UNICEF là tổ chức quốc tế đi đầu trong lĩnh vực thúc đẩy và bảo vệ quyền trẻ em ở 190 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Vậy UNICEF là tên viết tắt của tổ chức nào? Hãy cùng THPT Ngô Thì Nhậm tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
UNICEF là tên viết tắt của tổ chức nào?
UNICEF là tên viết tắt của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (United Nations International Children’s Emergency Fund). UNICEF là một quỹ cứu tế được thành lập bởi Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 11 tháng 12 năm 1946.
Năm 1953, Liên Hợp Quốc thay tên của nó từ Quỹ Khẩn cấp Nhi đồng Quốc tế Liên Hợp Quốc (tiếng Anh: United Nations International Children’s Emergency Fund) mà được biết dưới tên tiếng Việt là Cơ quan Cứu trợ Nhi đồng Liên Hợp Quốc, nhưng nó vẫn được gọi tắt theo từ chữ đầu UNICEF bắt nguồn từ tên cũ
UNICEF tiếng Anh là United Nations International Children’s Emergency Fund
UNICEF có 8 Trụ sở khu vực trong đó có các trụ sở tại Giơ-ne-vơ, Tô-ky-ô, một trung tâm nghiên cứu ở Phlo-ren-xơ (Florence) và một trung tâm cung ứng tại Cô-pen-ha-ghen (Đan Mạch).
Vai trò của tổ chức UNICEF
Cung cấp lương thực cần thiết cho trẻ: Đối với những vùng bị nạn đói và không có đủ lương thực, Unicef sẽ hỗ trợ bằng cách cung cấp các bữa ăn cho trẻ, đồng thời trẻ sẽ được cân và đo để theo dõi mức tăng trưởng và dinh dưỡng.
Mang lại giáo dục và kiến thức: Unicef cũng khuyến khích, đảm bảo cho sự giáo dục cho tất cả trẻ em. Khi trẻ em được giáo dục khi lớn lên sẽ có tư duy tốt hơn để có thể trở thành một công dân tốt hơn.
Tiêm chủng và ngăn ngừa bệnh tật cho trẻ: Đảm bảo tất cả trẻ em đều được tiêm chủng để chống lại các bệnh thông thường ở trẻ em, Unicef còn ngăn chặn sự lây lan của bệnh HIV/AIDS ở những người trẻ tuổi.
Đảm bảo quyền trẻ em trên toàn thế giới: Tổ chức Unicef luôn duy trì công ước về quyền trẻ em, đảm bảo sự bình đẳng cho những người bị phân biệt đối xử, đặc biệt là phái nữ.
Tôn chỉ mục đích hoạt động của UNICEF
Tôn chỉ mục đích ban đầu của UNICEF chỉ là giúp đỡ trẻ em ở châu Âu gặp hoàn cảnh khó khăn sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Kể từ khi được ĐHĐ/LHQ chính thức đổi tên thành Quỹ Nhi đồng của Liên hiệp quốc (10/1953), UNICEF đã mở rộng tôn chỉ mục đích của mình với các mục tiêu: chăm sóc, phục vụ và bảo vệ mọi quyền lợi cho sự phát triển của trẻ em trên toàn thế giới với tập trung ưu tiên số một vào trẻ em ở các nước đang phát triển và kém phát triển.
Các hình thức giúp đỡ phổ biến là: Cung cấp các dịch vụ cơ bản về y tế kể cả thuốc thiết yếu; Chăm sóc sức khoẻ ban đầu; Dinh dưỡng; Nước và vệ sinh môi trường; Giới và phát triển và các lĩnh vực khác có liên quan đến trẻ em và phụ nữ. Đặc biệt, UNICEF còn tham gia vào các hoạt động cứu trợ khẩn cấp. Mọi hỗ trợ của UNICEF tập trung vào các chương trình của cộng đồng với sự tham gia của các tầng lớp nhân dân nhằm đem lại lợi ích thiết thực cho trẻ thơ ở khắp mọi nơi trên thế giới.
Năm 1996, Hội đồng chấp hành của UNICEF đã thông qua “Tuyên ngôn UNICEF” (New Mission Statement) với nội dung chủ yếu sau:
– Thực hiện mọi chủ trương của LHQ về bảo về các quyền của trẻ em đồng thời hỗ trợ, đáp ứng những yêu cầu cơ bản của trẻ em
– Hỗ trợ các quốc gia thực hiện những cam kết về trẻ em do Hội nghị Thượng đỉnh về trẻ em của Liên hợp quốc (1990) đề ra.
– Huy động mọi ý chí chính trị và các nguồn lực vật chất nhằm giúp các nước xây dựng năng lực nhằm đề ra các chính sách phù hợp để chuyển giao dịch vụ trẻ em tới các hộ gia đình.
– Cam kết đảm bảo sự bảo vệ đặc biệt cho những trẻ em gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như: trẻ em là nạn nhân của xung đột vũ trang; trẻ em nghèo khó; trẻ em lang thang cơ nhỡ…
– Thông qua các Chương trình quốc gia để khuyến khích quyền bình đẳng cho phụ nữ và trẻ em gái, đồng thời hỗ trợ họ tham gia các hoạt động phát triển kinh tế cũng như chính trị của các quốc gia và cộng đồng. UNICEF hợp tác với tất cả các chính phủ, các Tổ chức quốc tế và các Tổ chức phi chính phủ (NGO’s) trong khuôn khổ Công ước quốc tế về Quyền trẻ em nhằm đạt được các mục tiêu về trẻ em do Hội nghị Thượng đỉnh về trẻ em (1990) đề ra.
– Để thích ứng với điều kiện và hoàn cảnh thế giới mới nhằm phục vụ trẻ em một cách có hiệu quả nhất, trong những năm gần đây UNICEF đã xác định sứ mệnh và trách nhiệm của mình như sau:
– Thực hiện trách nhiệm do ĐHĐ/LHQ giao phó là chăm lo việc bảo vệ các quyền của trẻ em, giúp đỡ đáp ứng các nhu cầu cơ bản của trẻ em và tạo thêm cơ hội giúp trẻ em phát huy đầy đủ tiềm năng của mình.
– Theo Công ước về Quyền Trẻ em, phấn đấu thiết lập các quyền của trẻ em như những nguyên tắc đạo lý bền vững và các chuẩn mực quốc tế về việc đối xử với trẻ em.
– Nhấn mạnh sự sống còn, việc bảo vệ và phát triển của trẻ em là những đòi hỏi phát triển toàn cầu gắn liền với sự tiến bộ của con người.
– Động viên ý chí chính trị và nguồn lực vật chất để giúp đỡ các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển, bảo đảm phương châm “Trước tiên cho trẻ em” và để xây dựng năng lực, đề ra các chính sách phù hợp và cung ứng các dịch vụ cho trẻ em và gia đình của các em.
– Cam kết bảo đảm sự bảo vệ đặc biệt đối với trẻ em chịu thiệt thòi nhất như nạn nhân của chiến tranh, thiên tai, đói nghèo cùng cực, của mọi hình thức bạo lực và bóc lột cũng như trẻ em bị tàn tật.
-Ứng phó trong các trường hợp khẩn cấp để bảo vệ các quyền của trẻ em.Trong việc phối hợp với các đối tác của LHQ và các cơ quan nhân đạo, UNICEF dành cho họ những phương tiện đáp ứng nhanh của mình nhằm giảm bớt những đau khổ của trẻ em và thực hiện việc chăm sóc đối với trẻ em.
– UNICEF là một tổ chức không thiên vị và sự hợp tác của UNICEF là không có phân biệt đối xử trong mọi hoạt động của mình, dành ưu tiên cho các trẻ em bị thiệt thòi nhất và những nước cần sự giúp đỡ nhất.
– Qua các Chương trình Quốc gia, thúc đẩy các quyền bình đẳng của phụ nữ và trẻ em gái và hỗ trợ họ tham gia đầy đủ vào sự phát triển về chính trị, kinh tế và xã hội của cộng đồng.
– Hợp tác với mọi đối tác để đạt được những mục tiêu phát triển con người bền vững đã được cộng đồng thế giới thông qua cũng như thực hiện triển vọng hoà bình và tiến bộ xã hội đã được ghi trong Hiến chương của LHQ.
Hoạt động của UNICEF
Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc đã thực hiện một số hoạt động sau
2001 Chiến dịch “Nói ‘Đồng Ý’ cho trẻ em” – Một phong trào toàn cầu khuyến khích mọi người tạo thay đổi cho thế giới bằng cách lưu tâm đến trẻ em. Hàng triệu người ghi tên hứa sẽ thực thi công tác tìm cách nâng cao đời sống trẻ em. 1996 Chiến tranh và trẻ em – Bản báo cáo của Machel: “Tác hại của chiến tranh vũ khí đối với trẻ em” – do UNICEF bảo trợ. 1990 “Hội nghị Quốc tế về trẻ em” – Lần đầu tiên trong lịch sử, các giới lãnh đạo các quốc gia họp tại tòa nhà Liên Hợp Quốc tại New York đề xướng kế hoạch 10 năm cho vấn đề sức khỏe, dinh dưỡng và giáo dục cho trẻ em. 1989 Quy ước về “nhân quyền của trẻ em” – Bắt đầu có hiệu lực từ tháng 9 năm 1990. Quy ước này được thế giới công nhận nhanh nhất và sâu rộng nhất trong lịch sử các loại quy ước về nhân quyền. 1987 Cuộc khảo cứu “Thay đổi kinh tế và bộ mặt nhân loại” – khiến thế giới phải lưu tâm đến vấn đề bảo vệ phụ nữ và trẻ em đối phó với các tác hại của thay đổi kinh tế tại các quốc gia nghèo. 1982 “Cách mạng về sự sống còn và phát triển của trẻ em” – UNICEF phát động phong trào để cứu háng triệu trẻ em hàng năm. “Cách mạng” dựa vào 4 nguyên tắc giản đơn: theo dõi sức lớn trẻ em, nước uống, sữa mẹ và tiêm ngừa miễn nhiễm 1981 Chấp hành quy tắc “Sữa mẹ” – Khuyến khích người mẹ cho con bú sữa mẹ hầu làm giảm một số các chứng bệnh trẻ em. 1979 Năm Quốc tế Trẻ Em 1965 UNICEF được trao tặng Giải Nobel Hòa bình cho công việc khích lệ tình thương tương trợ giữa các quốc gia. 1961 Giáo dục – Thúc đẩy và giúp đỡ các quốc gia về vấn đề giáo dục trẻ em. 1959 Tuyên bố về “Quyền Trẻ Em” – Liên Hợp Quốc tuyên bố về “Quyền Trẻ Em” – mọi trẻ em có quyền được bảo vệ, giáo dục, chăm lo sức khỏe, chỗ ở và dinh dưỡng. 1954 Tài tử Danny Kaye được chọn làm “Đại sứ thiện chí cho UNICEF”. Bộ phim “Trọng Trách Trẻ Em” của ông ta về công tác của UNICEF tại Á Châu được hơn 100 triệu người xem. 1953 UNICEF trở thành một bộ phận thường trực của Liên Hợp Quốc – UNICEF bắt đầu chiến dịch bài trừ bệnh yaws, một chứng bệnh tàn phá cơ thể hành trăm triệu trẻ em nhưng có thể chữa bằng thuốc penicillin. 1946 Chiến dịch “Thực phẩm cho châu Âu” – Sau Thế Chiến Thứ Hai, trẻ em tại châu Âu bị nạn đói và bệnh tật lan tràn. Liên Hợp Quốc thành lập quỹ UNICEF vào tháng 12 năm 1946 để cứu trợ thực phẩm, quần áo cho chúng.
Các hoạt động của UNICEF tại Việt Nam
Chương trình hợp tác giữa chính phủ Việt Nam và UNICEF (2006-2011) nhằm thúc đẩy và hỗ trợcác quyền của trẻ em và phụ nữ trong chương trình cải cách quốc gia và tăng cương hợp tác quốc tế.
Vì sự sống còn và phát triển của trẻ em
Trong hai mươi năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đầy ấn tượng về tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội song kết quả đạt được giữa các khu vực, các nhóm dân tộc và các nhóm ngôn ngữ còn chênh lệch khá lớn. Các yếu tố như tỷ lệ tử vong cao ở mẹ và trẻ sơ sinh, suy dinh dưỡng, điều kiện vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường kém, chất lượng nước thấp, tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con và tỷ lệ thương tích trẻ em tăng lên là những đe dọa không ngừng đến sự sống còn của trẻ.
Giáo dục
Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đầy ấn tượng để tiến tới đảm bảo mọi trẻ em đều được tiếp cận với nền giáo dục chất lượng. Với tỷ lệ 96% trẻ trong độ tuổi từ 6-11 đăng ký đi học tiểu học, Chính phủ hy vọng năm 2010 giáo dục trung học cơ sở đạt được kết quả như trên.
Bảo vệ trẻ em
Tốc độ phát triển kinh tế xã hội đầy ấn tượng trong 20 năm qua đã phần nào tạo ra những áp lực mới với các gia đình Việt Nam. Không phải mọi thay đổi đồng hành với quá trình phát triển kinh tế nhanh đều mang tính tích cực và khi sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn thì càng nhiều người dân di cư ra thành phố cũng như khắp nơi trong nước để tìm việc làm.
Chương trình Tỉnh Bạn hữu Trẻ em
Mặc dù Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ song trẻ em Việt Nam vẫn chưa được bình đẳng tiếp cận với các dịch vụ công như giáo dục, y tế và dinh dưỡng cũng như nước sạch và vệ sinh môi trường. Tình trạng bất bình đẳng vẫn còn tồn tại nhất là ở các cộng đồng dân tộc thiểu số và trẻ di cư – nhóm chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong tổng số người nghèo.
Kế hoạch và Chính sách Xã hội
Vào năm 2008, tỷ lệ nghèo trên toàn quốc của Việt Nam giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 14,5%. Việt Nam là một trong các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới và đồng thời là nước dẫn đầu khu vực và thế giới trong việc hoàn thành các Mục tiêu Phát triển Thiên Niên Kỷ với một số mục tiêu dự tính sẽ đạt được trước thời hạn năm 2015.
*************
Hy vọng thông qua bài viết trên, các em đã biết UNICEF là tên viết tắt của tổ chức nào? Vai trò và hoạt động của tổ chức UNICEF tại Việt Nam.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tổng hợp