Trong những năm qua, ngành rượu, bia và đồ uống có cồn ở nước ta đang rất phát triển với tốc độ gia tăng nhanh về sản lượng qua các năm. Điều này là một trong những ” báo động đỏ” cảnh báo về lượng tiêu thụ đồ uống có cồn của Việt Nam, thực trạng này đã dẫn đến những hậu quả, những hệ luỵ khôn lường không chỉ đối với người sử dụng mà còn ảnh hưởng đến an toàn, an ninh trật tự xã hội. Bài viết dưới đây của THPT Ngô Thì Nhậm sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung liên quan đến: ” Bài tuyên truyền và thu hoạch về tác hại của rượu, bia”
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí:
1. Thực trạng về sử dụng rượu, bia.
– Theo báo cáo của Bộ Công thương năm 2017, Việt Nam sản xuất hơn 4 tỷ lít bia, hơn 70 triệu lít rượu công nghiệp và khoảng 230 – 280 triệu lít rượu thủ công. Rượu, bia là 2 sản phẩm đồ uống có chứa cồn phổ biến, chiếm 99,7% thị phần tại Việt Nam. Bên cạnh rượu, bia, hiện nay, Việt Nam đã có một số lượng rất nhỏ ĐUCCK được sản xuất, nhập khẩu hoặc pha chế để tiêu thụ tại Việt Nam. Tỷ lệ sử dụng rượu, bia ở Việt Nam đang ở mức báo động. Cũng theo Tổ chức Y tế thế giới, nếu quy đổi tiêu thụ rượu, bia và Thực trạng sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác ( ĐUCCK) ra lít cồn nguyên chất thì mức tiêu thụ đồ uống có cồn bình quân đầu người Việt Nam (trên 15 tuổi) hằng năm đã tăng từ 3,8 lít (giai đoạn 2003-2005) lên 6,6 lít (giai đoạn 2008 2010) và lên tới 8,3 lít năm 2016, tức là đã tăng tới 118% và tăng 30 bậc, từ vị trí 94 lên vị trí 64/194 nước, trong khi mức tiêu thụ trên toàn cầu tăng không đáng kể. Trong đó, tỷ trọng tiêu thụ cồn nguyên chất từ bia đang tăng nhanh hơn từ rượu nên nguy cơ tác hại do sử dụng bia cũng đang ngày càng gia tăng.
– Nếu tính riêng trong số nam giới trên 15 tuổi thì một người nam giới của Việt Nam tiêu thụ trung bình tới 27,4 lít cồn nguyên chất (năm 2010). Mức tiêu thụ này là rất cao, xếp thứ hai trong các nước Đông Nam Á/Tây Thái Bình Dương, xếp thứ 10 Châu Á và thứ 29 thế giới. Mức độ này sẽ còn gia tăng trong những năm tới nếu không có các biện pháp kiểm soát mạnh mẽ để điều chỉnh kịp thời. Tỷ lệ nam giới và thanh thiếu niên sử dụng rượu, bia đều ở mức cao, trong đó tỷ lệ nam giới sử dụng rượu, bia ở mức có hại là vấn đề đáng báo động. Năm 2015 có tới 44,2% nam giới uống rượu, bia và ĐUCCK ở mức nguy hại. Tỷ lệ này đã tăng gần gấp đôi sau 5 năm (25,1%) năm 2010 và 44,2% năm 2015.
– Bên cạnh tỷ lệ sử dụng rượu, bia đang gia tăng nhanh thì tình trạng sử dụng rượu, bia ở mức có hại đang là thách thức lớn ở Việt Nam. Hiện nay, khoảng 1/4 nam giới có sử dụng rượu, bia hằng ngày đã dung nạp vượt ngưỡng cho phép (trên 5 đơn vị rượu tương đương 50g cồn rượu nguyên chất/ngày). Tỷ lệ nam giới sử dụng rượu, bia ở mức có hại là 44,2%, mức cao so với thế giới.Rượu, bia và ĐUCCK là một trong 03 nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng tỷ lệ tai nạn giao thông tại Việt Nam ở nam giới độ tuổi 15 49. Theo báo cáo của WHO (2014) tai nạn giao thông liên quan đến rượu, bia tại Việt Nam ước tính chiếm 36,2% ở nam giới và 0,7% ở nữ giới.
– Nghiên cứu của WHO trên 14.990 nạn nhân tại nạn giao thông nhập viện thì 28% người đi xe máy có nồng độ cồn trong máu cao hơn mức cho phép (50 mg/dl), 63,4% người lái xe ô tô có nồng độ côn trong máu cao hơn mức cho phép (0 mg/dl). Theo số liệu thống kê mới nhất, trung bình mỗi năm Việt Nam có 15.000 người chết vì tai nạn giao thông, trong đó khoảng 4.800 trường hợp có liên quan đến rượu, bia. Thông tin từ Khoa cấp cứu Bệnh viện Việt Đức, chỉ trong 4 ngày tết Mậu Tuất 2018 có gần 500 ca tai nạn giao thông nhập viện, trong đó hơn 60% có liên quan đến sử dụng rượu, bia.
2. Tác hại của rượu, bia
– Mặc dù pháp luật về quản lý đối với sản phẩm rượu, bia và ĐUCCK đã được ban hành nhưng chủ yếu tập trung vào các quy định về kiểm soát sản xuất, kinh doanh, nhằm giảm thiểu hậu quả của rượu, bia và ĐUCCK mà chưa có các quy định mang tinh phòng ngừa.
– Chỉ khi việc rượu, bia và ĐUCCK dẫn đến các hậu quả xấu trong các quan hệ xã hội như tham gia giao thông khi có sử dụng rượu bia, có hành vi vi phạm pháp luật hành chính, hình sự do sử dụng rượu, bia và ĐUCCK hoặc vi phạm các điều kiện sản xuất, kinh doanh thì mới bị xử lý. Các nội dung khác như tuyên truyền, giáo dục; các quy định về hạn chế tuổi sử dụng, giờ – bản, địa điểm bán, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì, các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng rượu, bia và ĐUCCK, các biện pháp kiểm soát nguồn cung cấp rượu, bia và ĐUCCK nhằm mục đích phòng, chống, quản lý chặt chẽ đối với rượu, bia và ĐUCCK đều chưa được quan tâm đúng mức và còn thiếu những quy định phù hợp. Điều đó cho thấy, các văn bản quy phạm pháp luật về phỏng, chống tác hại của rượu, bia và ĐUCCK chưa bảo đảm tính dự phòng tác hại của rượu, bia và ĐUCCK. Trong khi xu thể hiện nay coi y tế dự phòng là nền tảng của y tế hiện đại. Việc can thiệp bằng pháp luật nhằm điều chỉnh các yếu tố nguy cơ do rượu, bia và ĐUCCK mang lại là một yêu cầu cấp thiết, giúp tiết kiệm chi phi tốn kém để khắc phục hậu quả của rượu, bia và ĐUCCK.
– Công tác thông tin, giáo dục truyền thông về tác hại của rượu, bia và phòng, chống tác hại của rượu, bia hiện mới tập trung về tuyên truyền hậu quả của rượu, bia đối với tai nạn giao thông, lồng ghép truyền thông về tác hại của rượu, bia trong truyền thông về các yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm, Tác động truyền thông, giáo dục còn yếu, chưa mang tính cảnh báo cáo, chưa có các thông điệp, tài liệu truyền thông mạnh mẽ, chuyên sâu về tác hại của rượu, bia và phòng, chống tác hại của rượu, bia. Do đó, nhận thức của người dân về tác hại và việc uống rưn bia phủ hợp còn hạn chế.
Mức độ tuân thủ pháp luật của người dần và cả cán bị, công chức, viên chức chưa cao. Người đứng đầu chưa phát huy được trách nhiệm trong việc thực hiện các quy định về cảm uống rượu, bia trong thời gian làm việc, chum có quy định cụ thể về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm của người đứng dầu để xảy ra vi phạm trong phạm vi quan ly Việc xử phạt vi phạm đối với các hành vi vi phạm còn chưa nghiêm.
3. Một số đề xuất kiến nghị.
– Một là, cần tiếp tục có quy định về hạn chế, cấm người điều khiển phương tiện tham gia giao thông có nồng độ cồn vượt quá mức quy định.Từ những thông tin trên cho thấy, Nhã nước cần phải có chính sách để giảm tỷ lệ sử dụng rượu, bia nhất là tỷ lệ uống rượu, bia ở mức có hại, say rượu, bia, các trường hợp uống rượu, bia không phù hợp khác (cán bộ, công chức, người lao động, trẻ em, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông…). Việc sử dụng rượu, bia tràn lan, không đúng cách dễ gây lạm dụng rượu, bia, uống rượu, bia ở mức có hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe, bệnh tật cho người uống.
– Đặc biệt, khi uống quá nhiều trong một lần uống sẽ dẫn đến tình trạng say rượu, bia, gây ra các ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, không làm chủ được hành vi nên dễ gây bạo lực, tội phạm, tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông… Đối với trẻ em, đây là đối tượng nhạy cảm, đang trong giai đoạn phát triển chưa hoàn thiện về thể lực, trí tuệ và sức khoẻ tâm thần. Do đó, việc trẻ em uống rượu, bia gây ra nguy cơ lớn đối với sức khoẻ và sự phát triển an toàn, toàn diện của trẻ, có thể làm cho trẻ lệ thuộc, nghiện rượu bia và về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới chất lượng giống nòi, tới tầm vóc, trí tuệ của người Việt Nam cũng như chất lượng nguồn nhân lực của quốc gia.
– Các đối tượng cán bộ, công chức, người lao động, sử dụng rượu bia trong thời gian làm việc, bên cạnh tác hại đến sức khoẻ mà còn ảnh hưởng đến mức độ tập trung, giảm hiệu quả, giảm năng suất làm việc do rượu, bia tác động đến hệ thần kinh, giảm minh mẫn và khả năng phối hợp động tác, điều khiển hành vi; ảnh hưởng đến tác phong, hình ảnh của cán bộ, công chức, người lao động, không bảo đảm môi trường làm việc văn minh, trật tự, kỷ cương, nội quy làm việc. Tai nạn giao thông do sử dụng rượu, bia để lại những hậu quả nặng nề về sức khoẻ, kinh tế cho cá nhân, gia đình và xã hội. Những hậu quả, bất cập này nếu không được giải quyết sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ người dân và trật tự, an toàn xã hội.
– Thứ hai, cần ban hành hệ thống quy phạm pháp luật quy định liên quan đến việc trưng bày rượu, bia và ĐUCCK in cảnh báo sức khoẻ trên nhãn sản phẩm rượu, bia và ĐUCCK; quy định kiểm soát hoạt động tài trợ nhằm tiếp thị của các mặt hàng rượu, bia và ĐUCCK của các cơ sở kinh doanh rượu bia; quy định nhằm hạn chế tình trạng uống nhiều và say rượu bia đối với người lớn, đặc biệt là tại cộng đồng và trong gia đình; địa điểm cấm bản rượu, bia và ĐUCCK; quy định về ngày, giờ, mật độ điểm bán lẻ rượu bia, lượng rượu, bia và ĐUCCK tối đa được bán trên một đối tượng khách hàng; quy định về việc cấm bán rượu, bia và ĐUCCK cho một số đối tượng như người say rượu, phụ nữ có thai..
– Do đó, việc tiếp cận rượu, bia và ĐUCCK ở Việt Nam rất dễ dàng do chúng ta chưa có cơ chế kiểm soát chặt chẽ các sản phẩm này. Bất cứ ai, kể cả trẻ em đều có thể mua rượu, bia và ĐUCCK. Rượu, bia và ĐUCCK được bán ở bất cứ địa điểm nào, từ nhà hàng, quán ăn, cửa hàng tạp hóa đến quán nước vỉa hè.
– Ba là, tăng cường những quy định nhằm huy động sức mạnh cộng đồng tham gia vào can thiệp giảm tác hại đối với rượu, bia và ĐUCCK như việc quy định cụ thể đối với lĩnh vực xây dựng đời sống văn hoá cơ sở không rượu bia hoặc sử dụng hạn che bia: Gia đình văn hoá, lảng (thôn, bản, rượu ấp…) văn hoá; tổ dân phố văn hoá; cơ quan, đơn vị văn hoả, cưới, việc tang, lễ hội văn minh. Trong khi đây là một kênh quan trọng vì tại Việt Nam việc uống rượu đã được coi là một “văn hóa” gắn nhiều với các hoạt động của cộng đồng.
– Bốn là, tăng cường các chế tài xử lý vi phạm pháp luật hình sự, hành chính liên quan rượu, bia và ĐUCCK, phòng, chống rượu, bia và ĐUCCK nhập lậu rượu, bia và ĐUCCK giả chưa đủ mạnh, chưa có hiệu quả răn đe, giáo dục đối với một số vi phạm liên quan đến sử dụng rượu bia mang tính nguy hiểm cho xã hội, xâm hại trực tiếp đến tính mạng, tài sản hợp pháp của công dân (như vi phạm về nồng độ cồn khi tham gia giao thông) .