Cách học bài nhanh thuộc
Chia nhỏ và tóm tắt nội dung cần học
Các dãy số dài thường rất khó nhớ, vì thế sau khi hình dung được tổng quan tất cả những nội dung cần học, bạn hãy bắt đầu chia nhỏ những kiến thức thành nhiều phần khác nhau.
Ví dụ với môn Toán bạn nên chia ra từng phần đại số và hình học riêng. Trong toán đại số tách ra phần đồ thị, lượng giác, phương trình, hệ phương trình, xác suất… Mỗi phần đã được chia nhỏ, tiếp theo bạn hãy đọc nội dung của từng phần sau đó tóm tắt từng ý chính của từng phần trong đó.
Ghi ra giấy trong lúc học bài
Khi học cần có cây bút và tờ giấy A4 bên cạnh, tập thói quen học tới đâu ghi các ý chính ra giấy tới đó. Học bài kết hợp với ghi ra giấy cũng là cách giúp bạn nhớ lâu và mau thuộc hơn.
Sau khi học xong mỗi bài, bạn đóng tờ giấy A4 vừa ghi xong thành cuốn riêng, đến lúc thi hoặc kiểm tra thì chỉ cần ôn lại trong cuốn này là có thể tự tin rồi đấy.
Nhẩm lại bài trước khi ngủ
Nhẩm bài là phương pháp giúp bạn hệ thống lại bài học và cũng giúp nhớ lâu. Trước khi ngủ bạn cần soạn sẵn các môn học cho ngày mai và nhẩm lại bài hôm nay mình đã học, nhẩm nhớ lại từng đoạn. Nếu có quên thì bạn đừng vội mở sách ra xem liền mà hãy cố nhớ, nếu vẫn không nhớ được thì hãy mở xem lại sách.
Ôn lại bài trong ngày
Khi bạn học kiến thức gì mới, cố gắng ôn lại hết trong cùng ngày. Nếu bạn chờ đợi một vài ngày sau đó mới bắt đầu ôn lại thì sẽ như mới, phải học lại từ đầu. Tuy nhiên, việc ôn lại nhanh chóng trong ngày sẽ củng cố các thông tin vào bộ não của bạn để các tiết sau đó, não bạn sẽ dễ nhận ra “người quen” và giúp bạn tiếp tục hấp thụ kiến thức dễ dàng hơn.
Quan sát quy trình nhận thức tự nhiên
Hãy nghĩ về các hoạt động mà bạn đã làm khi ở nhà trẻ. Sử dụng cả cánh tay, bạn có thể hành động theo lời cô giáo: “Đưa tay phải vào trong, đưa tay phải ra ngoài”. Đến thời mẫu giáo, bằng bàn tay, bạn lại được học cách vẽ đường thẳng hay vòng tròn bằng phấn màu.
Sau đó, vào lớp một, bạn được học cầm bút chì bằng ngón tay để viết những nét thẳng, nét móc với kích thước nhỏ hơn để tạo thành chữ. Tin hay không thì quá trình nhận thức tự nhiên, chuyển từ lớn sang nhỏ, thô đến tinh tế vẫn có hiệu quả mặc dù chúng ta lớn hơn.
Khi học, nếu ban đầu bạn cố gắng nắm bắt bức tranh tổng thể và sau đó điền vào các chi tiết, bạn thường có nhiều cơ hội thành công hơn.
Sử dụng màu sắc, vần điệu, hình ảnh cho thông tin cần học
Sử dụng những màu sắc, hình ảnh hoặc những ý tưởng là cách học bài độc đáo và dễ nhớ. Bạn hãy chọn những hình ảnh gần gũi và thường xuyên liên tưởng đến nó khi bạn cần tập trung ghi nhớ.
Phương pháp này được áp dụng hiệu quả nhất dành cho môn tiếng Anh. Thay vì bạn học một từ vựng khô khan bằng cách viết đi viết lại từ đó nhiều lần thì bạn hãy thử áp dụng học từ vựng bằng cách ghi nhớ từ vựng đó với một hình ảnh tương tự như chính từ vựng đó.
Bạn cũng có thể dùng màu sắc để phân loại nội dung theo từng phần để học. Nếu bạn đang học lịch sử, hãy tô màu ngày tháng hoặc phân loại theo nhân vật lịch sử.
Cách học thuộc nhanh bằng sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy là cách học vô cùng hiệu quả được giới chuyên môn đánh giá cao. Nếu có thể hình dung, hãy chuyển đổi câu chữ thành những hình ảnh, thành một chuỗi câu chuyện với nhau. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng não bộ con người tiếp thu hình ảnh sẽ tốt hơn là bằng chữ.
Việc sử dụng sơ đồ tư duy trong học thuộc bằng cách ghi chép kết hợp với việc sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết.. bạn có thể hoàn toàn sáng tạo ra sơ đồ riêng cho bản thân mình. Như vậy cách học sẽ không bị rập khuôn mà đem lại hiệu quả rất cao.
Mẹo hay để học thuộc lòng nhanh và hiệu quả
Không học thuộc một cách “tức tốc”
Xem lại tài liệu nhiều lần trong các khoảng thời gian tăng dần.
Theo nhà tâm lý học thế kỷ 19 Hermann Ebbinghaus, đọc đi đọc lại liên tục trong khoảng thời gian ngắn có khả năng lưu giữ thông tin 100%. Nhưng khoảng một giờ sau, bạn chỉ có thể nhớ lại vỏn vẹn 44% những gì bạn đã đọc.
Để chống lại điều này, hãy sử dụng những học thuộc cách nhau. Đọc tài liệu của bạn không liên tục để làm chậm sự suy giảm trí nhớ của bạn khi thời gian trôi qua.
Điều này có nghĩa là bạn nên ghi chú ngay sau khi bài giảng kết thúc, viết ra bất kỳ câu hỏi nào bạn có và hỏi giảng viên của bạn càng sớm càng tốt. Ngay trước kỳ thi, hãy làm thẻ nhớ và xem lại chúng vài ngày một lần thay vì đọc bài liên tục trong 24 giờ.
Chủ động nhắc lại bài học
Để thực sự ghi nhớ các bài học, hãy dạy chúng cho người khác.
Bằng cách giảng dạy về bài học cho người khác, bạn buộc phải tóm tắt, cô đọng, nghiên cứu và rút ra kết luận để thúc đẩy sự hiểu biết cá nhân sâu sắc hơn. Điều này rất tốt cho sinh viên đại học khi họ phải tập trung vào các bài học phân tích, thường hướng đến thực tế nhiều hơn.
Sử dụng Kỹ thuật Feynman, tức là giải thích các khái niệm bằng những thuật ngữ đơn giản nhất có thể, cho bất kỳ ai muốn lắng nghe, ví như một người bạn cùng lớp hoặc bạn cùng phòng.
Ghi chú theo hướng dẫn
Hãy tự hỏi bản thân những gì bạn không hiểu về một chủ đề nhất định. Thực sự đi vào gốc rễ của vấn đề và tìm cách thoát khỏi nó.
Đầu tiên, hãy xác định các phần cần học thuộc mà bạn đang gặp vấn đề. Thứ hai, thiết kế câu hỏi đề cập đến chủ đề này. Thứ ba, trả lời câu hỏi của bạn.
Sử dụng tất cả các ghi chú từ bài giảng của thầy cô, sách thư viện và thậm chí cả Google. Hãy nỗ lực tra cứu thông tin cho đến khi bạn tự tin với câu trả lời của mình. Như vậy bạn sẽ hiểu rõ hơn các khái niệm và bài học của mình.
Đọc trên giấy
94% sinh viên đại học được hỏi cho biết họ thích học thuộc bài học trên vở và sách vì nó dễ tập trung hơn và họ có thể tự do đánh dấu, chú thích và viết trên lề.
Không giống như đọc trên màn hình máy tính, đọc trên giấy cũng giúp ích cho bộ nhớ của bạn bởi bạn có thể nhớ lại một chút thông tin nhất định theo vị trí của nó trên sách.
Quan trọng hơn, học thuộc lòng từ sách vở giúp bạn loại bỏ một trong những yếu tố hàng đầu khiến học sinh, sinh viên mất tập trung, đó là Internet.
Nếu không có Internet, sẽ không có vô số trang web thu hút học sinh, sinh viên, kéo họ ra khỏi thời gian học tập nghiên cứu cần thiết và phá vỡ sự tập trung của họ trong khi sự tập trung là điều cốt lõi để duy trì trí nhớ.
Ngủ đủ và tập thể dục
Bộ não của chúng ta hấp thụ thông tin tốt nhất ngay trước khi ngủ hoặc ngay sau khi tập thể dục.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người học trước khi ngủ có khả năng nhớ lại bài học tốt hơn.
Tập thể dục đã được phát hiện để kích thích sản xuất một loại protein giúp não bộ tăng cường khả năng học tập và tư duy sáng tạo tối ưu. Bạn có nhiều khả năng hơn để hình thành các kết nối sáng tạo giữa các ý tưởng và do đó, duy trì khả năng ghi nhớ tốt hơn.
Vì vậy, hãy sắp xếp thời gian khoa học dành cho giấc ngủ và tập luyện thể dục, thể thao phù hợp để tối đa hóa lợi ích trong khi học tập của bạn.
Sử dụng “đồng hồ cà chua Italy”
Đồng hồ cà chua Italy là loại đồng hồ trong bếp để chia công việc thành các khoảng thời gian, thường là 25 phút, cách nhau bằng các khoảng nghỉ ngắn ước chừng 5 phút.
Như vậy, nếu bạn buộc phải “nhồi nhét” các bài học trong khoảng thời gian ngắn, hãy làm điều đó một cách thông minh. Đó là dành 25-30 phút học thật tập trung và nghỉ ngơi trong 5 phút sau đó.
Được mô phỏng theo Kỹ thuật Pomodoro sử dụng đồng hồ cà chua Italy, phương pháp này sẽ giảm thiểu sự phân tâm và tăng năng suất học thuộc lòng.
Sau khi học thuộc lòng trong 25-30 phút, hãy nghỉ ngơi 5 phút bằng cách ăn một số món ăn nhẹ lành mạnh hoặc tập vài động tác thể dục đơn giản. Điều đó sẽ giúp ích cho trí nhớ của bạn nhiều hơn là ép bộ não của bạn phải học thuộc, ghi nhớ liên tục trong nhiều giờ.
Học sinh và sinh viên có thể có một danh sách dài các bài học cần học thuộc nhưng nếu bạn biết bộ não hoạt động như thế nào và thực hiện một số phương pháp được đề xuất ở trên, bạn có thể làm cho thời gian học tập trở nên hiệu quả hơn.
********************
Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tổng hợp