Viết đoạn văn làm sáng tỏ luận điểm: “Đại La là thắng địa, xứng là kinh đô của đế vương muôn đời” bao gồm 9 bài mẫu hay nhất do thầy cô trường THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn sẽ giúp các em học sinh lớp 8 có thêm nhiều gợi ý mới lạ để hoàn thành tốt bài tập của mình.
Đề bài: Viết đoạn văn từ 7-10 câu làm sáng tỏ luận điểm “Đại La là thắng địa, xứng là kinh đô của đế vương muôn đời”. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 1 câu cảm thán.
Gợi ý viết đoạn văn từ 7-10 câu làm sáng tỏ luận điểm “Đại La là thắng địa, xứng là kinh đô của đế vương muôn đời”
Để hoàn thành tốt đoạn văn, các em cần nêu rõ:
Về lịch sử: Nơi Cao Vương đóng đô.
Về địa lí: Trung tâm trời đất có núi song, đất rộng mà bằng cao mà thoáng.
Về văn hóa, chính trị, kinh tế:
- Là mảnh đất thịnh vượng, đầu mối giao lưu.
- Hội tụ đủ mọi mặt của đất nước, xứng đáng là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế.
Viết đoạn văn làm sáng tỏ luận điểm: Đại La là thắng địa, xứng là kinh đô của đế vương muôn đời – Mẫu 1
Đại La là thắng địa xứng là kinh đô của đế vương muôn đời. Thật vậy, trong bài “Chiếu dời đô”, tác giả Lý Công Uẩn muốn rời đô từ Hoa Lư về thành Đại Là và để thuyết phục nhân dân ông đã nêu ra những dẫn chứng, những lí lẽ để chứng minh rằng :”Đại La là thắng địa xứng là kinh đô của đế vương muôn đời”. Đầu tiên, tác giả đã khẳng định rằng thành Đại Là là kinh đô cũ của Cao Vương, là ở vào nơi trung tâm của trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Lại còn nằm ở chính giữa Nam Bắc – Đông Tây, tiện nghi có núi sông sau trước, có địa thế rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà thoáng. Như vậy địa hình rất thuận lợi, sẽ giúp cho dân cư khỏi chịu cảnh ngập lụt mà muôn vật cũng sẽ rất mực phong phú và tốt tươi. Thật sự địa thế này là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương. Qua đó, chúng ta thấy được rằng Lý Công Uẩn rất muốn rời đô để giúp dân không phải khổ sở nữa. Ôi! Lý Công Uẩn thật sự là một vị vua anh minh, thấy tình đạt lí, muốn đồng cảm, hiểu rõ về nhân dân. Tóm lại, những dẫn chứng mà tác giả đưa ra đã thành công khẳng định :”Đại la là thắng địa xứng là kinh đô của đế vương muôn đời.”
Viết đoạn văn làm sáng tỏ luận điểm: Đại La là thắng địa, xứng là kinh đô của đế vương muôn đời – Mẫu 2
Chiếu dời đô là một trong những tác phẩm tiêu biểu của vua Lí Công Uẩn. Bài chiếu không chỉ là thánh chỉ công bố việc dời kinh đô Hoa Lư về Đại La mà còn nêu lên những địa thế để chứng minh Đại La xứng đáng là kinh đô của đế vương muôn đời. Đại La ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi Nam Bắc – Đông Tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Từ những yếu tố “thiên thời – địa lợi – nhân hòa” này, việc dời đô là điều tất yếu. Không chỉ mỗi thời Lí mà các triều đại sau này như: nhà Trần, nhà Lê,… cũng đều chọn nơi đây là kinh đô của mình và cho đến bây giờ, khi đất nước phát triển phồn thịnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dân chủ thì Hà Nội vẫn được chọn là thủ đô, là cơ quan đầu não của cả nước. Vì vậy, chúng ta có thể khẳng định vua Lí Thái Tổ có một tầm nhìn vô cùng tinh tế và chính xác. Việc dời đô này không chỉ giúp cho đất nước phát triển hơn mà còn viết nên những trang lịch sử vẻ vang cho dân tộc. Đại La xưa hay Hà Nội ngày nay luôn xứng đáng là kinh đô của đế vương muôn đời, là thủ đô đáng tự hào của đất nước Việt Nam ta. Mỗi công dân chúng ta khi sống trong thời kì hòa bình hiện nay cần ra sức góp sức để xây dựng đất nước giàu đẹp cũng như xây dựng một thủ đô lịch sử.
Viết đoạn văn làm sáng tỏ luận điểm: Đại La là thắng địa, xứng là kinh đô của đế vương muôn đời – Mẫu 3
Xưa nay, thủ đô là trung tâm về văn hoá, chính trị của một đất nước, nhìn vào thủ đô là nhìn vào sự thịnh suy của dân tộc. Mở đầu bài chiếu, nhà vua giải thích tại sao lại dời đô bằng 1 lí lẽ ngắn gọn nhưng sắc sảo, cùng với dẫn chức thiết thực, nhà vua đã khẳng định: việc dời đô ko phải là hành động, là ý chí của 1 người mà là biểu hiện cho xu thế tất yếu của lịch sử. Và Đại La chính là nơi thỏa mãn tất cả các yếu tố cấu thành một kinh đô quyết định vận mệnh của đất nước. Đầu tiên, ông lật lại sử cũ, Đại La vốn là kinh đô của Cao Vương, một viên quan nhà Đường, giữ chức Đô hộ sứ ở Giao Châu (nước ta thời xưa) từ năm 864 đến năm 875. Nhà vua đã rất tâm đắc và hào hứng nói tới cái nơi “đúng ngôi Nam Bắc – Đông Tây” lại “nhìn sông dực núi”. Nơi đây không phải là miền Hoa Lư chật hẹp, núi non bao bọc lởm chởm mà là “địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng”. Như vậy, đây là mảnh đất lí tưởng “dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ và ngập lụt, muôn vật rất mực phong phú tốt tươi”. Xét về văn hóa, chính trị thì là nơi “chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước”, là đầu mối giao thông, huyết mạch cho cả nước. Như vậy, thật đúng với khẳng định của Lý Công Uẩn “Đại La là thắng địa xứng đáng là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời” bởi hầu như đã hội tụ đủ mọi yếu tố thuận lợi cho quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa. Thật đúng là nơi hội tụ linh khí của trời đất!
Viết đoạn văn làm sáng tỏ luận điểm: Đại La là thắng địa, xứng là kinh đô của đế vương muôn đời – Mẫu 4
Đại La xứng đáng là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. Đầu tiên, người đọc thấy được đó là nơi hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước,có thế đất rồng cuộn hổ ngồi rất đẹp. Theo em, nguyên nhân này chính là nguyên nhân thuyết phục để mà dời chuyển kinh đô về đây. Phải chăng thế đất quyền vương này của mảnh đất Đại La không những sẽ khẳng định được vị thế của nước nhà mà còn là điểm thông thương, trao đổi hàng hóa, phát triển kinh tế vô cùng thuận lợi? Thứ hai, mảnh đất Đại La có khí hậu ôn hòa, sinh vật tốt tươi, tránh được thiên tai. Nhờ vậy mà đời sống nhân dân được êm ấm, tránh được cảnh bão lũ và yên chí làm ăn. Hơn nữa, nhân dân ấm no chính là điều kiện tiên quyết của một quốc gia hạnh phúc, hưng thịnh. Chao ôi, và lịch sử chứng minh hơn 1000 năm qua đã hoàn toàn chính xác khi Đại La xưa – Hà Nội nay vẫn được coi là mảnh đất thủ đô ngàn năm văn hiến của dân tộc Việt Nam! Nhờ có quyết định sáng suốt xưa kia của nhà vua mà sự hưng thịnh của đất nước đã được đặt nền móng. Là một học sinh thủ đô, em hiểu rằng bản thân mình cần luôn cố gắng, chăm chỉ học tập để xứng với công lao của cha ông xưa. Tóm lại, đoạn văn đã khẳng định được tầm quan trọng và vị thế trước khi rời chuyển kinh đô về Đại La của vua Lý Công Uẩn.
Viết đoạn văn làm sáng tỏ luận điểm: Đại La là thắng địa, xứng là kinh đô của đế vương muôn đời – Mẫu 5
Việc nhà vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La quả thực là một quyết định sáng suốt! Xét thấy mảnh đất cũ không còn phù hợp, nhà vua đã quyết định tìm đến một mảnh đất khác tốt hơn, phù hợp hơn để xây dựng kinh đô và là nơi phát triển cuộc sống ấm lo muôn đời cho nhân dân. “Đại La là thắng địa, xứng đáng là kinh đô của đế vương muôn đời.” Xét về mặt lịch sử thì Đại La là kinh đô cũ của Cao Vương, là vùng đất thắng địa đã từng được chọn làm kinh đô. Hơn nữa, xét về mặt địa lí thì Đại La nằm ở khu vực trung tâm của trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Nam Bắc Đông Tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Mảnh đất này cao mà rộng, bằng phẳng mà thoáng đãng, muôn vật rất mực phong phú, tốt tươi. Người dân không phải chịu cảnh ngập lụt. Đây quả thực là những yếu tố thuận lợi để mảnh đất ấy trở thành kinh đô muôn đời. Và sự thực lịch sử đã cho thấy việc Lý Công Uẩn dời đô hoàn toàn là hợp lí. Sau khi chuyển đô về Đại La, nhân dân ta đã thoát khỏi cuộc sống lụt lội của vùng đất cũ trước đây, thay vào đó là một cuộc sống ấm no, đủ đầy hơn. Điều này đã được ghi lại trong những câu ca dao và đó là minh chứng rõ nhất về quyết định sáng suốt của một vị vua yêu nước, thương dân như Lý Thái Tổ:
“Đời vua Thái Tổ, Thái Tông
Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn.”
Viết đoạn văn làm sáng tỏ luận điểm: Đại La là thắng địa, xứng là kinh đô của đế vương muôn đời – Mẫu 6
Thật vậy, vua Lý Công Uẩn với tầm nhìn xa trông rộng và tấm lòng yêu nước thương dân của mình từ sớm đã nhận ra mảnh đất của cố đô Hoa Lư không còn phù hợp cho đất nước ta sinh sống và phát triển nữa. Đại La là mảnh đất có thế đất đẹp.Trong văn bản Chiếu dời đô, vua Lý Công Uẩn đã chỉ ra kinh thành Đại La là nơi “ở vào trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi, đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi”. Với những chứng cứ vô cùng thuyết phục như vậy, vua Lý Công Uẩn đã chỉ ra được đây chính là mảnh đất dành cho những bậc đế vương vì thế đất đạt đến độ lý tưởng theo phong thủy của nước ta. Thứ hai, kinh thành Đại La là mảnh đất thuận lợi cho trồng trọt, chăn nuôi, lại ít thiên tai. Ngày trước, vào triều đại nhà Đinh Trần, nước ta phải đóng đô ở kinh thành Hoa Lư vì nơi đó núi non hiểm trở, thuận tiện cho việc tấn công và phòng thủ của nước ta trong trận chiến chống giặc ngoại xâm. Ngày nay, nếu như cứ đóng đô ở Hoa Lư thì nhân dân sẽ chẳng thể trồng trọt và canh tác nông nghiệp được. Chính vì vậy, mảnh đất Hoa Lư đất cao mà rộng bằng phẳng, màu mỡ thì sẽ thuận lợi cho nông nghiệp và trồng trọt, tránh được ngập lụt làm khổ nhân dân. Bên cạnh đó, khung cảnh thiên nhiên của Đại La cũng rất tốt tươi và phong phú. Chính vì vậy, nhà vua đã kết luận đây chính là thắng địa của đất nước, là nơi hội tụ trọng yếu của 4 phương đất nước. thật vậy kinh thành Đại La sâu hợ 1000 năm vẫn chính là kinh thành bậc nhất của đế vương muôn đời.
Viết đoạn văn làm sáng tỏ luận điểm: Đại La là thắng địa, xứng là kinh đô của đế vương muôn đời – Mẫu 7
Trong Chiếu dời đô, qua lập luận của Lý Công Uẩn có thể khẳng định “Đại La xứng đáng là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”. Xưa nay, thủ đô là trung tâm về văn hoá, chính trị của 1 đất nước, nhìn vào thủ đô là nhìn vào sự thịnh suy của dân tộc. Mở đầu bài chiếu, nhà vua giải thích tại sao lại dời đô bằng 1 lí lẽ ngắn gọn nhưng sắc sảo, cùng với dẫn chức thiết thực, nhà vua đã khẳng định: việc dời đô ko phải là hành động, là ý chí của 1 người mà là biểu hiện cho xu thế tất yếu của lịch sử. Và Đại La chính là nơi thỏa mãn tất cả các yếu tố cấu thành một kinh đô quyết định vận mệnh của đất nước. Đầu tiên ông lật lại sử cũ, Đại La vốn là kinh đô của Cao Vương, một viên quan nhà Đường, giữ chức Đô hộ sứ ở Giao Châu (nước ta thời xưa) từ năm 864 đến năm 875. Nhà vua đã rất tâm đắc và hào hứng nói tới cái nơi “đúng ngôi Nam Bắc – Đông Tây” lại “nhìn sông dực núi”. Nơi đây không phải là miền Hoa Lư chật hẹp, núi non bao bọc lởm chởm mà là ” địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng”. Như vậy, đây là mảnh đất lí tưởng “dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ và ngập lụt, muôn vật rất mực phong phú tốt tươi”. Xét về văn hóa, chính trị thì là nơi “chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước”, là đầu mối giao thông, huyết mạch cho cả nước. Như vậy, Đại La Đại La hầu như đã hội tụ đủ mọi yếu tố thuận lợi cho quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa, để trở thành “kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”. Thật đúng là nơi hội tụ linh khí của trời đất!
Viết đoạn văn làm sáng tỏ luận điểm: Đại La là thắng địa, xứng là kinh đô của đế vương muôn đời – Mẫu 8
Đại La là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. Thật vậy, vua Lý Công Uẩn với tầm nhìn xa trông rộng và tấm lòng yêu nước thương dân của mình từ sớm đã nhận ra mảnh đất của cố đô Hoa Lư không còn phù hợp cho đất nước ta sinh sống và phát triển nữa. Đầu tiên, mảnh đất Đại La là mảnh đất có thế đất đẹp.Trong văn bản Chiếu dời đô, vua Lý Công Uẩn đã chỉ ra kinh thành Đại La là nơi “ở vào trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi, đúng ngôi Nam Bắc – Đông Tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi”. Với những chứng cứ vô cùng thuyết phục như vậy, vua Lý Công Uẩn đã chỉ ra được đây chính là mảnh đất dành cho những bậc đế vương vì thế đất đạt đến độ lý tưởng theo phong thủy của nước ta. Thứ hai, kinh thành Đại La là mảnh đất thuận lợi cho trồng trọt, chăn nuôi, lại ít thiên tai. Ngày trước, vào triều đại nhà Đinh Trần, nước ta phải đóng đô ở kinh thành Hoa Lư vì nơi đó núi non hiểm trở, thuận tiện cho việc tấn công và phòng thủ của nước ta trong trận chiến chống giặc ngoại xâm. Ngày nay, nếu như cứ đóng đô ở Hoa Lư thì nhân dân sẽ chẳng thể trồng trọt và canh tác nông nghiệp được. Chính vì vậy, mảnh đất Hoa Lư đất cao mà rộng bằng phẳng, màu mỡ thì sẽ thuận lợi cho nông nghiệp và trồng trọt, tránh được ngập lụt làm khổ nhân dân. Bên cạnh đó, khung cảnh thiên nhiên của Đại La cũng rất tốt tươi và phong phú. Chính vì vậy, nhà vua đã kết luận đây chính là thắng địa của đất nước, là nơi hội tụ trọng yếu của 4 phương đất nước. Chao ôi, quả là một vị vua anh minh sáng suốt làm sao! Tóm lại, kinh thành Đại La chính là kinh thành bậc nhất của đế vương muôn đời
Viết đoạn văn làm sáng tỏ luận điểm: Đại La là thắng địa, xứng là kinh đô của đế vương muôn đời – Mẫu 9
Chiếu dời đô cho thấy tầm nhìn chiến lược của Lý Công Uẩn về Đại La, nơi sẽ dời đô đến. Một cái nhìn toàn diện, sâu sắc, chính xác về các mặt vị trí địa lí, địa thế, nhân văn… Sau một nghìn năm, Hà Nội đã trở thành thủ đô hòa bình của đất nước ta, nhân dân ta, ta càng thấy việc dời đô từ Hoa Lư ra Đại La của Lý Công Uẩn là một cống hiến vô cùng vĩ đại “mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu”.Nhà vua chứng minh và khẳng định sự đúng đắn hợp quy luật và phù hợp của việc dời đô. Đại La là một nơi có tất cả các điều kiện để phát triển đất nước “Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi Nam Bắc – Đông Tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. ” Đại La hiện lên đẹp về mọi mặt như địa lý, văn hóa, đầu mối giao lưu, điều kiện của dân cư và sự phong phú, tốt tươi của cảnh vật. tác giả đã nhìn từ góc nhìn của một nhà phong thủy, cho thấy tất cả những điều kiện tốt đẹp của thiên nhiên cũng như con người nơi đây. Thành Đại La ở vị trí trung tâm của đất nước. Có thế rồng cuộn hổ ngồi. Địa hình đa dạng có núi có sông, địa thế cao và khoáng đạt, mở ra bốn hướng nam, bắc, đông, tây, tiện cho việc phát triển lâu dài của quốc gia. Đây cũng là đầu mối giao lưu chính trị, văn hóa và kinh tế của cả nước. Xét toàn diện, thành Đại La có đủ điều kiện tối ưu để trở thành kinh đô mới của Đại Việt. Chứng cớ nhà vua đưa ra có sức thuyết phục rất lớn vì được cân nhắc kĩ càng trên nhiều lĩnh vực. có thể nói đây là một mảnh đất lý tưởng cho kinh đô và với những điều kiện ấy triều đại sẽ phát triển hưng thịnh.
*********
Bạn đang xem: Viết đoạn văn làm sáng tỏ luận điểm: “Đại La là thắng địa, xứng là kinh đô của đế vương muôn đời” (9 Mẫu)
Trên đây là 9 bài mẫu viết đoạn văn làm sáng tỏ luận điểm: Đại La là thắng địa, xứng là kinh đô của đế vương muôn đời lớp 8 hay nhất do thầy cô trường Ngô Thì Nhậm biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ là nguồn tài liệu giúp các em rèn luyện kỹ năng viết văn của mình ngày một hoàn thiện hơn.
Đăng bởi các thầy cô trường THPT Ngô Thì Nhậm trong chuyên mục Giáo Dục