Bài tập 1: Qua đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt, tìm hàm ý mà tác giả muốn gửi gắm.
Trả lời
Hàm ý mà tác giả muốn gửi gắm: Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác lẫn tâm hồn. Con người cần phải biết đấu tranh với nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục, để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.
Bài tập 2: Qua lớp kịch hồn Trương Ba da và gia đình (vợ, cháu gái, con dâu) anh (chị) nhận thấy nguyên nhân nào đã khiến cho người thân của Trương Ba và cả chính Trương Ba rơi vào bất ổn và phải chịu đau khổ? Trương Ba có thái độ như thế nào trước những rắc rối đó?
Trả lời
Nguyên nhân khiến mọi người trong gia đình Trương Ba và cả chính Trương Ba bất ổn và chịu đau khổ: do những thay đổi trong Trương Ba hình ảnh của ông mờ nhạt trong thể xác của hàng thịt. Đây là một sự thật về sự lấn át của xác đối với hồn. Cái tốt nếu không biết gìn giữ sẽ dần mai một rồi có ngày bị tận diệt.
Thái độ của Trương Ba trước những thay đổi đó. Sau tất cả những đối thoại ấy, mỗi nhân vật bằng cách nói riêng, giọng nói riêng của mình đã khiến hồn Trương Ba không thể chịu nổi. Nỗi cay đắng với bản thân mình cứ lớn dần… lớn dần, muốn đứt tung, muốn vọt trào.
Bài tập 3: Hãy chỉ ra sự khác nhau trong quan niệm của Trương Ba và Đế Thích về ý nghĩa sự sống. Theo anh chị, Trương Ba trách Đế Thích, người đem lại cho mình sự sống: “Ông chỉ nghĩ đơn giản cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết !” có đúng không? Vì sao? Màn đối thoại giữa Trương Ba và Đế Thích toát lên ý nghĩa gì?
Trả lời
Quan niệm sống của Trương Ba và Đế Thích rất khác nhau, Trương Ba thì cho rằng mượn thân xác của người khác để trú ngụ là một điều không nên, sống trong người khác làm cho bản tính của ta sẽ bị mờ nhạt đi, còn Đế Thích thì lại cho rằng mượn thân xác để sống cũng là điều bình thường, chỉ cần được sống là tốt.
Những lời trách móc của Trương Ba đối với Đế Thích là đúng. Vì mượn thân xác để sống, con người sống nhưng tính cách của chính mình bị mờ nhạt trong cái xác thịt của hàng thịt, linh hồn của ông hoàn toàn không muốn sống trong thân xác của kẻ khác
Ý nghĩa: Cuộc trò chuyện giữa hồn Trương Ba và Đế Thích trở thành nơi tác giả gửi gắm những quan niệm về hạnh phúc, về lẽ sống và cái chết. Sự sống chỉ có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác lẫn tâm hồn. Con người phải luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục, để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.
Bài tập 4: Khi Trương Ba kiên quyết đòi trả xác cho anh hàng thịt, Đế Thích định cho hồn Trương Ba nhập vào cu Tị, Trương Ba đã từ chối. Vì sao?
Trả lời
Đế Thích định cho Trương Ba vào xác của cu Tị nhưng Trương Ba không đồng ý lý do vì:Hồn Trương Ba ngày càng thấm thía nỗi đau xót trớ trêu: bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo. Và nhận ra không thể trú ngụ nhờ thân xác khác, nó sẽ làm cho tâm hồn của ông mờ nhạt hơn, đó là những điều mà Trương Ba đang nghĩ và nó có tác dụng đối với ông cả sau này ông không phải sống trong những ngày dằn vặt.
Bài tập 5: Cảm nghĩ của anh chị sau khi đọc đoạn kết.
Trả lời
Sau khi đọc đoạn kết của đoạn trích lớp kịch em có cảm nhận sâu sắc về ý nghĩa cuộc sống: con người đang có nguy cơ chạy theo ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ thích hưởng thụ đến nỗi trở nên phàm phu, thô thiển.Và em nhận ra được sống là quý giá thật nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn với những giá trị mình có còn quý giá hơn nữa.