Câu 1: Đoạn trích thể hiện sự cảm nhận và lí giải của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước. Hãy chia bố cục, nội dung trữ tình từng phần và tìm hiểu trình tự triển khai mạch suy nghĩ và cảm xúc của tác giả?
Trả lời:
Đoạn trích được chia làm hai phần, đó là:
- Phần 1: Từ đầu đến “Làm nên đất nước muôn đời” – Những cảm nhận mới mẻ của tác giả về đất nước.
- Phần 2: Còn lại – Tư tưởng “Đất nước của Nhân dân”.
Mạch suy nghĩ và cảm xúc của tác giả là: Giải thích sự hình thành đất nước – Giải thích “Đất” và “nước” rồi tổng hợp lại.
Câu 2: Trong phần đầu của đoạn trích (từ đầu đến “làm nên Đất nước muôn đời”), tác giả đã cảm nhận về đất nước trên những phương diện nào? Cách cảm nhận của tác giả…
Trả lời:
Tác giả cảm nhận về đât nước qua những phương diện: địa lý, lịch sử, văn hóa
=> Cách cảm nhận của tác gả được nhận thức sâu sắc, toàn diện hơn.
Câu 3: Phần sau của đoạn trích (từ “Những người vợ nhớ chồng” đến hết) tác giả tập trung làm nổi bật tư tưởng: Đất Nước của nhân dân”. Tư tưởng ấy đã đưa đến những phát hiện…
Trả lời:
Tư tưởng ấy đã đưa ra những phát hiện mới:
- Đi vào địa danh cụ thể để làm rõ tư tưởng đất nước của nhân dân.
- không nói đến những anh hùng mà nói về phần lớn nhân dân
- Nói đến những con người vô danh làm nên đất nước
Tư tưởng “đất nước của nhân dân” là tư tưởng nổi bật của đoạn trích và nhiều bài thơ thời chống Mĩ vì trước đó chưa có nhà thơ nào nhìn đất nước qua các phương diện của tác giả.
Câu 4: Hãy nói những ví dụ cụ thể về cách sử dụng chất liệu văn hóa dân gian của tác giả. Từ đó tìm hiểu những đóng góp riêng của nhà thơ về nghệ thuật biểu đạt….
Trả lời:
Đóng góp của nhà thơ: đưa vào thơ VN chất liệu văn hoá phong tục, tạo ra một cách nhìn mới về đất nước.
Chất liệu này gây ấn tượng vừa quen thuộc, vừa mới lạ vì: Đó là những hình ảnh, chi tiết gần gũi thân thuộc nhưng lạ ở chỗ chưa ai nói về đất nước mà sử dụng các chất liệu này.