Viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu nêu cảm nhận về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ với 10 bài văn mẫu hay nhất sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về tác phẩm và là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích để học tập tốt môn Ngữ văn 7.
Nội dung bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải gửi gắm tình yêu thiên nhiên, cũng như yêu quê hương, đất nước. Mời các em cùng tham khảo ngay 10 bài vă mẫu cảm nhận về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.
Đề bài: Viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu nêu cảm nhận về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
Dàn ý Cảm nhận về một đoạn thơ mà em thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
– Mở đoạn:
Chọn một đoạn thơ em yêu thích trong bài thơ.
– Thân đoạn:
Cảm nhân về hình ảnh, nội dung, các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ và nêu tác dụng của chúng.
– Kết đoạn:
Cảm nhận chung của em về đoạn thơ.
Viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu nêu cảm nhận về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ – Mẫu 1
Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, tôi ấn tượng nhất với những dòng thơ:
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Bạn đang xem: Viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu nêu cảm nhận về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
Dù là khi tóc bạc
Nếu ai biết được hoàn cảnh ra đời của bài thơ cũng sẽ có chung cảm xúc như tôi khi đọc những dòng thơ trên. Mùa xuân trong thơ Thanh Hải không hô hào, kêu gọi, không phải những điều gì lớn lao, to tác, mà chỉ là những điều giản dị, “nho nhỏ”, lặng lẽ. Đến phút cuối đời, tác giả vẫn có khát khao cống hiến cho cuộc đời những âm sắc đẹp đẽ. Cả đời người, từ lúc xuân xanh – “tuổi hai mươi”, đến khi “tóc bạc”, cuối đời vẫn trước sau như môt, vẫn “lặng lẽ dâng cho đời”, vẫn nhập vào bản hòa ca mà mình là một nốt trầm xao xuyến. Sẽ nhiều người cho rằng khát vọng cống hiến được thể hiện trong thơ có nhiều. Nhưng khát vọng trong thơ Thanh Hải lại rất bình dị, “lặng lẽ”, êm xuôi, dễ đi vào lòng người bởi đó là khát vọng chân thành và trong trẻo.
Viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu nêu cảm nhận về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ – Mẫu 2
Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải đã thể hiện một cách sâu sắc tư tưởng cống hiến và lẽ sống đẹp cho cuộc đời tiêu biểu qua đoạn thơ:
“Mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”.
Hình ảnh “mùa xuân nhỏ nhỏ” với sự “lặng lẽ” khiến cho ta hình dung về sự cống hiến một cách thầm lặng suốt cuộc đời. Tuy mùa xuân – tuổi trẻ của tác giả chỉ là một phần nhỏ, nhưng nó là cả hàng triệu trái tim của con người Việt Nam dâng cho đất nước một mùa xuân rộng lớn trên khắp đất nước. Các từ láy “nho nhỏ”, “lặng lẽ” cho thấy thái độ chân thành, khiêm nhường thể hiện khát vọng lặng lẽ cống hiến cho đời của nhà thơ. Ông luôn muốn cống hiến tất cả cuộc đời mình vào đất nước dù ở bất cứ thời điểm nào của cuộc đời. Điệp từ “dù” như một lời hứa, sự khẳng định là mãi mãi, vĩnh viễn không bao giờ phai theo thời gian dù khi còn trẻ hay khi về già, nhà thơ vẫn sẽ cống hiến. Ta thấy nhà thơ là một người đáng khâm phục, một người rất thơ và rất tình cảm.
Viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu nêu cảm nhận về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ – Mẫu 3
Trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, em ấn tượng nhất với đoạn thơ:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”.
Có thể thấy, nhà thơ ước nguyện thật đơn giản, mộc mạc nhưng lại có ý nghĩa khái quát lớn với mỗi người, nhất là người trẻ. Nhà thơ chỉ nguyện hóa thân thành con chim có thể cất vang tiếng hót làm vui vẻ cuộc sống này, được tự do tung bay đến những chân trời mới phục vụ cho nhân dân. Ông còn ước làm một nhành hoa để tỏa hương và khoe sắc làm giàu đẹp cho quê hương, đất nước. Nhà thơ hi vọng rằng chút cống hiến nhỏ bé của mình sẽ hòa vào biển người rộng lớn, đóng góp cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Chỉ là “một nốt trầm” rất nhỏ nhập vào bản hòa ca với nhiều thanh sắc khiến cho nhà thơ mãn nguyện và hài lòng. Dù “mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ lặng lẽ và âm thầm hi sinh, cống hiến, nhưng đó chính là nguyện ước của con người khát sống và yêu thương.
Viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu nêu cảm nhận về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ – Mẫu 4
Trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải, em vô cùng yêu thích và ấn tượng với bức tranh mùa xuân của thiên nhiên, đất trời trong khổ thơ đầu:
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi! Con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
Nhà thơ cảm thận được mùa xuân về bằng thị giác: trên dòng sông xanh của quê hương mọc trên một bông hoa tím biếc. Động từ “mọc” ở đầu câu thơ gọi nên sự ngạc nhiên, hân hoan đón mùa xuân đến, cùng với bông hoa tím biếc mang đặc trưng của xứ Huế thâm trầm. Không gian mùa xuân được mở rộng theo chiều cao, nhà thơ vui sướng lắng nghe tiếng chim chiền chiện hót trên bầu trời trong trẻo. Tiếng chim chiền chiện ngân vang rung động khắp đất trời đem đến niềm vui rộn ràng trong lòng người. Ngắm dòng sông, ngắm bông hoa đẹp, nghe tiếng chim hót, nhà thơ bồi hồi sung sướng bất giác đưa tay ra hứng từng giọt sương sớm hay từng giọt xuân long lanh với tấm lòng đầy trân trọng và say mê. Như vậy, qua khổ đầu bài thơ, Thanh Hải đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên xứ Huế vào mùa xuân gợi cho người đọc những cảm nhận tinh tế, xao xuyến nhất.
Viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu nêu cảm nhận về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ – Mẫu 5
Sau khi đọc xong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, em đã đọng lại rất nhiều cảm xúc, đặc biệt là với khổ thơ thứ ba:
“Đất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước”.
Nhà thơ đã nói lên những suy cảm của mình về đất nước và dân tộc, đó là cảm hứng lịch sử đã tạo nên những ý thơ sâu lắng và chan chứa niềm tự hào. Đất nước ta để có được như ngày hôm nay đã phải trải qua rất nhiều khó khăn, gian khổ với biết bao nhiêu sự mất mát, hi sinh. Tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh đất nước như vì sao tỏa sáng chói lọi trên bầu trời. Đất nước ta cũng sẽ tỏa sáng rực rỡ như những ngôi sao vượt qua mọi không gian và thời gian trong tương lai. Ba chữ “cứ đi lên…” đã toát lên ý chí mạnh mẽ và sáng chói niềm tin. Qua đó bộc lộ niềm tự hào về một đất nước Việt Nam anh hùng và giàu đẹp.
Viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu nêu cảm nhận về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ – Mẫu 6
Trong bài thơ, em thích nhất khổ thơ “Một mùa xuân nho nhỏ/Lặng lẽ dâng cho đời/Dù là tuổi hai mươi/Dù là khi tóc bạc”. Không chỉ là mùa xuân chỉ thời gian, mà đó là mùa xuân của con người. Mỗi chúng ta là một mùa xuân – một mùa xuân nhỏ nhoi giữa hàng ngàn, hàng ngàn mùa xuân khác. Con người âm thầm cống hiến cho cuộc đời dù thuở còn trẻ hay khi đã về già. Đó là lí tưởng sống cao đẹp. Những con người vượt qua giá trị riêng, hướng đến giá trị chung, nhằm xây dựng một cuộc đời tươi sáng, đẹp đẽ hơn bao giờ hết. Sự cống hiến lặng lẽ ấy thật đáng trân quý biết bao. Khi tìm hiểu về hoàn cảnh sáng tác, biết được rằng, bài thơ được viết lúc Thanh Hải đang phải chống chọi với bệnh tật, càng khiến chúng ta thêm phần ngưỡng mộ tấm lòng và suy nghĩ của ông.
Viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu nêu cảm nhận về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ – Mẫu 7
Khép lại bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải, em thấy ấn tượng nhất với khổ thơ đầu tiên.
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.”
Nhà thơ đã cảm nhận mùa xuân qua những phát hiện rất tinh tế: màu xanh của dòng sông, màu tím của bông hoa, và tiếng chim hót của chim chiền chiện. Đây đều là những đặc trưng rất riêng của mùa xuân nói chung và mùa xuân xứ Huế – quê hương của tác giả nói riêng. Mùa xuân tới, dòng nước trôi xanh êm đềm, mọc giữa dòng sông ấy là vẻ đẹp tím mộng mơ của bông hoa lục bình trôi lững lờ. Có thể nói, đây là một phát hiện đầy gợi cảm, mang tới cho người đọc sự bất ngờ, thể hiện sự nhạy cảm của nhà thơ. Còn với tiếng chim, Thanh Hải đã cảm nhận thông qua ba giác quan: thính giác, thị giác, xúc giác. Tiếng chim lúc này như một âm thanh lắng đọng lại “long lanh rơi”, và tác giả chỉ trực chờ đón nhận lấy. Khổ thơ đã đem đến cho người đọc đi từ bất ngờ này tới bất ngờ khác, khẳng định tài năng sử dụng ngôn từ của Thanh Hải.
Viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu nêu cảm nhận về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ – Mẫu 8
Thanh Hải đã để lại cảm nhận sâu sắc trong lòng người đọc tình yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước tha thiết, đặc biệt qua khổ thơ đầu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”. Một màu xanh tươi sáng trải rộng mênh mông làm nền và tôn thêm vẻ đẹp nổi bật của “bông hoa tím biếc”. Một màu “tím biếc” lung linh giữa “dòng sông xanh” lại càng thơ mộng. Từ “mọc đặt ở đầu câu thơ khiến ta phải chú ý. “Mọc” là vươn lên, trỗi dậy từ lòng đất. Đặt từ “mọc” ngay từ đầu câu thơ, bài thơ đã gây cho người đọc về sức sống mãnh liệt, bất ngờ đến ngạc nhiên của thiên nhiên, tạo vật. Bức tranh mùa xuân không chỉ có hình ảnh, màu sắc mà còn có cả âm thanh. Đó là âm thanh tiếng chim chiền chiện hót ngân vang, thánh thót càng làm cho buổi sớm xuân có không khí náo nức lạ thường. Tình yêu thiên nhiên, lòng yêu đời, yêu cuộc sống trào dâng chan chứa, tràn đầy. Tiếng thơ là tiếng lòng tác giả thốt lên từ trái tim rung động dào dạt:
“Ơi, con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời!”
Tiếng chim trong vắt làm xao động một không gian yên tĩnh. Tiếng hót vút cao giữa khoảng không bao la khiến lòng người xao xuyến. Nhà thơ đã thốt lên “ơi…chi mà” thật tha thiết ,nhỏ nhẹ. Âm thanh đã ngân vào lòng tác giả những cung bậc diệu kì…
Viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu nêu cảm nhận về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ – Mẫu 9
Khổ thơ cuối cùng trong bài “Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải đã để lại cho em nhiều ấn tượng:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”
Đầu tiên, cách xưng hô của tác giả chuyển từ “tôi” sang “ta” kết hợp với các động từ “làm”, “nhập” nhằm thể hiện khát vọng được hòa nhập cái riêng với cái chung. Thanh Hải muốn hóa thân vào muôn loài vạn vật làm tươi đẹp rộn ràng cho cuộc sống. Đó là “một tiếng chim hót” trong buổi sáng mai bắt đầu một ngày mới. Đó là “một nhành hoa” tô điểm cho vườn hoa cuộc đời. Và đó là “một nốt trầm” làm xao xuyến vạn trái tim để cùng nhau cống hiến. Những hình ảnh giản dị, gần gũi nhưng đã thể hiện niềm khát khao sống, khát khao hiến dâng đến khôn cùng của Thanh Hải. Đặc biệt hơn khi đặt vào hoàn cảnh sáng tác bài thơ là lúc nhà thơ đang nằm trên giường bệnh. Trước khoảnh khắc phải đối mặt với bệnh tật và cái chết, Thanh Hải vẫn giữ được một niềm lạc quan, yêu đời với mong muốn được cống hiến mãnh liệt. Có thể khẳng định, khổ thơ gửi gắm một khát vọng thật đẹp đẽ, cao cả.
Viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu nêu cảm nhận về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ – Mẫu 10
Mùa xuân nho nhỏ là bài thơ đã thể hiện một cách sâu sắc tư tưởng cống hiến và lẽ sống đẹp cho cuộc đời, nổi bật với khổ thơ:
“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”
Hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ” cùng với sự “lặng lẽ” khiến ta hình dung về sự cống hiến một cách thầm lặng trong suốt cả cuộc đời. Mùa xuân – tuổi trẻ của Thanh Hải chỉ là một phần nhỏ trong mùa xuân lớn của cả dân tộc. Ông biết điều ấy, và ông cũng tự nhận cống hiến của mình như một nốt trầm trong bản hòa ca bất tận của cuộc đời. Điệp từ “Dù là” cùng với hai hình ảnh ẩn dụ mang tính đối lập “hai mươi”, “tóc bạc” làm cho hai câu thơ vang lên như một lời thề của con người cao cả ấy. Đặt trong hoàn cảnh ra đời của bài thơ, khi tác giả đang phải chống chọi với căn bệnh xơ gan hiểm nghèo ta mới thấy hết được tinh thần và khao khát rất đỗi nhân văn của một con người có trái tim nhân hậu như Thanh Hải. Khổ thơ đã khiến ta càng thêm yêu mến và trân trọng hơn tấm lòng của Thanh Hải, người con của xứ Huế mộng mơ.
Viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu nêu cảm nhận về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ – Mẫu 11
Ở khổ thơ thứ tư trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải đã để lại cho em nhiều ấn tượng:
“Ta làm con chim hót Ta làm một nhành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến”
Đầu tiên, cách xưng hô của tác giả chuyển từ “tôi” sang “ta” kết hợp với các động từ “làm”, “nhập” nhằm thể hiện khát vọng được hòa nhập cái riêng với cái chung. Thanh Hải muốn hóa thân vào muôn loài vạn vật làm tươi đẹp rộn ràng cho cuộc sống. Đó là “một tiếng chim hót” trong buổi sáng mai bắt đầu một ngày mới. Đó là “một nhành hoa” tô điểm cho vườn hoa cuộc đời. Và đó là “một nốt trầm” làm xao xuyến vạn trái tim để cùng nhau cống hiến. Những hình ảnh giản dị, gần gũi nhưng đã thể hiện niềm khát khao sống, khát khao hiến dâng đến khôn cùng của Thanh Hải. Đặc biệt hơn khi đặt vào hoàn cảnh sáng tác bài thơ là lúc nhà thơ đang nằm trên giường bệnh. Trước khoảnh khắc phải đối mặt với bệnh tật và cái chết, Thanh Hải vẫn giữ được một niềm lạc quan, yêu đời với mong muốn được cống hiến mãnh liệt. Có thể khẳng định, khổ thơ gửi gắm một khát vọng thật đẹp đẽ, cao cả.
Viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu nêu cảm nhận về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ – Mẫu 12
“Mùa xuân nho nhỏ” là bài ca đẹp đẽ và sâu lắng về ước nguyện cống hiến chân thành của nhà thơ muốn được sống đẹp, sống có ích với cuộc đời chung:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”
Làm con chim, làm một cành hoa dâng hương thơm, tiếng hót làm đẹp cho đời, đặc biệt ước nguyện muốn thóa thành thành “một nốt trầm” hòa nhịp, nâng đỡ bản đàn muôn điệu của cuộc đời. Nếu như phần mở đầu, tác giả phác họa hình ảnh mùa xuân của tự nhiên bằng hình ảnh bông hoa và tiếng hót thì tới đoạn thơ này, hình ảnh đó được lặp lại như một sự đối ứng chặt chẽ, sự thống nhất trong tâm tưởng. Điệp từ “ta” một lần nữa khẳng định và nói thay ước nguyện mong muốn được cống hiến của rất nhiều người trong thời kì đất nước bước vào đổi mới. Nhưng trên hết, ước nguyện muốn được hóa thân của tác giả cháy bỏng và thật đẹp khi tác giả sử dụng từ “lặng lẽ” đây là cách nói khiêm tốn, chân thành mà giản dị lối sống cao đẹp. Tác giả muốn được cống hiến âm thầm, lặng lẽ điều này làm cho người đọc xúc động trước lời tâm sự của con người từng trải qua hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc, đã cống hiến và sống có ích cho tới cuối đời – Thanh Hải!
Viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu nêu cảm nhận về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ – Mẫu 13
Trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải, tôi cảm thích nhất khổ thơ đầu tiên:
“Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc, Ơi! con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời”
Chỉ bằng vài nét vẽ đơn giản và những hình ảnh thật thân quen, nhà thơ đã khắc họa khung cảnh thiên nhiên mùa xuân đầy thơ mộng, mang đậm phong vị xứ Huế. Bức tranh xuân có sự kết hợp của không gian thoáng đãng của dòng sông, sắc màu tươi tắn của loài hoa tím biếc và âm thanh rộn rã tươi vui của tiếng chim chiền chiện. Tiếng gọi “ơi” nghe sôi nổi và tha thiết biết bao. Nhà thơ đã đón nhận mùa xuân với tất cả sự thăng hoa của tâm hồn, điêu luyện trong ngòi bút. Câu thơ cứ như câu nói tự nhiên không trau chuốt từ ngữ nhưng vẫn mang âm hưởng thi ca. Câu hỏi tu từ hót “Hót chi mà vang trời” gợi ra tiếng chim hót trong trẻo, vang lừng xa như gần lại rõ ràng. Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân còn được miêu tả ở chi tiết rất tạo hình:
“Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng”
Hình ảnh ẩn dụ “giọt long lanh” hay chính là giọt âm thanh của tiếng chim thật trong, thật tròn, vang ngân giữa không gian, đọng lại thành từng giọt hữu hình long lanh như hạt ngọc. Nhà thơ đưa tay hứng với tất cả sự trân trọng, đắm say. Bức tranh mùa xuân của thiên nhiên được nhà thơ khắc họa thật đẹp đẽ.
Viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu nêu cảm nhận về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ – Mẫu 14
Khổ thơ một trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là khổ thơ mà em vô cùng yêu thích. Chỉ với sáu câu thơ ngắn, tác giả đã phác họa một bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi mới và tràn ngập sức sống. Đó là hình ảnh của bông hoa tím biếc nở giữa con sông xanh. Hay gam màu ấy kết hợp với nhau, gợi lên khung cảnh tràn ngập sức sống. Bừng lên giữa chốn ấy, là tiếng chim chiền chiện vang vọng giữa không khung, nơi rộng khoảng không gian ngày càng cao và xa hơn. Tiếng hót ấy được sử dụng biện pháp chuyển đổi cảm giác, cô đọng lại thành giọt nước long lanh, được tác giả năng niu hứng lấy. Chính hành động ấy đã thể hiện được tình cảm nâng niu, quý trọng của nhà thơ dành cho cảnh đẹp thiên nhiên đất nước.
Viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu nêu cảm nhận về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ – Mẫu 15
Đọc bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải, em thích nhất là khổ thơ cuối. Câu thơ đầu là lời độc thoại của tác giả, với tình yêu dành cho mùa xuân, dành cho quê hương đất nước, ông đã cất lên lời ca tiếng hát từ tận đáy lòng mình. Lời hát ấy được thể hien ẹ bằng giao điệu dân ca ngọt ngào xứ Huế – một nét văn hóa quý báu vẫn được bảo tồn mặc sức hao mòn của thời gian. Lời ca ngọt ngào, quen thuộc mà sâu lắng ấy, chở theo niềm yêu thương và tự hào về quê hương, văn hóa đất nước của tác giả bay cao, bay xa hơn. Câu thơ cuối với nhịp phách tiền đã tạo nên nhịp điệu vang vọng, văng vẳng, ngân mãi trong không gian, tựa như tình cảm của nhà thơ mãi dâng trào, triền miên không dứt. Khổ cuối bài thơ, đã trở thành một cánh cổng rộng mở dẫn người đọc đến với một miền tương lai đầy hứa hẹn của mùa xuân quê hương, bởi những trái tim luôn khát khao cống hiến.
**************
Trên đây là 15 bài mẫu Viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu nêu cảm nhận về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ. Hy vọng sẽ giúp các em hoàn thành tốt bài tập cô giao trên lớp. Còn rất nhiều bài văn mẫu hay khác được THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn mỗi ngày. Mời các em tham khảo thêm nhé.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục