Bộc trực là gì? Liệu bộc trực có phải là một đức tính tốt? Và biểu hiện của người có tính cách bộc trực là gì? Trong bài viết dưới đây THPT Thành Phố Sóc Trăng sẽ cung cấp đầy đủ thông tin để bạn có thể tham khảo và vận dụng trực tiếp vào cuộc sống để đạt kết quả tốt nhất cho việc học và làm.
Bộc trực là gì?
Bộc trực là một tính cách của một cá nhân biểu hiện ở việc nghĩ sao nói vậy một cách thẳng thắn. Những người có tính bộc trực thường đơn giản, dễ làm việc, không khó để đoán được mong muốn, nguyện vọng của họ.
Biểu hiện của người có tính bộc trực là gì?
Mọi người tìm đến bạn để xin lời khuyên
Bạn đưa ra lời khuyên tuyệt vời vì bạn rất trung thực, bạn bè và gia đình luôn có thể dựa vào bạn để nói sự thật – và nói với họ nếu họ trông không đẹp trong bộ váy đó.
Bạn không nêu tên ai đó
Không có gì khiến bạn hài lòng hơn là việc nói rằng ai đó đã đưa ra sự thật không chính xác hoặc chia sẻ các bài báo phao tin đồn nhảm. Bạn thường gọi ai đó vì hành vi không đúng, không phù hợp của họ, và bạn không thấy bực mình vì điều đó.
Mối quan hệ của bạn với gia đình / bạn thân của bạn thường bền chặt hơn
Nhờ tính thẳng thắn, bạn không ngại nói khi buồn, tức giận hay thất vọng, điều đó có nghĩa là mối quan hệ của bạn với những người thân yêu luôn rất trung thực và cởi mở.
Bạn lo lắng về việc làm phiền lòng người khác
Bạn thường lo lắng rằng những gì bạn nói sẽ làm tổn thương cảm xúc của ai đó, hoặc ý kiến của bạn sẽ khiến mọi người nghĩ xấu về bạn.
Nếu bạn không thích điều gì đó, bạn sẽ nói như vậy
Nếu bữa ăn của bạn chưa chín / quá chín, hoặc phục vụ quá chậm, bạn đừng ngại nói với người phục vụ. Mọi người biết đến bạn vì sự mạnh miệng của bạn trước bất kỳ điều gì khác. Bạn được gọi là “người ồn ào nhất nhóm” trong nhóm bạn hoặc đồng nghiệp và mọi người thường biết đến bạn vì sự ồn ào và ý kiến của bạn trước bất cứ điều gì khác.
Lí do cần sống bộc trực là gì?
Sống bộc trực giúp bạn có một cuộc sống đơn giản, nhẹ nhàng. Việc đơn giản trong suy nghĩ sẽ dẫn đến việc bạn có một cuộc sống hạnh phúc. Các vấn đề xảy ra dễ dàng được xác định và giải quyết. Đồng thời bạn sẽ dễ được mọi người yêu mến, tin tưởng.
Ưu điểm của người có tính cách bộc trực
Qua định nghĩa bộc trực là gì, bạn có thể thấy điểm mạnh của người bộc trực là họ thường là những nhân sự đứng mũi chịu sào, có trách nhiệm rất cao với công việc, làm việc tận tâm, tận sức. Họ có cái nhìn bao quát, tổng quan sự việc tốt. Có khả năng lãnh đạo tốt.
Những nhược điểm cần khắc phục của người có tính bộc trực
Trong một số trường hợp liên quan đến nhận xét, phê bình thì những người bộc trực dễ gây mất lòng người khác bởi sự quá thật thà, có sao nói vậy. Nếu chỉ đơn giản trong nội bộ công ty thì hành vi bộc trực có thể chưa để lại hậu quả lớn, nhưng khi liên quan đến khách hàng và đối tác nếu không cẩn thận, rất dễ để lại những kết quả không tốt trong hoạt động kinh doanh, phát triển.
Ngoài ra việc đưa ra các quyết định mạo hiểm sẽ có khả năng cao đi cùng sự thiếu cân nhắc kỹ lưỡng và vội vàng. Vì vậy sẽ có một số trường hợp thiếu may mắn dẫn đến các quyết định sai lầm gây ra hậu quả đáng tiếc. Đây cũng là một kết quả của sự thiếu tỉ mỉ, cẩn trọng giải quyết các nhiệm vụ trong công việc.
Người bộc trực thường có xu hướng lấn lướt và áp đặt suy nghĩ của mình vào người khác gây mất thiện cảm và dễ dẫn đến suy nghĩ bảo thủ, độc đoán.
Cách làm việc với người có tính bộc trực là gì?
Đối với sếp: nếu sếp bạn là người bộc trực thì tốt nhất bạn đừng nên quá để bụng lời nó của họ. Đôi khi sự quá thẳng thắn khiến bạn có phần bực bội và tổn thương, nhưng các cụ có nói “sự thật mất lòng”. Họ sẽ thường xuyên góp ý thẳng thắn, thậm chí đôi lúc có phần gay gắt với bạn. Khi đó hãy chắt lọc ý kiến và tiếp thu sửa đổi bản thân, rèn luyện để ngày càng hoàn thiện hơn.
Đối với đồng nghiệp: dựa vào những ưu nhược điểm của người bộc trực bạn có thể hợp tác với kiểu người này trong công việc nhưng nhớ là luôn đi vào vấn đề trọng tâm, không lan man và đừng để họ cảm thấy là đang bị sai khiến, hãy để họ được là người quyết định, lựa chọn.
Đối với nhân viên: đừng bao giờ để những người bộc trực đảm nhiệm các nhiệm vụ đòi hỏi sự tỉ mỉ, chi tiết, kỹ càng. Điều này sẽ khiến họ mất kiên nhẫn và dễ cáu gắt. Hãy để họ là người chịu trách nhiệm chính, đưa ra các ý kiến về sự bao quát, hãy để họ là tâm điểm của các thành tựu. Hãy tôn vinh họ, để họ cảm nhận được sự trân trọng của bạn đối với nhân viên như họ. Họ sẽ cống hiến cho bạn hết mình.
Đối với khách hàng: họ thường sẽ là những người nóng nảy, vội vã, thiếu kiên nhẫn nên hãy hết sức điềm đạm. Sự từ tốn và chậm rãi của bạn sẽ thu hút họ. Hãy đồng ý với các ý kiến họ đưa ra, bao gồm cả chê bai lẫn khen ngợi. Hãy nhắc lại những lời họ nói, thể hiện rằng bạn đang chú ý lắng nghe quan điểm của họ, đào sâu vào vấn đề thực sự mà họ đang muốn hướng tới. Từ đó đưa ra được sản phẩm, dịch vụ phù hợp với vấn đề họ gặp phải hoặc cải thiện chất lượng sản phẩm dịch vụ mà mình cung cấp. Chắc chắn, họ sẽ đánh giá cao một đối tác, người bán hàng như bạn và khả năng mua hàng hoặc hợp tác sẽ tăng đáng kể.
Qua bài viết trên đây, bạn có thể đã hiểu được phần nào về bộc trực là gì cũng như cách mà họ vận hành cuộc sống. Từ đó, bạn có thể đưa ra cách hành động hợp lý để ứng xử hiệu quả hơn trong công việc và cuộc sống.
Những kinh nghiệm để điều phối sự bộc trực
Khi bạn là một người bộc trực hay bạn sẽ làm việc với người bộc trực, bạn đều cần phải hiểu rõ về con người bộc trực và tìm ra biện pháp để kiểm soát những nhược điểm của tính cách này cũng như là tìm cách để làm việc với người có tính cách bộc trực.
Làm việc với người bộc trực trong quan hệ sếp và nhân viên
Trong trường hợp bạn làm việc với những người cấp trên, là sếp của bạn mà họ có tính cách bộc trực thì bạn cũng sẽ có rất nhiều cơ hội để có thể học hỏi thêm nhiều điều. Sếp của bạn là người cấp trên, lãnh đạo và hướng dẫn bạn cho nên việc mà họ đưa ra nhận xét cho chính bạn cũng là điều mà không có gì làm lạ.
Nếu bạn được cấp trên đánh giá, đó có thể là những đánh giá mang tính chất khen ngợi bạn hoặc là những đánh giá mang tính chất nhắc nhở và phê bình. Với trường hợp là sếp của bạn thì bạn sẽ học hỏi được nhiều hơn, bạn cũng sẽ nhờ vậy mà nhận ra được những điểm yếu của bản thân mà khắc phục.
Tuy nhiên nếu bạn là người nghe thì bạn cũng cần phải giảm bớt đi cái tôi cá nhân bởi Kim Thoa biết rằng không ai muốn bị chê hay phê bình, điều đó vô tình động tới lòng tự ái của mỗi người. Đồng thời cũng sẽ dễ khiến cho chính bản thân chúng ta dễ bị rơi vào trạng thái tự ti vào bản thân nếu như không làm chủ được cảm xúc của mình.
Còn nếu như bạn là người trong cương vị của người sếp có tính cách bộc trực thì bạn cũng cần khen chê đúng lúc đế nhân viên của bạn phát huy được các ưu điểm và khắc phục được những nhược điểm mà không bị rơi vào cảm xúc bị coi thường hay chối bỏ những sự cố gắng của họ trong công việc.
Có một lưu ý nữa đó là khi bạn quản lý người có tính bộc trực thì bạn hãy cân đối và xem xét tính chất con người họ, khi giao việc cho họ vào các dự án quan trọng thì cần hết sức chú ý, bạn hãy xem xét xem liệu những người bộc trực đó có đủ khả năng kiểm soát hành động, lời nói cũng như là tính cẩn thận tỉ mỉ để làm tốt dự án đó hay không. Phần tính cách của người bộc trực sẽ dễ gây ảnh hưởng tới kết quả của dự án hoặc là tính bảo mật của dự án.
Ngoài ra thì trong môi trường làm việc đầy những lời ngon tiếng ngọt nịnh bợ, khéo léo như hiện nay thì các vấn đề tiêu cực trong công việc cũng sẽ khó được nêu ra, do vậy mà rất cần những người có tính bộc trực để nêu trần trụi các vấn đề cần chỉnh sửa, để xây dựng nên môi trường làm việc hiệu quả hơn, thẳng thắn nhìn vào vấn đề nhiều hơn.
Làm việc với người bộc trực trong quan hệ với khách hàng
Trong mối quan hệ giữa người có tính bộc trực với các khách hàng thì những người có tính bộc trực có điểm yếu là hay cáu gắt, do đó khi làm việc với các khách hàng, mời chào họ mua các sản phẩm thì cũng sẽ có nhiều sự bất cập trong đó.
Đôi khi những người này thường hay nhận xét chê bai này nọ đối với các sản phẩm mà họ đang xem, trong vị trí là người bán hàng thì bạn khoan hãy vội đưa ra thái độ gay gắt với sự chê bai của khách hàng, bạn chưa công nhận điều khách hàng nói là đúng hay sai, nhiệm vụ của bạn là tiếp thu những ý kiến đó và xem xét lại sản phẩm của mình, xác định xem có thực sự có điểm yếu đó hay không.
Nếu sản phẩm đó không như những gì khách hàng nhận xét thì hãy bình tĩnh giải thích cho khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm, còn nếu có những nhược điểm thì bạn sẽ cần phải lên các phương án khắc phục.
Đặc biệt là các bạn hãy luôn giữ được thái độ bình tĩnh trước mọi tình huống xảy ra, khi mà các bạn nhận được những ý kiến đóng góp từ phía của khách hàng thì bạn cũng hay luôn tôn trọng những ý kiến đó, mang đến cho khách hàng câu trả lời phù hợp nhất, thuyết phục các khách hàng dễ dàng chấp nhận và hiểu rõ hơn về sản phẩm của mình.
Trong công việc lẫn cuộc sống, chúng ta thường xuyên gặp phải những người bộc trực, hoặc chính bản thân bạn cũng có thể là người bộc trực. Do đó bạn hãy có cách để điều chỉnh chính hành vi, cử chỉ và thái độ của mình sao cho phù hợp với từng trường hợp và các mối quan hệ xung quanh.
Video về tính bộc trực
Kết luận
Trên đây là những thông tin cơ bản để giúp cho các bạn hiểu hơn về bộc trực là gì? Nghiên cứu những thông tin cơ bản của sự bộc trực đó sẽ giúp bạn dễ dàng điều chỉnh và hài hòa hơn để mang đến những hiệu quả cao trong công việc được giao.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tổng hợp