Wibu là gì?
“Wibu” thực chất là cách viết Việt hóa của “weeaboo” – một từ lóng tiếng Anh mang tính miệt thị những tín đồ cuồng nhiệt văn hóa Nhật Bản một cách tiêu cực.
Tiền thân của “weeaboo” là “Wapanese” – từ viết tắt của cụm “Wannabe Japanese” (muốn trở thành người Nhật Bản).
Thuật ngữ này xuất hiện vào khoảng đầu những năm 2000, ám chỉ người da trắng bị ám ảnh nền văn hóa xứ hoa anh đào, đặc biệt là truyện tranh (manga) và hoạt hình (anime).
Kể từ cuối năm 2003, “wapanese” xuất hiện với tần suất rất cao trên diễn đàn 4chan, thường liên quan đến các cuộc trao đổi không mấy vui vẻ, hòa nhã giữa nhóm rất hâm mộ anime/manga và văn hoá phụ liên quan (cosplay, lolita, gothic…) với nhóm ít quan tâm đến chúng.
Giữa năm 2005, khi việc lạm dụng “wapanese” lên đỉnh điểm, người kiểm duyệt của 4chan phải can thiệp, thay thế từ lóng mang tính xúc phạm này bằng “weeaboo”, viết tắt là “weeb”.
Khi du nhập vào Việt Nam, “weeaboo” được các bạn trẻ sáng tạo thành “wibu”. Một số cách đọc khác có thể kể đến như “weebu”, “quý bửu”…
“Wibu” trở thành thuật ngữ phổ biến trên mạng xã hội Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Tuy nhiên, nó thường được sử dụng sai cách.
Nhiều người đã gán nhãn “wibu” cho bất kỳ ai yêu thích, hâm mộ sản phẩm văn hóa Nhật Bản mà không để ý đến bản chất miệt thị của thuật ngữ.
Mặt khác, nhiều bạn trẻ tự nhận là “wibu” nhằm khẳng định sở thích thần tượng văn hóa xứ hoa anh đào của mình.
Wibu đã được sử dụng đúng cách?
Hiện nay, trên các trang mạng xã hội, đôi khi chỉ là hành động khen ngợi hoặc tôn vinh ai, cái gì thuộc về Nhật đều bị gán cho cái mác là “wibu”. Hầu hết những người dùng từ ngữ này đều hiểu được ý nghĩa của nó là “cuồng Nhật” hoặc nói dễ hiểu hơn là “đem Nhật đội lên đầu”. Thế nhưng họ vẫn chưa nhận thức rõ được bản chất của chữ “cuồng” này.
Khen một cái gì đó tốt đẹp không phải là cuồng. Tôn vinh một người tốt, một hành động đẹp không phải là cuồng. Tiếp nhận sự đa dạng văn hóa và phân tích cái hay cái đẹp trong đó không phải là cuồng. Mà cuồng chính là theo như định nghĩa bên trên, là tôn sùng điều gì đó quá mức, xem điều đó là hoàn mỹ và cho rằng đó là cao quý nhất.
Bản chất cốt lõi của wibu cũng như nguồn gốc hình thành của nó đều mang theo tính chất tiêu cực cũng như hàm ý mỉa mai, châm chọc. Do đó, nếu từ này bị sử dụng vô tội vạ, vô tình sẽ gây tổn thương cho những người chỉ đơn giản là yêu thích nền văn hóa Nhật Bản.
Biểu hiện của người Wibu
– Ám ảnh quá mức với văn hóa Nhật Bản, phớt lờ/coi thường bản sắc văn hóa, chủng tộc của mình.
– Lạm dụng tiếng Nhật, hay sử dụng mấy từ kawaii, desu, baka, ni chan… chêm vào khi nói một cách vô tội vạ, lố lăng
– Luôn thể hiện mình yêu thích Nhật Bản nhưng chỉ mới xem được vài bộ anime, manga. Ngoài ra không biết thêm thứ gì khác
– Bắt chước lời nói, hành động, ăn mặc như nhân vật trong manga, anime nhưng lố lăng và dị hợm
– Chê bai mọi thứ và chỉ đề cao nước Nhật
– Sẵn sàng chửi bới, đánh nhau, “ném đá” nếu có người động chạm đến anime, manga mà không quan tâm đúng sai
– Làm quá nhiều hành động khiến cho mọi người xung quanh khó chịu, thấy kỳ dị, lố lăng và bị ảnh hưởng đến tinh thần.
Ví dụ:
+ Lúc nào cũng “dính chặt: với hình nộm, gối ôm manga, anime… và coi như là vợ, chồng của mình.
+ Cosplay giống trong truyện và làm những hành động quá khích, biến thái…
Có phải ai yêu thích Nhật Bản cũng là weeaboo?
Văn hóa Nhật Bản từ lâu đã là một nền văn hóa đa dạng, đặc sắc và có tầm ảnh hưởng trên thế giới. Vì vậy có rất nhiều người yêu thích đất nước này từ truyện anime, manga, kimono, ẩm thực… tuy nhiên không phải cứ ai yêu thích văn hóa Nhật Bản đều là wibu, người yêu thích văn hóa Nhật Bản còn được gọi với cái tên otaku.
Thế nào được gọi là cuồng văn hóa Nhật quá mức?
Wibu không ám chỉ tất cả những người yêu quý nước Nhật, văn hóa Nhật hay những bộ phim Anime, Manga Nhật. Wibu ra đời chỉ để phân biệt một người cuồng văn hóa Nhật quá mức, những người này có biểu hiện như sau:
Ham mê phim Nhật
Bạn có thể dành thời gian rảnh để xem những tập phim Nhật, nhưng Wibu thì ham mê đến mức chỉ muốn “cày” hết tập này đến tập khác, không nỡ rời mắt hoặc tranh thủ từng giây phút một để được xem phim Nhật. Ở Việt Nam, hầu hết các phim Nhật được chú ý là thuộc thể loại Anime.
Hành động giống như trong phim Nhật
Phim là phim, nó không phải là hiện thực. Nhưng những Wibu dường như đang sống trong thế giới phim vậy, họ hành động y như trong phim, cosplay quá lố trong những ngày bình thường (nếu là lễ hội hóa trang thì sẽ không thành vấn đề).
Sử dụng tiếng Nhật bừa bãi
Tại sao gọi là bừa bãi? Vì khi giao tiếp với bạn bè người Việt, nếu những người không học tiếng Nhật, không xem phim Nhật, họ sẽ chẳng thể nào hiểu nổi bạn đang nói gì. Thỉnh thoảng lại chêm thêm một vài từ Nhật vào trong câu chuyện sẽ khiến mọi người rất khó chịu.
Bênh vực phim thái quá
Ở quốc gia nào cũng có những bộ phim hay xuất sắc hoặc cũng có những bộ phim dở ẹc. Nhưng Wibu lúc nào cũng khăng khăng và bênh vực các bộ phim Nhật. Nhật Bản là nhất. Thậm chí điên cuồng Nhật bản còn hơn chính người dân bản địa.
Tỏ ra hiểu biết về nước Nhật
Có những người chẳng biết chút gì về Nhật Bản nhưng luôn tỏ ra mình “đã từng sống ở đó”. Họ tỏ ra mình am hiểu Nhật Bản và yêu điên cuồng Nhật Bản.
Đây cũng chính là một số dấu hiệu nhận biết một người có phải là Wibu hay không.
Việc yêu thích một văn hóa của quốc gia nào đó không hề xấu, thậm chí còn tốt bởi nó sẽ giúp chúng ta có thêm sự hiểu biết. Thế nhưng những biểu hiện quá mức độ như trên đã khiến nhiều người không thích Wibu, thậm chí còn cảm thấy họ rất phiền phức và lố lăng. Hầu hết những Wibu đều là thuộc tầng lớp trẻ tuổi, còn có những suy nghĩ và hành động chưa chín chắn gây khó chịu cho người khác.
Làm thế nào để không trở thành Wibu?
Từ những nguyên nhân khiến Wibu bị kỳ thị được liệt kê ở trên, chúng ta có thể rút ra được cách làm thế nào để tránh khỏi việc trở thành Wibu.
Ngưng “thần thánh hóa” Nhật Bản
Hãy dừng tôn vinh Nhật Bản một cách thái quá, sử dụng ngôn ngữ Nhật đúng hoàn cảnh (khi trò chuyện cùng những người yêu thích tiếng Nhật) và hạn chế có những hành động “lố bịch” bắt chước phim Nhật.
Tìm hiểu thực sự về Nhật Bản
Nếu bạn thực sự yêu Nhật Bản, yêu văn hóa và những bộ phim Nhật, cách tốt nhất để không bị người khác cho rằng mình là Wibu đó là hãy học tập và tìm hiểu về Nhật bản một cách nghiêm túc. Khi bạn sử dụng tiếng Nhật hay nói về văn hóa Nhật, mọi người cũng sẽ thấy rất bình thường bởi bạn học là vì yêu chứ không phải vì cuồng.
WIBU và OTAKU khác nhau như thế nào?
Otaku là gi?
Otaku (Nhật: 御宅 (Ngự trạch)/ おたく/ オタク) là một từ lóng trong tiếng Nhật dùng ám chỉ một ai đó quá yêu thích, say mê anime (hoạt hình), manga (truyện tranh), Vocaloid hay trò chơi điện tử, cosplay (hóa trang), những thứ 2D (nhân vật trên giấy).
Sự khác nhau giữa Wibu và Otaku là gì?
Sự khác nhau Wibu (Weeaboo) Otaku Suy nghĩ Tôn thờ văn hóa Nhật Bản mọi lúc mọi nơi, không có thứ gì bằng được. Coi văn hóa Nhật Bản như một đam mê, sở thích cá nhân. Hành động – Hay đi bôi nhọ, hạ thấp, mỉa mai nền văn hóa khác trên mạng xã hội và trong cuộc sống.
– Sưu tầm trang phục truyện tranh, gối, hình nộm… và làm những hành động quá khích, biến thái nơi công cộng
– Nhật Bản là số 1, không có gì bằng. Nếu có người nói trái ý, sẵn sàng dùng bạo lực, mỉa mai, chửi bới họ.
– Thể hiện tình yêu với Nhật Bản một cách ôn hòa, không “trẻ trâu”, không gây ảnh hưởng tới mọi người, không phản cảm.
– Sưu tầm trang phục truyện tranh, gối, hình nộm… vì sở thích
– Vô cùng đam mê văn hóa Nhật Bản nhưng không mù quáng, biết phân biệt cái tốt và chưa tốt.
– Tranh luận dựa trên sự hiểu biết dày dặn về Nhật Bản, đưa ra lý lẽ thuyết phục để bảo vệ ý kiến của mình.
Trong mắt của mọi người Wibu là từ rất nặng, mang tính chất tiêu cực và rất nhiều người kỳ thị, ghét bỏ người wibu. Những người yêu thích manga, anime một cách sâu đậm, thiết tha.
********************
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tổng hợp