Cách chia đơn thức cho đơn thức, Phát biểu quy tắc, Ví dụ và Bài tập chia đơn thức cho đơn thức. Các em đã biết cách nhân đơn thức với đơn thức, cách nhân đơn thức với đa thức, giờ ta có thể thực hiện phép chia đơn thức cho đơn thức hay không?
Nếu được thì cách chia đơn thức cho đơn thức thực hiện như thế nào? Quy tắc chia đơn thức cho đơn thức ra sao, phát biểu như thế nào? cho ví dụ chia đơn thức với đơn thức và bài tập vận dụng? chúng ta hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Đơn thức chia cho đơn thức
• Khi nào đơn thức A chia hết cho đơn thức B?
Với A và B là hai đơn thức, B≠0.
Ta nói A chia hết cho B nếu tìm được một đơn thức Q sao cho A = B.Q.
Trong đó:
A là đơn thức bị chia.
B là đơn thức chia.
Q là đơn thức thương (hay gọi là thương)
Kí hiệu: Q = A : B hoặc
2. Phát biểu quy tắc đơn thức chia cho đơn thức
• Muốn chia đơn thức A cho đơn thức B (trường hợp A chia hết cho B) ta làm như sau:
+ Chia hệ số của đơn thức A cho hệ số của đơn thức B.
+ Chia lũy thừa của từng biến trong A cho lũy thừa của cùng biến đó trong B.
+ Nhân các kết quả vừa tìm được với nhau.
* Chú ý: Ở lớp 7 ta biết: Với x≠0; m, n ∈ N; m ≥ n thì:
xm : xn = xm – n nếu m>n
xm : xn = 1 nếu m=n
(xn)m = xn.m
3. Ví dụ thực hiện phép chia đơn thức cho đơn thức
* Ví dụ 1: Thực hiện phép tính chia đơn thức cho đơn thức sau:
(xy2)5🙁 xy2)3
* Lời giải:
– Ta có:(xy2)5🙁 xy2)3 = x5y10😡3y6 = x5-3.y10-6= x2y4.
* Ví dụ 2: Rút gọn rồi tính giá trị của biểu thức:
P = 15x4y2:(-3xy2) tại x= -2, y= 1.
* Lời giải:
– Ta có P = 15x4y2:(-3xy2 ) = -5.×4-1.y2-2
= -5.x3.y0 = -5.x3 (Lưu ý: y0 = 1)
Với x= -2, y= 1 thì ta có:
P = -5(-2)3 = -5.(-8) = 40.
Vậy P = 36
* Ví dụ 3: Tìm n∈N* để giá trị của biểu thức A = 8x3yn+1 chia hết cho B = 4xn+2y2.
* Lời giải:
– Sử dụng nhận xét: Đơn thức A chia hết cho đơn thức B khi mỗi biến của B đều là biến của A với số mũ nhỏ hơn hoặc bằng số mũ của nó trong A.
– Ta có: Để A = 8x3yn+1 chia hết cho B = 4xn+2y2 thì
4. Bài tập chia đơn thức cho đơn thức
* Bài tập 1: Giá trị của biểu thức A = ( xy2)5: (xy)3 tại x= 1, y =1 bằng bao nhiêu?
* Bài tập 2: Tính: x15 : (-x)6
* Bài tập 3: Tính: 15xy2 : 3xy
* Bài tập 4: Giá trị của biểu thức (-5x2y3)2 : 5xy2 tại x = -1; y = 1 là?
* Bài tập 5: Tính: x5y7 : (-2x2y3)2
Hy vọng với bài viết Cách chia đơn thức cho đơn thức, Phát biểu quy tắc, Ví dụ và Bài tập chia đơn thức cho đơn thức Toán lớp 8 ở trên giúp các em giải các bài tập dạng này một cách dễ dàng. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để THPT Ngô Thì Nhậm ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục