Với câu mở đầu tôi không muốn khác biệt vô nghĩa hãy viết tiếp 5 đến 7 câu để hoàn thành một đoạn văn là câu hỏi trong chương trình Ngữ Văn lớp 6. Nếu các em chưa có nhiều ý tưởng để viết đoạn văn với câu mở đầu tôi không muốn khác biệt vô nghĩa ngắn gọn. Hãy tham khảo ngay dàn ý chi tiết cùng 21 bài mẫu do thầy cô trường cấp 3 Lê Hồng Phong biên soạn dưới đây.
Đề bài: Với câu mở đầu: Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa…, hãy viết tiếp 5-7 câu để hoàn thành một đoạn văn
Dàn ý viết đoạn văn với câu mở đầu tôi không muốn khác biệt vô nghĩa
1. Mở đoạn: Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa.
2. Thân đoạn:
– Giải thích về sự khác biệt vô nghĩa.
– Nêu lí do bản thân không muốn điều đó.
– Nêu giải pháp, cách khắc phục.
3. Kết đoạn: Khẳng định lại ý kiến, quan điểm của bản thân.
21 Bài mẫu Với câu mở đầu tôi không muốn khác biệt vô nghĩa hãy viết tiếp 5 đến 7 câu để hoàn thành một đoạn văn lớp 6 hay nhất
Viết đoạn văn với câu mở đầu tôi không muốn khác biệt vô nghĩa – Mẫu 1
Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa. Mỗi chúng ta đều chỉ có một cuộc đời để sống. Nếu ta giống như hàng nghìn người khác thì bản thân ta sẽ chỉ sống đời nhàm chán, vô nghĩa như vậy. Lúc nào ta cũng sợ mình khác biệt. Sợ sự khác biệt ấy bị chê cười, bị người ta nói nọ nói kia. Nhưng có bao giờ ta nghĩ, sự khác biệt mới là điều tạo nên giá trị của ta? Khác biệt không phải thứ duy nhất làm con người ta trở nên đặc biệt nhưng chỉ khi khác biệt, ta mới biết đời sống của mình đẹp tươi và ý nghĩa đến đâu!
Viết đoạn văn với câu mở đầu tôi không muốn khác biệt vô nghĩa – Mẫu 2
Tôi không muôn khác biệt vô nghĩa, tôi không muốn trở thành bản sao của một ai khác. Mỗi chúng ta đều có cuộc sống, ước mơ khác nhau, tôi không sợ vì sự khác biệt mà bản thân tôi bị chê cười, bị người ta nói nọ kia. Tôi hiểu sự khác biệt mới làm nên giá trị của con người. Khác biệt không phải thứ duy nhất để bản thân trở lên khác biệt. Mà sự khác biệt mà tôi luôn muốn hướng tới chính là khiến cho cuộc đời, xã hội, những gì xung quanh ngày một tốt đẹp hơn.
Viết đoạn văn với câu mở đầu tôi không muốn khác biệt vô nghĩa – Mẫu 3
Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa. Nó khiến chúng ta trở thành bản sao của người khác. Mỗi chúng ta đều là duy nhất, không giống với bất cứ ai. Để tạo nên sự khác biệt có nghĩa, mỗi người cần tích cực trau dồi kiến thức, rèn luyện kĩ năng. Sự tự tin thể hiện những điểm mạnh của bản thân, phá bỏ mọi giới hạn để vươn tới thành công. Điều này khiến bạn trở nên có giá trị, được mọi người yêu mến và cảm phục. Hãy tạo nên sự khác biệt có nghĩa cho bản thân!
Viết đoạn văn với câu mở đầu tôi không muốn khác biệt vô nghĩa – Mẫu 4
Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa. Sự khác biệt được lựa được lựa chọn dựa theo số đông. Tôi muốn bản thân phải trở nên khác biệt. Nhưng là sự khác biệt có ý nghĩa. Điều đó được thể hiện qua chính hành động, suy nghĩ. Những suy nghĩ tích cực, những hành động đúng đắn sẽ đem đến sự khác biệt.
Viết đoạn văn với câu mở đầu tôi không muốn khác biệt vô nghĩa – Mẫu 5
Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa. Mỗi người sinh ra đều có cuộc đời riêng. Chúng ta có những sở thích, tính cách, ước mơ… hoàn toàn khác nhau. Điều đó làm nên dấu ấn cá nhân của mỗi người. Chính vì vậy, tôi không sợ phải khác biệt. Bởi chỉ có sự khác biệt mới làm nên giá trị của bản thân. Nhưng khác biệt phải có nghĩa, chứ không phải là khác biệt vô nghĩa. Điều đó có nghĩa là sự khác biệt phải xuất phát từ bên trong. Chứ không phải là sự khác biệt ở bên ngoài.
Viết đoạn văn với câu mở đầu tôi không muốn khác biệt vô nghĩa – Mẫu 6
Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa. Sự khác biệt có thể được chia làm hai loại. Một loại khác biệt vô nghĩa và một loại khác biệt có ý nghĩa. Khác biệt vô nghĩa có thể là việc bạn lựa chọn để một kiểu tóc kỳ quặc, hay làm những hành động lố bịch để gây sự chú ý. Nhưng thật chất, sự khác biệt vô nghĩa là sự khác biệt bên ngoài, đa số là bắt chước số đông nên không có ý nghĩa gì. Bởi vậy, nếu muốn tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa, con người cần phải có bản lĩnh, trí tuệ cũng như sự tự tin.
Viết đoạn văn với câu mở đầu tôi không muốn khác biệt vô nghĩa – Mẫu 7
Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa. Tôi không muốn người khác nhìn vào mình và chỉ thấy mình lập dị, khác loài, vô ích,… mà muốn được công nhận như một người đem lại những giá trị trong cuộc sống. Để khác biệt rất đơn giản nhưng để khác biệt có nghĩa lại vô cùng khó khăn. Để làm được điều này, trước hết con người không được thỏa mãn bởi những thứ quá đơn giản và tầm thường. Chúng ta cần tìm kiếm những điều có nghĩa lý hơn với bản thân cũng như xã hội. Ví dụ như nếu bạn học giỏi một cách xuất chúng, bạn sẽ thành ngôi sao. Nhưng nếu bạn chọn cách khác biệt bằng lối sống sa đọa, không lành mạnh, sự chú ý bạn nhận được không phải ngưỡng mộ mà là tức giận hay thương hại. Mỗi người đều có quyền lựa chọn người mà mình muốn trở thành. Với tôi, tôi muốn trở thành người khác biệt có ý nghĩa.
Viết đoạn văn với câu mở đầu tôi không muốn khác biệt vô nghĩa – Mẫu 8
Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa. Sự khác biệt là điều mà tôi luôn hướng đến khi xây dựng và rèn luyện bản thân mình. Tôi luôn khát khao khám phá những điều mới lạ, sáng tạo những điều chưa từng có, chinh phục những vùng đất chưa ai đặt chân đến. Những điều đó được tạo dựng trên mong muốn bản thân là một nguyên bản đặc biệt, chỉ có một mà thôi. Chính tôi cũng đã từng hướng mình đến những hình mẫu hoàn hảo và thành công, nhưng dần dần tôi nhận ra, mình nên là chính mình, nên là phiên bản tốt nhất của chính mình. Ước muốn được công nhận đã thôi thúc tôi phải khác biệt một cách có ý nghĩa, có giá trị. Chứ không phải chỉ dừng lại ở những sự khác biệt màu mè, vô nghĩa, không đem lại được giá trị gì cho bản thân cũng như cộng đồng.
Viết đoạn văn với câu mở đầu tôi không muốn khác biệt vô nghĩa – Mẫu 9
Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa. Bởi khác biệt vô nghĩa là những khác biệt xốc nổi về ngoại hình, phát ngôn và hành động bị xem là lố lăng, phản cảm, không đem lại lợi ích hay giá trị nào cả. Những khác biệt ấy, sẽ khiến giá trị của chúng ta bị giảm đi trong mắt người khác và cộng đồng. Vì vậy, tôi luôn hướng bản thân mình đến những khác biệt có nghĩa. Tôi muốn mình có những nét riêng, những dấu ấn nổi bật có giá trị và được mọi người yêu quý, ủng hộ, tôn trọng. Đó có thể là một phong trào mới, một xu hướng mới mang ý nghĩa tích cực, lạc quan, hoặc những quan điểm mới lạ có ý nghĩa với cộng đồng. Chỉ cần những cái khác biệt ấy đem lại cho người khác niềm vui, cảm hứng thì tôi đã không hề khác biệt vô nghĩa rồi.
Viết đoạn văn với câu mở đầu tôi không muốn khác biệt vô nghĩa – Mẫu 10
Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa. Đó là sự khác biệt thực chất là bắt chước lại số đông. Ví dụ như ăn mặc phá cách, để một kiểu tóc kì quặc hay làm hành động lố bịch. Để tạo ra sự khác biệt có nghĩa, con người cần thay đổi từ bên trong. Chúng ta cần có một trí tuệ sáng suốt, những kĩ năng cần thiết và bản lĩnh vững vàng. Việc tự tin để thể hiện cá tính của bản thân, phá bỏ những giới hạn sẽ đem đến năng lượng tích cực. Hãy trở nên khác biệt có nghĩa!
Viết đoạn văn với câu mở đầu tôi không muốn khác biệt vô nghĩa – Mẫu 11
Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa. Vốn dĩ mỗi chúng ta đều có những điểm giống để hoà hợp và khác nhau để phân biệt. Nhưng nếu chúng ta tạo ra những khác biệt vô giá trị thì những việc đó hoặc là bị lãng quên hoặc làm bạn xấu đi trong mắt người khác. Vì vậy mà khác biệt có ý nghĩa vẫn là một lựa chọn tốt hơn là khác biệt vô nghĩa. Khác biệt có nghĩa tức là khác biệt có giá trị: giá trị về vật chất, giá trị về tinh thần. Khác biệt có nghĩa như: học thật giỏi một môn học, luôn giúp đỡ những người xung quanh,… giúp cuộc sống của bạn trở nên thành công hơn, giúp đỡ cho bản thân, gia đình và xã hội về vật chất và tinh thần. Đừng chọn khác biệt vô nghĩa, vừa tốn thời gian lại chẳng mang tới cho cuộc sống của bạn những giá trị trường tồn.
Viết đoạn văn với câu mở đầu tôi không muốn khác biệt vô nghĩa – Mẫu 12
Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa. Có hai loại khác biệt: vô nghĩa và có nghĩa. Việc thể hiện sự khác biệt qua cách ăn mặc, kiểu tóc hay hành động thực chất chỉ làm bắt chước theo số động, không có ý nghĩa tích cực. Nếu muốn tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa, chúng ta phải thể hiện qua trí tuệ, bản lĩnh của bản thân. Mỗi người đều có một điểm mạnh riêng, cá tính riêng. Việc bạn biết phát triển điểm mạnh của bản thân, tự tin thể hiện cá tính sẽ tạo nên sự khác biệt có nghĩa, lan tỏa năng lượng tích cực. Vì vậy, hãy khác biệt có nghĩa!
Viết đoạn văn với câu mở đầu tôi không muốn khác biệt vô nghĩa – Mẫu 13
Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa. Đó là điều mà tôi vẫn luôn tự nhủ với bản thân mình trước khi làm một điều gì đó. Bất kì ai trong chúng ta cũng muốn trở thành một nguyên bản riêng biệt, được khẳng định cái tôi trong cộng đồng, được trở nên thật nổi bật là khác lạ. Tôi cũng thế, nhưng hơn cả sự khác biệt, tôi muốn mình phải khác biệt có ý nghĩa. Tôi muốn cái riêng của mình có ấn tượng tốt đối với mọi người, muốn tư duy riêng, lối sống riêng của mình tạo nên hiệu ứng tốt đẹp trong cộng đồng, muốn hành động riêng của mình đem lại cảm hứng cho những người khác. Bởi chỉ khi cái riêng có ý nghĩa thì nó mới thực sự khiến chúng ta trở nên khác biệt, có giá trị và tạo được dấu ấn. Bởi vậy nên, chúng ta nên cân nhắc và suy xét cẩn thận trước khi tạo nên một dấu ấn riêng cho bản thân mình.
Viết đoạn văn với câu mở đầu tôi không muốn khác biệt vô nghĩa – Mẫu 14
Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa. Chúng ta có thể chia khác biệt làm hai loại: vô nghĩa và có nghĩa. Trước hết, khác biệt vô nghĩa có thể là việc bạn lựa chọn để một kiểu tóc kỳ quặc, hay làm những hành động lố bịch… để gây ra sự chú ý với mọi người xung quanh. Sự khác biệt này chỉ là những thay đổi bên ngoài, mà đa số con người lựa chọn để chứng tỏ bản thân. Nhưng thực chất, sự khác biệt này chỉ là sự bắt chước số đông nên không mang lại ý nghĩa gì. Bởi vậy, nếu muốn tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa, cần phải rèn luyện từ nội tâm. Chúng ta cần phải có bản lĩnh, trí tuệ cũng như sự tự tin để có được lời nói và hành động đúng đắn. Sự khác biệt như vậy mới đem lại lợi ích cho mỗi người.
Viết đoạn văn với câu mở đầu tôi không muốn khác biệt vô nghĩa – Mẫu 15
Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa. Có thể chia sự khác biệt ra làm hai loại: vô nghĩa và có nghĩa. Nhiều người chọn thể hiện sự khác biệt qua cách ăn mặc, nói chuyện hoặc hành động. Nhưng thực chất, sự khác biệt này chỉ ở bề ngoài, đa số là bắt chước số đông. Sự khác biệt này hoàn toàn không đem lại ích lợi cho con người. Còn sự khác biệt có ý nghĩa, theo tôi cần phải xuất phát từ bên trong. Khi con người dám phá bỏ giới hạn của bạn thân, chấp nhận đương đầu thử thách để hướng đến một mục đích tốt đẹp. Chắc chắn, sự khác biệt có nghĩa đòi hỏi chúng ta cần phải có bản lĩnh, trí tuệ và sự tin tự. Bởi vậy, mỗi người hãy lựa chọn sự khác biệt có nghĩa.
Viết đoạn văn với câu mở đầu tôi không muốn khác biệt vô nghĩa – Mẫu 16
Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa vì nó tốn thời gian vô ích. Khác biệt vô nghĩa là khác biệt không mang lại giá trị gì cho cuộc sống của bạn hay những người xung quanh. Khác biệt vô nghĩa có thể là: ăn mặc dị hợm khác biệt với mọi người một cách vô lối, không chủ đề, chủ đích; kêu to những câu nói không đầu không cuối, gây rối trật tự công cộng… Thay vào đó bạn hãy tận hưởng thời gian của riêng mình với những khác biệt có nghĩa. Khác biệt có nghĩa là việc đầu tư thời gian nghiên cứu ý nghĩa, rèn dũa hành động của bản thân để tạo nên những giá trị về vật chất và tinh thần cho bản thân và người khác. Khác biệt có nghĩa có thể là: bạn yêu thích môn học, bạn nghiên cứu về môn học đó, bạn học giỏi môn học đó rồi chia sẻ kiến thức với mọi người; bạn đưa ra được chính kiến của mình giữa những ý kiến trái chiều nhau trong khi bàn luận 1 vấn đề, bạn bảo vệ ý kiến của mình tới cùng;… Khác biệt có nghĩa không phải là điều khó khăn, khác biệt có nghĩa là bạn chứng tỏ được những giá trị hữu dụng của bản thân bạn.
Viết đoạn văn với câu mở đầu tôi không muốn khác biệt vô nghĩa – Mẫu 17
Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa. Đó là điều mà tôi vẫn luôn tự nhủ với bản thân mình trước khi làm một điều gì đo. Bất kì ai trong chúng ta cũng muốn trở thành một nguyên bản riêng biệt, được khẳng định cái tôi trong cộng đồng, được trở nên thật nổi bật là khác lạ. Tôi cũng thế, nhưng hơn cả sự khác biệt, tôi muốn mình phải khác biệt có ý nghĩa. Tôi muốn cái riêng của mình có ấn tượng tốt đối với mọi người, muốn tư duy riêng, lối sống riêng của mình tạo nên hiệu ứng tốt đẹp trong cộng đồng, muốn hành động riêng của mình đem lại cảm hứng cho những người khác. Bởi chỉ khi cái riêng có ý nghĩa thì nó mới thực sự khiến chúng ta trở nên khác biệt, có giá trị và tạo được dấu ấn. Bởi vậy nên, chúng ta nên cân nhắc và suy xét cẩn thận trước khi tạo nên một dấu ấn riêng cho bản thân mình.
Viết đoạn văn với câu mở đầu tôi không muốn khác biệt vô nghĩa – Mẫu 18
Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa bởi đó là một sự lãng phí về thời gian và công sức. Mỗi chúng ta được sinh ra trên thế giới này đều là một bản thể với nét đặc trưng riêng biệt. Không thể phủ nhận những điểm chung phổ biến giữa người với người, nhưng chính sự khác nhau mới là thứ làm nên sự đa dạng, tô thêm sắc màu cho cộng đồng. Tuy nhiên, chẳng phải cái gì riêng biệt cũng là độc đáo, đáng tuyên dương. Nếu sự khác biệt của ta chưa tạo ra được giá trị cho bản thân hay cộng đồng, nó sẽ trở thành thừa thãi. Nhưng một khi ta đạt được thành công bằng cái riêng của mình, xã hội sẽ có sự đánh giá khác về ta. Họ sẽ ghi nhận năng lực của ta, lấy ta làm tấm gương để học tập và noi theo. Nhưng để đạt được đến thành công như vậy, ta phải phát triển bản thân mình cả về kiến thức, kỹ năng, thái độ,… Nếu có lời nhận xét, bàn tán, ta không nên dao động. Hãy cứ tin tưởng vào bản thân, chọn lọc những lời góp ý tích cực để tiếp tục sửa đổi và hoàn thiện. Chỉ cần ta dám nghĩ, dám hành động thì dù có khó khăn thế nào, ta cũng tìm được đường đến với thành công.
Viết đoạn văn với câu mở đầu tôi không muốn khác biệt vô nghĩa – Mẫu 19
Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa vì nó giống như một điều gây lãng phí thời gian, không mang lại giá trị cho bản thân và cộng đồng. Những hành động như gây rối trật tự, cố cười đùa thật to ở nơi công cộng, bác bỏ tất cả ý kiến trái với mình,… đều có thể xếp vào dạng khác biệt vô nghĩa. Nó chẳng giúp ích được gì, thậm chí còn khiến hình ảnh của chúng ta trở nên xấu đi trong mắt người xung quanh. Vậy nên, hãy bắt đầu thay đổi, chọn cho mình hướng đi khác với số đông một cách thông minh, sáng suốt hơn. Giữa xã hội xô bồ, vô cảm, ta có thể làm những việc thiện nguyện, lan tỏa tình yêu thương đến mọi người xung quanh. Hoặc trong một môi trường nơi mà ai cũng nhất nhất ép mình vào khuôn mẫu có sẵn, ta lại chọn hướng đi riêng, không chấp nhận tuân theo những điều cũ kĩ. Đây đều là vài hành động rất nhỏ để ta dần dần thay đổi bản thân, từ đó hướng tới phát triển và hoàn thiện chính mình. Hãy khác biệt một cách sáng suốt, tỉnh táo. Từ đó, đem lại giá trị tốt đẹp cho cộng đồng.
Viết đoạn văn với câu mở đầu tôi không muốn khác biệt vô nghĩa – Mẫu 20
Tôi không muốn khác biệt của mình trở thành thứ vô nghĩa, thừa thãi trong xã hội. Tại sao tôi lại nhấn mạnh điều đó? Vì trước hết, khác biệt vô nghĩa là việc chúng ta làm ra là những hành động sáo rỗng, không đem lại bất kì giá trị nào. Việc tiếp diễn chúng không những không giúp bản thân có được sự công nhận của mọi người mà còn khiến họ nảy sinh cái nhìn thiếu thiện cảm. Sự phát triển và giao lưu, hội nhập giữa các quốc gia trên thế giới đã hình thành vô số trào lưu mới. Ta có thể thấy rõ ràng nhất là sự đổi thay về xu hướng thời trang của nhân loại. Nếu khi xưa nhuộm tóc, xăm hình, ăn mặc khác biệt là có thể có được sự chú ý của mọi người thì giờ đây, điều đó trở nên hết sức bình thường. Hoặc nếu như trước kia con người nghĩ việc du hành ngoài không gian chỉ là mơ mộng viển vông thì giờ đây, nhân loại thậm chí còn hình dung ra được về những vũ trụ song song trong dải ngân hà rộng lớn. Tất cả những điều khác biệt đó đều có giá trị khi nó trở thành hiện thực. Vậy nên, hãy trân trọng sự độc đáo của bản thân mình. Đó chính là thứ khiến chúng ta trở nên nổi bật. Nếu mỗi cá nhân đều có thể phát huy được hết khả năng của bản thân, xã hội sẽ không ngừng cải thiện, trở nên tốt đẹp và phong phú hơn.
Viết đoạn văn với câu mở đầu tôi không muốn khác biệt vô nghĩa – Mẫu 21
Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa bởi đó là một điều khá thừa thãi, vừa tốn thời gian, công sức, vừa không đem lại giá trị gì. Xã hội ngày nay phát triển không ngừng nghỉ kéo theo rất nhiều xu hướng, luồng tư tưởng khác nhau. Vậy nên, không khó để ta thấy được sự xuất hiện của những người có lối ăn mặc hay cách hành xử lạ lẫm, lệch chuẩn. Dần dần, điều đó trở nên khá bình thường, bị lãng quên theo thời gian. Sự khác biệt chỉ được coi là có ý nghĩa khi nó mang lại giá trị tích cực cho cộng đồng. Lấy ví dụ về giới trẻ, khi phần lớn dành thời gian cho việc vui chơi thì một bộ phận nhỏ lại chọn học tập hay làm từ thiện, đem đến những công trình nghiên cứu hữu ích. Để rèn luyện được cho bản thân sự khác biệt có ý nghĩa ấy, trước hết, ta cần hoàn thiện bản thân cả về kiến thức và đạo đức. Hãy để những nét độc đáo của mình được phát huy một cách tích cực nhất.
************
Trên đây là 21 bài văn mẫu với câu mở đầu tôi không muốn khác biệt vô nghĩa hãy viết tiếp 5 đến 7 câu để hoàn thành một đoạn văn lớp 6 hay nhất. Các em có thể tham khảo những bài văn mẫu hay tại THPT Ngô Thì Nhậm. Qua đó làm tư liệu học tập cho bản thân mình.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục