Cùng THPT Ngô Thì Nhậm tìm hiểu Bảo hiểm tiền gửi là gì? Quy định về đối tượng và hạn mức bảo hiểm tiền gửi?
Bảo hiểm tiền gửi là gì?
Bảo hiểm tiền gửi là một sự bảo đảm cho quyền lợi của người có tiền gửi tiết kiệm. Nếu có rủi ro với đơn vị gửi tiền tiết kiệm như ngân hàng hay tổ chức tài chính thì bên bảo hiểm tiền gửi sẽ tiến hành chi trả theo quy định khi ký kết. Mức chi trả tối đa hiện nay được thực hiện khi có rủi ro xảy ra là 75 triệu đồng. Rõ ràng, loại hình bảo hiểm này khác hẳn với các loại bảo hiểm bạn từng nghe thấy như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe hay bảo hiểm du lịch nhằm bảo vệ bạn trước các rủi ro liên quan đến sức khỏe.
Người gửi tiền tiết kiệm không phải trả bất cứ khoản tiền nào thêm để được hưởng chính sách bảo hiểm tiền gửi. Mà đây là quy định của ngân hàng nhà nước nhằm bảo vệ lợi ích của người có tiền gửi tiết kiệm. Ngân hàng và tổ chức tài chính sẽ là người có trách nhiệm mua bảo hiểm tiền gửi cho khách hàng của mình.
Theo Khoản 1 Điều 4 Luật bảo hiểm tiền gửi năm 2012 định nghĩa, loại hình này là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm trong hạn mức ký kết, khi tổ chức tham gia rơi vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền cho người gửi tiền hoặc do phá sản.
Tại mỗi quốc gia, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể trong từng thơì kỳ mà chính sách này được xây dựng hướng đến một hoặc nhiều mục tiêu khác nhau , có thể kể đến như:
- Bảo vệ người gửi tiền, đối tượng có nhiều hạn chế trong việc tiếp cận thông tin về điều hành và tình hình hoạt động của các tổ chức nhận tiền gửi.
- Tăng cường niềm tin công chúng, góp phần giảm thiểu đột biến rút tiền gửi, tạo cơ chế chính thức để xử lý các tổ chức nhận tiền gửi gặp sự cố và tham gia quá trình xử lý khủng hoảng tài chính.
- Các mục tiêu khác như góp phần xây dựng một thị trường có tính cạnh tranh và bình đẳng cho các tổ chức nhận tiền gửi có quy mô và trình độ phát triển khác nhau.
Theo điều 18, đạo luật này quy định thì tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân gửi tại tổ chức tham gia BHTG dưới các hình thức như:
- Tiền gửi có kỳ hạn hoặc không kỳ hạn
- Tiền tiết kiệm
- Kỳ phiếu, tín phiếu
- Các hình thức tiền gửi khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng
Hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi bao gồm tiền gốc và tiền lãi, không vượt mức hạn mức trả tiền do Ngân hàng nhà nước đề nghị theo từng thời kỳ. Theo Quyết định 21/2017/QĐ-TTg ngày 15/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về hạn mức trả tiền bảo hiểm, từ ngày 05/8/2017, số tiền bảo hiểm được trả tối đa là 75 triệu đồng, với cách cách tính phí bảo hiểm tiền gửi như sau:
- Hai người A và B có chung thẻ tiền gửi tại 1 tổ chức tham gia bảo hiểm. Khi phát sinh nghĩa vụ chi trả, số tiền bảo hiểm được trả cho cả 2 người tối đa là 75 triệu đồng và được phân chia theo thỏa thuận của 2 bên.
- Nếu người A có một thẻ tiền gửi cá nhân khác cũng tại tổ chức đó thì số tiền bảo hiểm được trả cho thẻ tiền gửi riêng của người A và số tiền được phân chia cho người A theo thoả thuận 2 bên không được vượt quá 75 triệu đồng.
Mục đích của bảo hiểm tiền gửi tiết kiệm
Nhà nước ban hành chính sách tiền gửi tiết kiệm nhằm mục đích:
- Bảo vệ người gửi tiền tại các ngân hàng và tổ chức tài chính.
- Đảm bảo cho hệ thống tài chính quốc gia ổn định không bị ảnh hưởng.
- Xây dựng củng cố thị trường tài chính an toàn có tính cạnh tranh công bằng.
- Quy định rõ trách nhiệm quyền hạn của mỗi đối tượng tham gia hạng mục tiết kiệm bao gồm: người gửi tiết kiệm, đơn vị nhận gửi tiền tiết kiệm, đơn vị bảo hiểm tiền tiết kiệm.
Tuy nhiên, với mức chi trả 75 triệu đồng cho một hợp đồng bảo hiểm thì còn có nhiều ý kiến trái chiều tranh luận. Bởi sẽ có khá nhiều hợp đồng tiết kiệm có giá trị lên đến vài tỷ, khi có rủi ro xảy ra nếu chỉ được nhận lại 75 triệu đồng thì thiệt thòi cho người gửi tiền rất nhiều.
Nhưng các chuyên gia kinh tế và tài chính cũng đánh tiếng rằng, tuy rằng chính sách bảo hiểm tiền gửi đều được yêu cầu bắt buộc thực hiện ở các ngân hàng thương mại thì việc có rủi ro như phá sản hiện rất hiếm xảy ra. Thời gian qua, tại thị trường Việt Nam, có khá nhiều ngân hàng thương mại ngưng hoạt động chuyển sang sát nhập nhưng vẫn tiến hành chi trả đầy đủ gốc lẫn lãi cho khách hàng gửi tiết kiệm tại ngân hàng của họ.
Bảo hiểm tiền gửi dành cho đối tượng nào?
Theo điều 6, Luật bảo hiểm tiền gửi và điều 4, Nghị định 68/2013/NĐ-CP ngày 28/6/2013 của Chính phủ, một số đối tượng sau bắt buộc tham gia BHTG gồm:
- Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi của cá nhân như ngân hàng thương mại, hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật của tổ chức tín dụng.
- Những tổ chức tiền gửi của cá nhân bao gồm cả tiền gửi tự nguyện của khách hàng.
Theo điều 15, bộ luật này quy định: “Tổ chức tham gia BHTG phải niêm yết công khai bản sao Chứng nhận tham gia BHTG tại tất cả các điểm giao dịch có nhận tiền gửi”, điều này nhằm giúp người gửi tiền có thể nhận biết tổ chức đó đã tham gia hay chưa. Sau đây là những thông tin mà một chứng nhận cần có:
- Tên tổ chức cấp chứng nhận tham gia Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
- Tên tổ chức được cấp chứng nhận tham gia
- Nội dung chứng nhận: Đã tham gia bảo hiểm tiền gửi kể từ ngày…tháng …năm
Ngoài ra, người gửi hoàn toàn có thể chủ động tìm kiếm, bằng cách truy cập website www.div.gov.vn để hiểu rõ hơn các thông tin về các tổ chức này.
Tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Đây là tổ chức tài chính được giao nhiệm vụ thực hiện chính sách công về bảo hiểm tiền gửi, thuộc sự quản lý của tổ chức tài chính nhà nước, hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, với các vai trò quan trọng như:
- Quy định trách nhiệm và quyền hạn của từng đối tượng tham gia.
- Góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, xây dựng thị trường tài chính ổn định, an toàn và cạnh tranh công bằng.
- Với nền kinh tế, hoạt động của tổ chức này góp phần duy trì sự ổn định về chính trị, an ninh và trật tự xã hội, tiền đề cho ổn định và phát triển kinh tế.
Sau đây là một số nhiệm vụ và quyền hạn mà các tổ chức này phải thực hiện theo luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành là:
- Xây dựng chiến lược phát triển để Thủ tướng phê duyệt và tổ chức thực hiện.
- Kiến nghị, đề xuất về việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các chủ trương, chính sách về bảo hiểm tiền gửi
- Yêu cầu tổ chức tham gia BHTG cung cấp thông tin về tiền gửi được bảo hiểm theo định kỳ hay đột xuất.
- Quản lý, sử dụng và bảo toàn nguồn vốn
- Chi trả và ủy quyền chi trả tiền cho người được bảo hiểm theo quy định của các văn bản pháp luật liên quan.
- Các điều khoản khác
Gửi tiết kiệm online có được bảo hiểm không?
Gửi tiết kiệm online cũng như gửi tiết kiệm truyền thống đều được mặc định có bảo hiểm tiền gửi theo chính sách của nhà nước. Như vậy dù bạn có gửi bằng hình thức nào, số tiền bao nhiêu thì đều được bảo hiểm tiền gửi. Điển hình như tiền gửi ở ngân hàng Timo sẽ được giữ tại ngân hàng Bản Việt và được hưởng bảo hiểm tiền gửi như quy định của pháp luật.
Đó là về ngành ngân hàng, còn với những tổ chức tài chính khác thì chưa chắc chắn. Như vậy, khách hàng cũng có thêm một tiêu chí quan trọng khi quyết định gửi tiết kiệm truyền thống hay gửi tiết kiệm onlinelà cần xem xét xem ngân hàng định gửi tiết kiệm có thực hiện chính sách bảo hiểm tiền gửi hay không? Bảo hiểm tiền gửi mang tính xã hội cao vì vậy nó được xếp vào hạng mục hàng hóa công không thuần túy. Người được thụ hưởng lợi ích cao nhất là toàn xã hội.
Qua bài viết trên, THPT Ngô Thì Nhậm đã giúp các bạn hiểu rõ Bảo hiểm tiền gửi là gì? Quy định về đối tượng và hạn mức bảo hiểm tiền gửi? Các bạn có thể truy cập website THPT Ngô Thì Nhậm để tìm hiểu những bài viết hay, hữu ích phục vụ cho quá trình thi cử của mình.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tổng hợp