Đề bài: Cảm nhận của em về bức chân dung tự họa của Rô bin xơn ngoài đảo hoang
Bài văn Cảm nhận của em về bức chân dung tự họa của Rô bin xơn ngoài đảo hoang
Bạn đang xem: Cảm nhận của em về bức chân dung tự họa của Rô bin xơn ngoài đảo hoang
I. Dàn ý Cảm nhận của em về bức chân dung tự họa của Rô bin xơn ngoài đảo hoang
1. Mở bài
– Giới thiệu đoạn trích Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang.
2. Thân bài
a. Bức tranh tự hoạ của nhân vật:-Trang phục:+ Chiếc mũ “to tướng, cao lêu đêu chẳng ra hình thù gì”.+ Chiếc áo có vạt “dài tới khoảng lưng chừng hai bắp đùi”.+ Cái quần “loe đến đầu gối” và một đôi “chẳng biết gọi là gì, giống đôi ủng, bao quanh bắp chân và buộc dây hai bên”.=> Thô sơ chắp vá, thế nhưng đều có tác dụng giúp anh chàng chống lại cái khắc nghiệt của thời tiết nơi đảo hoang, thể hiện khả năng sinh tồn một cách xuất sắc, biết tận dụng những thứ sẵn có để sáng tạo ra những vật phẩm cần thiết giúp bản thân sống sót trên ngôi đảo hoang.
– Trang bị:+ Một chiếc thắt lưng bản rộng bằng da dê, hai bên treo lủng lẳng một chiếc cưa nhỏ.+ bên kia là chiếc rìu con, vắt ngang vai cũng là một chiếc đai bằng da dê, treo lủng lẳng thuốc súng và đạn ghém.+ lưng đeo thêm một chiếc gùi, phía trên gắn cả một chiếc dù xấu xí tạm bợ,….=> Vật dụng cần thiết cho cuộc sống một mình của Rô-bin-xơn trong suốt bấy nhiêu năm trời, khả năng sinh tồn mạnh mẽ, ý chí sống mãnh liệt.=> Sự cẩn thận chu đáo của nhân vật và tinh thần thép chống lại sự cô đơn để sống trên nơi đảo hoang, tái hiện lại hoàn cảnh sống vô cùng khắc nghiệt của Rô-bin-xơn khi lạc ngoài hoang đảo.
– Diện mạo:+ Tập trung vào bộ ria mép với hình thù kỳ dị, cho chúng ta thấy tinh thần lạc quan của nhân vật, cũng như tính cách biết trân trọng vẻ bề ngoài của mình, thể hiện tinh thần biết gìn giữ những giá trị bản ngã của con người, không để cho những khó khăn khắc nghiệt của cuộc sống làm mất đi chúng.
b. Ý nghĩa đằng sau bức tranh tự họa:– Khắc họa cuộc sống cô đơn đến tột cùng của nhân vật.- Khắc họa cuộc sống thiếu thốn => Nhân vật phải tự mình sản xuất lương thực thực phẩm, xây nhà,…- Điều kiện thời tiết khắc nghiệt => Sự sáng tạo của nhân vật trong việc chế tạo trang phục, trang bị cho bản thân.=> Tinh thần lạc quan, yêu đời, ham sống, không chấp nhận số phận bị tàn phá tâm hồn bởi nỗi cô đơn, hy vọng có thể trở về đất liền, không bao giờ bỏ cuộc thông qua việc nhân vật liên tục nhắc về nước Anh yêu dấu thông qua bức tranh tự họa.
3. Kết bài:
Nêu cảm nhận.
II. Bài văn mẫu Cảm nhận của em về bức chân dung tự họa của Rô bin xơn ngoài đảo hoang
Robinson Crusoe là cuốn tiểu thuyết đầu tay và cũng là tác phẩm nổi tiếng nhất của nhà văn nhà văn Anh Daniel Defoe (1660-1731), được xuất bản khi nhà văn đã gần sáu mươi tuổi, đã đưa tên tuổi tác giả này nổi tiếng khác nơi trên thế giới, bởi câu chuyện phiêu lưu hấp dẫn của nhân vật chính tên là Rô-bin-xơn. Nhân vật chính đã thực hiện nhiều cuộc phiêu lưu khác nhau, không may trong một cuộc phiêu lưu đến châu Phi với những người bạn, thì chiếc thuyền chở không may bị đắm, xác tàu trôi dạt vào một hòn đảo hoang và chỉ còn duy nhất một mình Rô-bin-xơn còn sống. Từ đây anh chàng phải tìm cách sinh sống một mình trên đảo hoang suốt hơn 28 năm trời trên đảo hoang với muôn thú cây cỏ. Đoạn trích Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang là bức chân dung tự họa của Rô-bin-xơn sau 15 năm bươn chải một mình ngoài đảo hoang với điều kiện cực kỳ thiếu thốn. Giọng văn tếu táo, dí dỏm của nhân vật cho thấy tinh thần lạc quan, yêu đời, nghị lực sống phi thường của nhân vật chính trong suốt 15 năm gian khổ.
Trước tiên người ta sẽ thấy thật tò mò với cái cách mà Rô-bin-xơn nói về bộ dạng của mình hiện tại bằng câu “nếu có ai đó gặp tôi ở Anh gặp một kẻ như tôi lúc bấy giờ, chắc tôi sẽ làm cho họ hoảng sợ hoặc phá lên cười sằng sặc”. Điều đó khiến độc giả phần nào có ý thức về hình dáng dị hợm của Rô-bin-xơn sau nhiều năm sinh sống trên đảo hoang. Về trang phục Rô-bin-xơn đã tự trang bị cho mình nào là chiếc mũ “to tướng, cao lêu đêu chẳng ra hình thù gì”, chiếc áo có vạt “dài tới khoảng lưng chừng hai bắp đùi”, cái quần “loe đến đầu gối” và một đôi “chẳng biết gọi là gì, giống đôi ủng, bao quanh bắp chân và buộc dây hai bên”. Tuy tất cả đều có vẻ thô sơ chắp vá, thế nhưng những món đồ tự chế bằng da dê của Rô-bin-xơn đều có tác dụng giúp anh chàng chống lại cái khắc nghiệt của thời tiết nơi đảo hoang. Đồng thời điều đó còn thể hiện khả năng sinh tồn một cách xuất sắc, biết tận dụng những thứ sẵn có để sáng tạo ra những vật phẩm cần thiết giúp bản thân sống sót trên ngôi đảo hoang vắng lạnh lẽo, không một dấu chân người.
Bên cạnh bộ trang phục kỳ quái, thì bức chân dung của Rô-bin-xơn còn hiện lên thông qua những bộ dụng cụ mà Rô-bin-xơn tự trang bị cho mình. Một chiếc thắt lưng bản rộng bằng da dê, hai bên treo lủng lẳng một chiếc cưa nhỏ, bên kia là chiếc rìu con, vắt ngang vai cũng là một chiếc đai bằng da dê, treo lủng lẳng thuốc súng và đạn ghém, lưng đeo thêm một chiếc gùi, phía trên gắn cả một chiếc dù xấu xí tạm bợ, nhưng lại được đánh giá là quan trọng nhất giống như khẩu súng của nhân vật. Tất cả những thứ ấy đều là những vật dụng cần thiết cho cuộc sống một mình của Rô-bin-xơn trong suốt bấy nhiêu năm trời, bởi điều kiện cuộc sống khó khăn, mà bản thân nhân vật thì chỉ có một mình thế nên việc trang bị những dụng cụ treo lủng lẳng khắp người là để thuận tiện cho việc nhân vật có thể di chuyển chỗ ở bất cứ lúc nào, cũng như sẵn sàng chống lại bất kỳ sự tấn công nào của các loài thú khác. Như vậy thông qua việc ăn mặc, cũng như trang bị cá nhân của nhân vật ta có thể thấy một khả năng sinh tồn mạnh mẽ, ý chí sống mãnh liệt, sự cẩn thận chu đáo của nhân vật và tinh thần thép chống lại sự cô đơn để sống trên nơi đảo hoang không một bóng người mà vẫn có thể thốt ra những lời tự họa hài hước và vô cùng hóm hỉnh, khiến người đọc bật cười ra tiếng nhưng vẫn không quên tái hiện lại hoàn cảnh sống vô cùng khắc nghiệt của Rô-bin-xơn khi lạc ngoài hoang đảo.
Về diện mạo của mình Rô-bin-xơn không đề cập đến nhiều giống như phần trang phục và trang bị mà chỉ vẻn vẹn có mấy câu ngắn gọn, và tập trung nhất là ở bộ ria mép “Râu ria của tôi đã có lúc tôi để mặc cho nó mọc dài đến hơn một gang tay. Nhưng vì tôi có cả kéo và dao cạo đủ dùng nên tôi cắt đi khá ngắn gọn, trừ hàng ria ở môi trên tôi xén tỉa thành một cặp ria mép to tướng kiểu Hồi giáo như ria vài gã Thổ Nhĩ Kì …cặp ria mép ấy dài đến mức có thể dùng treo mủ của tôi; nhưng chiều dài và hình dáng kì quái của chúng củng khiến cho mọi người phải khiếp sợ nếu như là ở nước Anh”. Cách Rô-bin-xơn nói về cặp ria mép của mình cho chúng ta thấy tinh thần lạc quan của nhân vật, cũng như tính cách biết trân trọng vẻ bề ngoài của mình. Dẫu rằng cuộc sống có khó khăn khắc nghiệt thế nhưng anh chàng vẫn biết cách chăm chút cho bộ ria mép của mình theo một cách nào đó tuy dị hợm, nhưng cũng không đến nỗi để chúng mọc lung tung, chỉ có thể hiểu là anh chàng là người ưa mạo hiểm, phiêu lưu thế nên đôi lúc thẩm mỹ của nhân vật có phần hơi kỳ quái chăng? Sâu xa hơn thì bộ ria mép ấy của nhân vật còn thể hiện tinh thần biết gìn giữ những giá trị bản ngã của con người, không để cho những khó khăn khắc nghiệt của cuộc sống làm mất đi chúng dù đã qua 15 năm lưu lạc chốn không người.
Tuy nhiên đằng sau bức chân dung tự họa có vẻ lạc quan, hóm hỉnh của nhân vật ta lại có thể nhận ra được nhiều điều. Thứ nhất ấy là cuộc sống của nhân vật ở ngoài đảo hoang là một cuộc sống vô cùng cô đơn về tinh thần, không có một người để có thể trò chuyện, hàng ngày đều phải đối mặt với muôn thú, chính vì thế trang phục của nhân vật chỉ thiên về công dụng bảo vệ chứ không hề thiên về thẩm mỹ, bởi đơn giản không có một ai có thể nhận xét nó. Thứ hai cuộc sống của nhân vật không chỉ là cuộc sống cô đơn đơn đến bực có thể hủy hoại tinh thần mà đó còn là cuộc sống thiếu thốn vật chất đến đủ đường. Tuy nhiên với ý chí sinh tồn mạnh mẽ và sức sáng tạo sẵn có nhân vật đã tự trang bị cho mình bằng chính đôi bàn tay, không có quần áo, vải vóc thế nên toàn bộ trang phục của nhân vật đều được làm từ da dê, thứ động vật có rất nhiều trên đảo hoang. Thiếu thốn lương thực thì Rô-bin-xơn đã tự biến thân thành một gã nông dân thực thụ trồng lúa, chăn nuôi cả gia súc, gà qué để cung cấp thịt. Không có chỗ trú ngụ thì anh chàng lại biến thành một kiến trúc sư tay mơ, tự dựng lên cho mình một ngôi nhà tạm, đủ sức chắn gió che mưa. Không chỉ vậy cuộc sống của Rô-bin-xơn còn phải đối mặt với kiểu thời tiết khắc nghiệt của vĩ tuyến 9, 10 với cái nắng cháy da cháy thịt, với những cơn mưa lớn khủng khiếp, điều đó dẫn đến việc anh chàng tìm cách chống lại bằng việc chế tạo ra những bộ trang phục kỳ dị, ví như mũ có miếng da phủ xuống gáy, chiếc dù bằng da lớn che trên đầu, hay đôi ủng bằng da cột đến đầu gối,… Tất cả đều cho chúng ta thấy một điều rằng dẫu có đối mặt với cuộc sống cô đơn đến cùng cực, thiếu thốn vật chất, điều kiện thời tiết khắc nghiệt, thì nhân vật chính vẫn luôn lạc quan, yêu đời, ham sống, không chấp nhận số phận bị tàn phá tâm hồn bởi nỗi cô đơn mà anh chàng tự tạo cho mình những niềm vui riêng, tự kiến thiết cuộc sống. Và luôn nung nấu hy vọng có thể trở về đất liền, không bao giờ bỏ cuộc thông qua việc nhân vật liên tục nhắc về nước Anh yêu dấu thông qua bức tranh tự họa.
Trích đoạn Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang là một trích đoạn thú vị kể về bức chân dung của một con người lạc ở trên đảo hoang suốt mười lăm năm trời, với những kỹ năng sinh tồn tuyệt vời bằng giọng kể dí dỏm hài hước của chính nhân vật. Thông qua đó đoạn trích đã cho chúng ta bài học ý nghĩa về sự lạc quan, niềm tin, niềm hy vọng mãnh liệt trong cuộc sống dù có gặp phải bất kỳ hoàn cảnh khó khăn khắc nghiệt như thế nào đi chăng nữa.
——————-HẾT———————-
Đoạn trích Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang nói về cuộc sống thiếu thốn và thái độ lạc quan của Rô-bin-xơn khi một mình nơi đảo hoang, bên cạnh bài Cảm nhận của em về bức chân dung tự họa của Rô bin xơn ngoài đảo hoang, các em học sinh có thể tham khảo thêm: Soạn bài Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang, Tóm tắt Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang, Phân tích đoạn trích Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang, Phân tích và cảm nghĩ về nhân vật Rô-bin-xơn trong đoạn Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục