Vật lý 9 bài 24: Từ trường trong ống dây, Cách vận dụng Quy tắc Nắm tay phải xác định chiều Đường sức từ. Bài các học trước các em đã biết Đường sức từ biểu diễn từ trường của thanh nam châm. Vậy từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua được biểu diễn như thế nào?
Để giải đáp câu hỏi này, chúng ta cùng tìm hiểu từ phổ và đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua. Cách vận dụng quy tắc nắm tay phải để xác định chiều của đường sức từ của ống dây có dòng điện qua bài viết dưới đây.
I. Từ phổ, đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua
– Phần từ phổ ở bên ngoài ống dây có dòng điện chạy qua giống từ phổ bên ngoài của 1 thanh nam châm thẳng
– Đường sức từ ở bên ngoài ống dây có dòng điện chay qua là những đường cong khép kín, bên trong lòng ống dây cũng có các đường sức từ được sắp xếp gần như song song với nhau.
– Giống như thanh nam châm, tại hai đầu ống dây, các đường sức từ có chiều cùng đi vào một đầu và cùng đi ra ở đầu kia. Đầu có các đường sức từ đi ra gọi là cực Bắc, đầu có các đường sức từ đi vào gọi là cực Nam.
II. Quy tắc nắm tay phải
1. Chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua phụ thuộc vào yếu tố nào
– Chiều đường sức từ của ống dây phụ thuộc vào chiều của dòng điện chạy qua ống dây.
2. Quy tắc nắm tay phải xác định chiều đường sức từ trong ống dây
– Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.
III. Bài tập vận dụng quy tắc nắm tay phải, từ trường trong ống dây
* Câu C1 trang 65 SGK Vật Lý 9: So sánh với từ phổ của thanh nam châm và cho biết chúng có giống nhau, khác nhau.
° Lời giải câu C1 trang 65 SGK Vật Lý 9:
– Giống nhau: Bên ngoài giống với từ phổ của thanh nam châm.
– Khác nhau: Trong lòng ống dây có các đường mạt sắt được sắp xếp gần như song song với nhau.
* Câu C2 trang 65 SGK Vật Lý 9: Nhận xét về hình dạng của các đường sức từ.
° Lời giải câu C2 trang 65 SGK Vật Lý 9:
– Đường sức từ của ống dây tạo thành những đường cong khép kín.
+ Bên trong ống dây là các đường thẳng gần như song song cách đều nhau dọc theo trục của ống dây
+ Bên ngoài ống dây là các đường cong đi từ đầu này đến đầu kia của hai đầu ống dây.
* Câu C3 trang 65 SGK Vật Lý 9: Cho nhận xét về chiều của đường sức từ ở hai đầu ống dây so với chiều của các đường sức từ ở hai cực của thanh nam châm.
° Lời giải câu C3 trang 65 SGK Vật Lý 9:
– Các đường sức từ tại hai đầu ống dây đi ra ở đầu này và đi vào ở đầu kia cũng giống như đường sức của thanh nam châm. Đường sức đi ra từ cực Bắc và đi vào ở cực Nam của ống dây.
* Câu C4 trang 67 SGK Vật Lý 9: Cho ống AB có dòng điện chạy qua. Một nam châm thử đặt ở đầu B của ống dây, khi đứng yên nằm đình hướng như hình 24.4 SGK. Hãy xác định tên các từ cực của ống dây.° Lời giải câu C4 trang 67 SGK Vật Lý 9:
– Đầu B là cực Bắc, đầu A là cực Nam.
* Câu C5 trang 67 SGK Vật Lý 9: Trên hình 24.5 SGK có một kim nam châm bị vẽ sai chiều. Hãy chỉ ra đó là kim nam châm nào và vẽ lại cho đúng. Dùng quy tắc nắm tay phải xác định chiều dòng điện chạy qua các vòng dây.° Lời giải câu C5 trang 67 SGK Vật Lý 9:
– Quy tắc nắm tay phải: Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.
⇒ Vậy dòng điện trong ống dây có chiều đi ra ở đầu dây B.
– Đầu B của cuộn dây là cực Bắc, đầu A là cực Nam.
– Kim số 5 bị vẽ sai chiều, vẽ lại như đúng như sau:
* Câu C6 trang 67 SGK Vật Lý 9: Hình 24.6 SGK cho biết chiều dòng điện chạy qua các vòng dây. Hãy dùng quy tắc nắm tay phải xác định tên các từ cực của ông dây.
° Lời giải câu C6 trang 67 SGK Vật Lý 9:
– Theo quy tắc nắm tay phải ta sẽ xác định được: Đầu B của cuộn dây là cực Nam, đầu A là cực Bắc.
Hy vọng với bài viết về Từ trường trong ống dây, Cách vận dụng Quy tắc Nắm tay phải xác định chiều Đường sức từ ở trên hữu ích cho các em. Mọi góp ý và thắc mắc các em vui lòng để lại bình luận dưới bài viết để THPT Ngô Thì Nhậm ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tập tốt.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục