Đề bài: Cảm nghĩ của em về nhân vật ông Tiên, ông Bụt trong một số truyện cổ tích mà em đã học, đã đọc
Bạn đang xem: Cảm nghĩ của em về nhân vật ông Tiên, ông Bụt trong một số truyện cổ tích mà em đã học, đã đọc
Bài mẫu Cảm nghĩ của em về nhân vật ông Tiên, ông Bụt trong một số truyện cổ tích mà em đã học, đã đọc
Bài làm
Đã có ai gặp Tiên, gặp Bụt trong cuộc đời? Nhưng truyện cổ tích lại đem đến cho tuổi thơ bao giấc mơ đẹp. Trong những giấc mơ có tích, hình ảnh những ông Bụt, bà Tiên giàu tình thương yêu, làm phép lạ choáng ngợp tâm hồn chúng ta. Đầu tóc bạc phơ, đôi mắt sáng ngời, miệng cười tươi, tiếng nói ân cần, tay chống gậy đó là hình ảnh ông Bụt, bà Tiên trong thế giới cổ tích. Bụt, Tiên hiện ra, bầu trời bừng sáng, nước mắt người đau khô được lau sạch, hạnh phúc và niềm vui được trao cho, cỏ cây nở hoa, chim cất tiếng hót…
Cô bé trong truyện “Bát cơm nguội” đã gặp Tiên. Mỗi ngày mẹ vào rừng lấy củi, mẹ chỉ để phần cho em một bát cơm nguội. Bà lão ăn mày rách rưới, đói khổ ba lần đến nhà, cô bé đã cho bà cả ba bát cơm nguội. Cả ngày phải đói, nhưng cô bé rất vui. Một ngày nọ, mẹ bị ốm nặng, cô bé đi vào rừng tìm lá thuốc cho mẹ. Khi sắp bị hổ vồ thì bà lão ăn mày ấy xuất hiện. Hổ dữ phải bỏ chạy khi bà dơ cao chiếc gậy tre. Bà trao cho cô bé nắm lá rừng và chiếc giỏ, ân cần dặn: “Về nhà mới mở ra”. Nhờ lá thuốc mà mẹ khỏi bệnh. Mở giỏ ra thấy một giỏ đầy vàng! Bà lão ăn mày ấy chính là bà Tiên. Lòng tốt của cô bé đã được đền đáp.
Bụt trong truyện “Tấm Cám” xuất hiện nhiều lần, mở rộng tình thương che chở cho cô Tấm hiền lành, tội nghiệp. Bụt bày cho Tấm nuôi con cá bống để cho đời Tấm đỡ cô quạnh. Bống bị mẹ con mụ dì ghẻ giết chết, Bụt bày cho Tấm chôn xương bóng vào hũ, để sau này xương biến thành áo quần, giày dép cho Tấm mặc đi hội. Tấm bị sát hại, Bụt lại hoá phép cho Tấm biến thành chim, thành cây xoan đào, thành quả thị thơm tho, thành cô gái xinh đẹp biết thêm trầu cánh phượng. Chi tiết Bụt sai bầy chim sẻ bay đến nhặt thóc cho Tấm để Tấm được đi hội, thật cảm động. Tấm chết đi, sống lại nhiều lần, phải thay đổi kiếp. Phép màu nhiệm của Bụt đã làm cho Tấm biển hoá: lúc là người, lúc là chim, lúc là cây, lúc là qua, lúc là đồ vật. Dù mang hình thức gì đi nữa thì vẫn là cô Tấm xinh đẹp, nết na, trường tồn, bất diệt.
Anh Khoai trong truyện “Cây tre trăm đốt” đã gặp Bụt giữa rừng sâu. But đã trao cho anh câu thần chú: “Khắc nhập! Khắc xuất để anh tạo ra cây tre trăm đốt. Chẳng cần vàng ngọc làm sính lễ chỉ với câu thần chú ấy, anh Khoai cần cù, chất phác đã lấy được con gái phú ông làm vợ! Bụt đã làm thay đổi cuộc đời anh. Bụt đã đem đến cho anh nhiều hạnh phúc.
Nhân vật Bụt, Tiên đã tạo nên yếu tố hoang đường trong cổ tích, đem đến cho tuổi thơ chúng ta nhiều say mê, thích thú khi được nghe bà kể chuyện. Những giấc mơ đẹp mà cổ tích đem lại đã làm cho tâm hồn tuổi thơ giàu có sáng trong. Bà Tiên, ông Bụt đã làm cho cái thiện thắng cái ác, kẻ gian tà bị trừng phạt, người lương thiện được đền bù, ước mơ về công lí, về hạnh phúc được thực hiện bằng “tưởng tượng và ước mơ”:
Ở hiền thì lại gặp lành,
Người ngay thì được người tiên độ trì.
Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thân thì tiếng xưa
(“Chuyện cổ tích nước mình” – Lâm Thị Mỹ Dạ)
Chi tiết nội dung phần Soạn bài Ôn tập truyện dân gian để có sự chuẩn bị tốt cho bài Ôn tập truyện dân gian – Ngữ văn 6 tập 1.
Trong chương trình học Ngữ Văn lớp 6 phần bài Luyện tập kể chuyện tưởng tượng là một nội dung quan trọng các em cần chú ý Soạn bài Luyện tập kể chuyện tưởng tượng, bài 13 đầy đủ.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục