Ý nghĩa nhan đề Ánh trăng
I. Ý nghĩa nhan đề Ánh trăng, mẫu 1 (Chuẩn)
– “Ánh trăng” là nhan đề mang tính đa nghĩa:+ Trước hết, ánh trăng là hình ảnh tự nhiên, bình dị của tự nhiên.+ Là người bạn đồng hành, gắn bó với tác giả trong suốt thời thơ ấu và những ngày vào chiến trường.+ Biểu tượng cho những nghĩa tình thủy chung trong quá khứ=> Ánh trăng là thứ ánh sáng kì diệu, nó không chỉ gợi nhắc con người nhớ về quá khứ mà nó còn có sức mạnh thức tỉnh, hướng con người đến với lẽ sống thủy chung, cao đẹp.
Bạn đang xem: Ý nghĩa nhan đề Ánh trăng
II. Ý nghĩa nhan đề Ánh trăng, mẫu 2 (Chuẩn)
Ánh trăng được Nguyễn Duy sáng tác năm 1978, 3 năm sau ngày giải phóng. Nội dung, tư tưởng sâu sắc của bài thơ phần nào được Nguyễn Duy gửi gắm ngay trong phần nhan đề. Ánh trăng là hình ảnh xuyên suốt, là hình tượng nghệ thuật đặc sắc nhất của bài thơ. Đây cũng là nhan đề mang tính đa nghĩa. Ánh trăng trước hết là đại diện cho vẻ đẹp của thiên nhiên vĩnh hằng và bất tử. Đặt trong mối quan hệ với cuộc đời nhà thơ, ánh trăng chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc hơn cả. Trăng là người bạn thời thơ ấu, là người bạn đồng hành thân thiết của tác giả trong suốt những ngày tháng chiến đấu gian khổ nhất. Có thể nói, ánh trang cũng chính là biểu tượng cho quá khứ tình nghĩa, thủy chung. Nhan đề “Ánh trăng” cũng góp phần làm nổi bật lên tư tưởng, thông điệp của toàn bài thơ: Cần phải sống ân tình, thủy chung với quá khứ.
—————-HẾT—————-
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến các em Ý nghĩa nhan đề bài thơ Ánh trăng, bên cạnh đó để mở rộng vốn hiểu biết về bài thơ, các em có thể tham khảo thêm: Sơ đồ tư duy Ánh trăng, Cảm nhận của em về 2 khổ đầu bài Ánh trăng, Hoàn cảnh sáng tác bài Ánh trăng, Phân tích tính đa nghĩa của nhan đề Ánh trăng.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục