quần xã” dùng để chỉ tập hợp tất cả các sinh vật cùng loài hoặc khác loài. Các loài sinh vật này cùng sống trong một khu vực nhất định gọi là sinh cảnh.
Ví dụ: Tất cả các sinh vật trong một cái ao, gồm cá, tôm, cua, tảo,.. trong ao đã trải qua một lịch sử chung sống và có tương tác với nhau. Tạo thành một quần xã ao nước ngọt.
Quần xã rừng gồm mọi thực vật đang tồn tại, trong đó có các động vật như vi khuẩn,nấm,… tạo thành một cộng đồng sinh học.
Quần xã bao gồm nhiều thành phần loài như loài ưu thế, loài chủ chốt, loài cơ sở, và những loài khác như loài đặc trưng, loài thứ yếu, loài ngẫu nhiên,…
– Loài ưu thế có kích thước quần thể tương đối lớn. Nó đóng vai trò quan trọng trong quần xã và ảnh hưởng quyết định đến các nhân tố sinh thái của môi trường.
– Loài chủ chốt là một hay vài loại có vai trò kiểm soát và khống chế hoạt động của các loài trong quần xã thông qua mối quan hệ dinh dưỡng. Loài chủ chốt thường có sinh khối nhỏ kích thước quần thể thấp nhưng chúng có mức độ hoạt động tương đương với loài ưu thế.
– Loài cơ sở: Hay còn gọi là loài nền tảng nó ảnh hưởng đến quần xã thông qua quan hệ dinh dưỡng của nó bằng những hoạt động làm cải tạo môi trường tự nhiên.
Các loài khác như loài đặc trưng, loài thứ yếu, loài ngẫu nhiên, loài hỗ trợ, loài du nhập, loài xâm lấn, loài chỉ thị,… Những loài này tuy có kích thước nhỏ nhưng nó đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hệ sinh thái môi trường.
Cân bằng sinh thái
Cân bằng sinh thái là trạng thái ổn định tự nhiên của hệ sinh thái, hướng tới sự thích nghi cao nhất với điều kiện sống. Trong một hệ sinh thái, vật chất luân chuyển từ các thành phần này sang thành phần khác. Đây là một chu trình tương đối khép kín. Trong điều kiện bình thường, tương quan giữa các thành phần của hệ sinh thái tự nhiên là cân bằng.
– Cân bằng sinh thái không phải là một trạng thái tĩnh của hệ. Khi có một tác nhân nào đó của môi trường bên ngoài, tác động tới bất kỳ một thành phần nào đó của hệ, nó sẽ biến đổi.
– Khả năng thiết lập trạng thái cân bằng mới của hệ là có hạn. Nếu một thành phần nào đó của hệ bị tác động quá mạnh, nó sẽ không khôi phục lại được, kéo theo sự suy thoái của các thành phần kế tiếp, làm cho toàn hệ mất cân bằng, suy thoái.
Hệ sinh thái càng đa dạng, nhiều thành phần thì trạng thái cân bằng của hệ càng ổn định. Vì vậy, các hệ sinh thái tự nhiên bền vững có đặc điểm là có rất nhiều loài, mỗi loài là thức ăn cho nhiều loài khác nhau.
– Con người cần phải hiểu rõ các hệ sinh thái và cân nhắc kỹ trước khi tác động lên một thành phần nào đó của hệ, để không gây suy thoái, mất cân bằng cho hệ sinh thái.
Ví dụ như: trên các cánh đồng cỏ, chuột thường xuyên bị rắn, chó sói, cáo, chim ưng, cú mèo… săn bắt. Bình thường số lượng chim, trăn, thú, chuột cân bằng với nhau. Khi con người tìm bắt rắn và chim thì chuột mất kẻ thù, thế là chúng được dịp sinh sôi nảy nở.
Cân bằng sinh học có ý nghĩa gì?
Cân bằng sinh thái là một phần của cân bằng sinh học. Sinh thái học là khoa học nghiên cứu về hệ sinh thái. Trạng thái cân bằng sinh thái được định nghĩa một cách khoa học là: trạng thái cân bằng động trong một quần xã sinh vật, trong đó sự đa dạng về di truyền, loài và hệ sinh thái vẫn tương đối ổn định và thay đổi dần dần. Điểm quan trọng nhất trong một hệ sinh thái là bảo tồn sự cân bằng tự nhiên. Sự cân bằng này có thể bị phá vỡ do sự xuất hiện của các loài mới, cái chết đột ngột của một số loài, các hiểm họa tự nhiên hoặc do con người gây ra. Cân bằng sinh thái là khái niệm xác định cách thức tổ chức hệ sinh thái ở trạng thái ổn định, nơi các loài cùng tồn tại với các loài khác và môi trường của chúng.
Cân bằng sinh thái là một biểu thức dùng để mô tả sự cân bằng giữa các sinh vật sống như con người, động thực vật và môi trường của chúng. Các mối quan hệ hài hòa phản ánh sự cân bằng sinh thái lành mạnh và mong muốn. Con người đóng một vai trò quan trọng trong việc đạt được cân bằng sinh thái. Vì con người có năng lực tư duy hơn rất nhiều so với các sinh vật khác.
Sự sẵn có của đủ thức ăn cho mọi sinh vật sống và sự ổn định của nó phản ánh sự tồn tại của cân bằng sinh thái. Do đó, sự cân bằng này rất quan trọng. Sự tồn tại và tồn tại của hệ sinh thái phụ thuộc vào điều này. Sự sống của mọi sinh vật diễn ra cân bằng sinh thái. Hệ sinh thái thích hợp cho phép mọi sinh vật phát triển và sinh sản như mong đợi. Sự tồn tại liên tục của sinh vật là do cân bằng sinh thái.
Cân bằng sinh thái đảm bảo sự ổn định của sinh vật và môi trường. Môi trường thuận lợi cho sự sinh sản và phát triển của sinh vật được cung cấp bởi cân bằng sinh thái. Lũ lụt, hạn hán, bão dữ dội và sự săn bắt vô trách nhiệm của những kẻ săn mồi là những sự kiện tạo ra sự mất cân bằng sinh thái. Tóm lại, sự tồn tại của trái đất hoàn toàn phụ thuộc vào cân bằng sinh thái.