5 Phẩm chất và 10 Năng lực của học sinh Tiểu học cụ thể ra sao. Mời các thầy cô và các bạn theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ hơn về Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 nhé.
Chương trình giáo dục phổ thông mới hình thành và phát triển cho học sinh 5 phẩm chất chủ yếu là yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Trong 10 năng lực cốt lõi bao gồm cả 3 năng lực chung và 7 năng lực đặc thù. Những tiêu chí này hướng đến việc phát triển toàn diện học sinh cả về thể chất, tinh thần, kiến thức và cả kỹ năng thực hành cần có.
5 Phẩm chất và 10 Năng lực của học sinh Tiểu học
5 Phẩm chất của học sinh Tiểu học trong chương trình giáo dục tổng thể
5 phẩm chất của học sinh trong chương trình giáo dục tổng thể gồm: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
Yêu nước:
Đây là truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam, được xây dựng và bồi đắp qua các thời kỳ từ khi ông cha ta dựng nước vàgiữ nước. Tình yêu đất nước được thể hiện qua tình yêu thiên nhiên, di sản, yêu người dân đất nước mình; tự hào và bảo vệ những điều thiêng liêng đó.
Yêu nước là yêu thiên nhiên, yêu truyền thống dân tộc, yêu cộng đồng và biết làm ra các việc làm thiết thực để thể hiện tình yêu đó. Để có được tình yêu này thì trẻ phải được học tập hàng ngày qua những áng văn thơ, qua những cảnh đẹp địa lý, qua những câu chuyện lịch sử và trẻ phải được sống trong tình yêu hạnh phúc mỗi ngày.
Nhân ái:
Nhân ái là biết yêu thương, đùm bọc mọi người; yêu cái đẹp, yêu cái thiện; tôn trọng sự khác biệt; cảm thông, độ lượng và sẵn lòng giúp đỡ người khác.
Nhân ái là tôn trọng sự khác biệt của những người xung quanh, không phân biệt đối xử, sẵn sàng tha thứ, tôn trong về văn hóa, tôn trọng cộng đồng.
Chăm chỉ:
Đức tính chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia công việc chung sẽ giúp các em rèn luyện, phát triển bản thân để đạt được những thành công lớn lao trong tương lai.
Chăm chỉ thể hiện ở những kỹ năng học tập hàng ngày của trẻ, học mọi lúc mọi nơi, luôn dám nghĩ dám làm, dám đặt câu hỏi. Việc rèn nề nếp học tập chủ động, học tập qua trải nghiệm sẽ hỗ trợ trẻ hình thành phẩm chất đáng quý này.
Trung thực:
Dù một người có giỏi đến đâu mà thiếu đi đức tính này thì vẫn là kẻ vô dụng.. Bởi thế nên ngay từ nhỏ, các học sinh cần được rèn luyện tính thật thà, ngay thẳng và biết đứng ra bảo vệ lẽ phải.
Trung thực là thật thà ngay thẳng, mạnh dạn nói lên ý kiến của mình, biết nhận lỗi, sửa lỗi, bảo vệ cái đúng cái tốt. Với môi trường học tập không áp lực, không nặng nề điểm số, khuyến khích trẻ nói lên chính kiến của mình thông qua các dạng học tập nhóm, hội thảo, tranh biện…sẽ dần hình thành tính cách chia sẻ, cởi mở cho trẻ ngay từ nhỏ.
Trách nhiệm:
Chỉ khi một người có trách nhiệm với những gì mình làm thì đó mới là khi họ trưởng thành và biết cống hiến sức mình cho một xã hội tốt đẹp hơn
Trách nhiệm việc xây dựng nội quy lớp học, môn học, việc hướng dẫn trẻ tự kiểm soát đánh giá những quy định mà chúng đã đề ra sẽ dần hình thành tinh thần trách nhiệm với cá nhân trẻ, với tập thể lớp, với gia đình và tiến tới với xã hội.
10 Năng lực của học sinh Tiểu học trong chương trình giáo dục tổng thể
Trong chương trình giáo dục phổ thông mới các em học sinh tiểu học không chỉ được phát triển 5 phẩm chất nêu trên mà còn được hình thành và phát triển 10 năng lực thiết yếu để từ đó phát huy và vận dụng tối đa khả năng của mình vào thực tiễn.
10 năng lực đó được chia ra thành 2 nhóm năng lực chính là năng lực chung và năng lực chuyên môn.
Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi, làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp. Các năng lực này được hình thành và phát triển dựa trên bản năng di truyền của con người, quá trình giáo dục và trải nghiệm trong cuộc sống; đáp ứng yêu cầu của nhiều loại hình hoạt động khác nhau. Nhưng năng lực chung sẽ được nhà trường và giáo viên giúp các em học sinh phát triển trong chương trình giáo dục phổ thông là:
- Tự chủ và tự học
- Kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm với các thành viên khác.
- Giải quyết vấn đề theo nhiều cách khác nhau một cách sáng tạo và triệt để.
Năng lực chuyên môn là những năng lực được hình thành và phát triển trên cơ sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, công việc hoặc tình huống, môi trường đặc thù, cần thiết cho những hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu hạn hẹp hơn của một hoạt động. Đây cũng được xem như một năng khiếu, giúp các em mở rộng và phát huy bản thân mình nhiều hơn. Các năng lực chuyên môn được rèn luyện và phát triển trong chương trình giáo dục phổ thông mới là:
- Ngôn ngữ
- Tính toán
- Tin học
- Thể chất
- Thẩm mỹ
- Công nghệ
- Tìm hiểu tự nhiên và xã hội
Đánh giá 5 phẩm chất của học sinh như thế nào?
Theo quy định thì thông qua việc theo dõi, quan sát, trao đổi hằng ngày với các em, giáo viên sẽ thu thập thêm thông tin. Từ đó, sẽ đưa ra những nhận xét để đánh giá phẩm chất học sinh trong học bạ.
Tuy nhiên, việc đánh giá phẩm chất của học sinh chủ yếu vẫn đang dựa vào thành phần điểm của một số môn (chủ yếu 2 môn Toán, tiếng Việt) và dựa vào lực học của học sinh đạt được.
Ví dụ, nếu học sinh có học lực yếu kém, giáo viên không thể nhận xét phẩm chất chăm chỉ của em học sinh ấy là tốt, dù có thể em học sinh này rất chăm chỉ học tập nhưng không đạt được điểm số cao.
Do đó, những học sinh có kết quả học tập yếu kém thì nhận xét về phẩm chất của các em chỉ có thể ở mức đạt hoặc chưa đạt. Còn đối với những học sinh có kết quả học tập tốt thì hầu như sẽ được đánh giá phẩm chất ở mức tốt.
Có thể nói, việc đánh giá phẩm chất và năng lực của các em học sinh không thể luôn luôn chính xác tuyệt đối, đôi khi có sự thiệt thòi cho những em chăm chỉ nhưng không đạt kết quả tốt. Có lẽ đây cũng là một trong những bất cập mà ngành giáo dục cần quan tâm giải quyết để có những quy định đánh giá khách quan hơn cho các em học sinh.
Vai trò của phẩm chất và năng lực cốt lõi đối với học sinh là gì?
Phẩm chất và năng lực cốt lõi là những yếu tố quan trọng trong sự phát triển của học sinh. Dưới đây là những vai trò cụ thể của phẩm chất và năng lực cốt lõi đối với học sinh:
- Giúp học sinh có nhận thức và hành động đúng đắn: Phẩm chất và năng lực cốt lõi giúp học sinh nhận thức được giá trị của việc học tập, rèn luyện bản thân và có hành động đúng đắn trong cuộc sống. Những phẩm chất như trung thực, trách nhiệm, tôn trọng, v.v. giúp học sinh hình thành những giá trị đúng đắn và hành động đúng theo những giá trị đó.
- Phát triển kỹ năng mềm: Phẩm chất và năng lực cốt lõi cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kỹ năng mềm của học sinh, bao gồm kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo, làm việc nhóm, v.v. Những kỹ năng này sẽ giúp học sinh tự tin hơn trong cuộc sống và có khả năng thích nghi tốt hơn với môi trường xã hội và công việc sau này.
- Tạo điều kiện cho học sinh phát triển tốt hơn: Học sinh có phẩm chất và năng lực cốt lõi tốt sẽ được đánh giá cao hơn và có nhiều cơ hội hơn để phát triển tốt hơn trong cuộc sống. Những phẩm chất như sự kiên trì, sáng tạo, tinh thần hợp tác, v.v. giúp học sinh đạt được thành tích tốt hơn trong học tập và có khả năng xử lý tình huống khó khăn hiệu quả hơn.
- Xây dựng đạo đức và tình cảm xã hội: Phẩm chất và năng lực cốt lõi giúp học sinh xây dựng đạo đức và tình cảm xã hội tốt hơn. Những phẩm chất như lòng trắc ẩn, sự tôn trọng, lòng biết ơn, v.v. giúp học sinh đối xử tốt, chan hòa, giúp đỡ mọi người xung quanh.
******
Đây chính là 5 phẩm chất và 10 năng lực của học sinh Tiểu học mà chương trình giáo dục phổ thông mới chú trọng hình thành và phát triển các em học sinh, nhờ vậy mà học sinh phổ thông sẽ được phát triển toàn diện hơn.
Hãy thường xuyên truy cập Website trường cấp 3 Lê Hồng Phong để tìm thấy những thông tin bổ ích khác nhé.
Đăng bởi trường THPT Ngô Thì Nhậm trong chuyên mục Hướng dẫn giáo viên