Câu 1: Nêu những nét chính về tình hình lịch sử, xã hội, văn hoá có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975.
Trả lời:
Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, nền văn hoá mới và thống nhất: nhà văn – chiến sĩ.
Miền Bắc đi lên xây dựng CNXH sau cuộc chiến tranh để lại rất nhiều đau thương và hậu quả. Kinh tế lạc hậu, nghèo nàn.
Câu 2: Văn học Việt Nam từ 1945 – 1975 phát triển qua mấy chặng đường?Nêu những thành tựu chủ yếu của mỗi chặng đường.
Trả lời:
- 1945-1954: thành công ở truyện và thơ ca kháng chiến.
- 1955-1964: Thành công với truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ. Kịch được chú ý.
- 1965-1974: thành tựu xuất sắc ở thơ và văn xuôi, kịch được chú ý, xuất hiện nhiều nghiên cứu, phê bình.
Câu 3: Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945 – 1975
Trả lời:
Văn học Việt Nam từ 1945 – 1975 gồm có những đặc điểm sau: hoạt động theo hướng CM hoá, gắn với vận mệnh đất nước, hướng về đại chúng, mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
Câu 4: Căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hóa, hãy giải thích vì sao văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX phải đổi mới.
Trả lời:
Sau chiến tranh, đất nước nghèo nàn, lạc hậu và phải giải quyết hậu quả của nó => đòi hỏi đổi đới sáng tạo.
Câu 5: Hãy nêu những thành tựu ban đầu của văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX.
Trả lời:
- Từ 1975 đến 1985: văn học chuyển tiếp, cần đổi mới, không lôi cuốn nhưng cũng tạo được sự chú ý. Văn xuôi thì sáng tạo và khởi khởi sắc hơn.
- Từ 1986 đến hết thế kỉ XX: Văn học đổi mơi vê tư duy, nhìn thăng vao hiện thực, với thành tựu ở mọi thể loại.
[Luyện tập] Trong bài Nhận đường, Nguyễn Đình Thi viết: “Văn nghệ phụng sự kháng chiến, nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta”. Hãy bày tỏ suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên.
Trả lời:
Nhận định đã nói lên vai trò của văn học thời thời chiến, và sự định hướng cho văn học sau này. Văn nghệ phục vụ kháng chiến, kháng chiến cung cấp chất liệu hiện thực cho văn nghệ.